Bồi dưỡng tập huấn khai thác tài nguyên giáo dục mở

Thứ hai - 23/12/2019 03:55
Trong hai ngày 21 và 22/12/2019, Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh đã phối hợp cùng Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam tổ chức lớp Bồi dưỡng về tài nguyên giáo dục mở cho cán bộ, giảng viên Nhà trường.
Bồi dưỡng tập huấn khai thác tài nguyên giáo dục mở

        Trao đổi các vấn đề về tài nguyên giáo dục mở là chuyên gia Lê Trung Nghĩa - Thành viên Ban tư vấn phát triển giáo dục của Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam. Về phía lãnh đạo Nhà trường có TS. Nguyễn Thế Vĩnh - Phó Hiệu trưởng Nhà trường cùng toàn thể các học viên tham gia lớp học.

       Phát biểu khai mạc, TS. Nguyễn Thế Vĩnh – Phó hiệu trưởng Nhà trường, hy vọng sau khi hoàn thành khóa bồi dưỡng về tài nguyên giáo dục mở, mỗi thành viên sẽ là những hạt nhân, nhân rộng được những tri thức tiếp nhận từ đó đề xuất các giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên giáo dục mở có sẵn của Nhà trường.
 

 

            Tài nguyên giáo dục mở được xem như là một giải pháp hữu hiệu; giúp các trường Đại học, Cao đẳng khắc phục tình trạng thiếu hụt nguồn tài liệu có chất lượng đáp ứng yêu cầu dạy và học. Khoá bồi dưỡng về tài nguyên giáo dục mở đã đem đến cho học viên những nội dung ý nghĩa, mở ra một không gian tư duy mới so với trước đây. Việc tự do chia sẻ, tái đầu tư và tự do đóng góp tài nguyên sẽ giúp giảng viên dễ dàng cập nhật, nâng cao được kiến thức trong nghiên cứu và giảng dạy. Đồng thời, học liệu mở cũng sẽ tạo ra thói quen tự học, tự đọc, tự nghiên cứu và tăng cường sự sáng tạo đối với sinh viên.
 

 

            Thông qua lớp đào tạo, bồi dưỡng; đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường sẽ nắm bắt được tổng quan về Tài nguyên giáo dục mở, hệ thống giấy phép của thế giới mở; Khai thác tài nguyên giáo dục mở; Khía cạnh tài chính và mô hình kinh doanh của tài nguyên giáo dục mở trên thế giới; Cấp phép mở bằng công cụ chọn/sinh giấy phép; Chia sẻ tài nguyên được cấp phép mở trên internet; Khai thác tài nguyên giáo dục mở qua việc tạo video sạch về bản quyển; Tìm kiếm và tải về sử dụng nội dung được cấp phép mở; Tạo lập, tùy biến, sửa đổi, pha trộn các công cụ văn bản, hình ảnh, âm thanh, video.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn