Trung tâm thông tin Thư viện với công tác phát triển nguồn học liệu phục vụ đào tạo theo học chế tín chỉ của nhà trường
1. Sự cần thiết phải phát triển nguồn học liệu
Để đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế, đòi hỏi phải có nguồn nhân lực được đào tạo có chất lượng. Hệ thống giáo dục Việt Nam đang có sự chuyển biến mạnh mẽ, đặc biệt công cuộc đổi mới giáo dục đại học là yêu cầu cấp thiết hiện nay. Việc chuyển đổi từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ được coi là một bước đi quan trọng trong tiến trình đổi mới đào tạo tại các trường đại học ở Việt Nam, trong đó có trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh. Một trong những sự khác biệt giữa đào tạo tín chỉ với đào tạo niên chế có tính chất quyết định, đó là: việc giảm bớt giờ lên lớp và tăng giờ tự học, tăng tính chủ động cho sinh viên, giúp sinh viên sáng tạo tư duy trong học tập. Để thực hiện tốt được các yêu cầu của đào tạo tín chỉ, đòi hỏi nhà trường cần phải chuẩn bị thật tốt từ cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng, trang thiết bị, đội ngũ, nguồn tài chính,...ngoài các yêu cầu trên, một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn tới chất lượng đào tạo theo học chế tín chỉ là hiệu quả của hoạt động thông tin - thư viện. Theo quyết định số 31/2001 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngoài những điều kiện về chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, các cơ sở đào tạo phải có điều kiện về học liệu: “có đủ sách tham khảo, tài liệu học tập”. Công tác phát triển nguồn học liệu là một trong các điều kiện để thực hiện tốt phương thức đào tạo theo tín chỉ. Thuật ngữ nguồn học liệu sử dụng ở đây, được hiểu là các loại nguồn thông tin sử dụng để phục vụ quá trình đào tạo và nghiên cứu khoa học trong nhà trường.
Trong phương thức đào tạo tín chỉ, đối với sinh viên, ngoài những nhiệm vụ chung, các nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động chuẩn bị học liệu để hoàn thành giờ tín chỉ được thể hiện trong các nội dung:
- Giờ lý thuyết: Lập kế hoạch chi tiết để thực hiện tất cả các nhiệm vụ đối với từng giờ học mà giảng viên giao: Tìm, đọc, ghi chép những tài liệu liên quan...
- Giờ thảo luận: Nhận nội dung, vấn đề nghiên cứu, mở rộng, đi sâu vào bản chất, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, chuẩn bị bài trình bày theo sự phân công...
- Giờ hoạt động theo nhóm: Nhóm trưởng lên kế hoạch phân công cho từng thành viên với nhiệm vụ, thời gian hoàn thành, nguồn tài liệu tham khảo...
- Giờ thực hành, thực tập, thí nghiệm: Làm bài, viết báo cáo thực hành, thực tập...
- Giờ tự học, tự nghiên cứu: Nhận từ giảng viên cung cấp các tài liệu và địa chỉ tìm tài liệu tối thiểu để đọc, nghiên cứu (sinh viên phải được sự chỉ giúp của giảng viên cách tìm kiếm theo cấu trúc kiến thức bài học, cụ thể đến từng chương, mục, trang... của các học liệu).
Để giúp sinh viên thực hiện tốt được các nhiệm vụ trên, giảng viên cũng cần phải chuẩn bị các học liệu bổ trợ cho môn học đã thu thập được hoặc có minh chứng là sinh viên có thể tiếp cận được (chỉ ra cho sinh viên biết được địa chỉ lưu trữ các tài liệu này...)
Như vậy, nguồn học liệu là rất cần thiết cho phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ. Vấn đề là ở chỗ, thư viện của mỗi Nhà trường cần phải có các giải pháp để đảm bảo nguồn học liệu trước yêu cầu mới của phương thức đào tạo này.
Thực tế, từ trước tới nay, khi đào tạo theo niên chế, sinh viên vẫn phải có giáo trình để học, nhưng không phải là bắt buộc, thậm chí sinh viên chỉ cần học theo bài ghi ở trên lớp là có thể đạt kết quả qua các kỳ thi. Song, với đào tạo theo tín chỉ thì yêu cầu mượn và đọc tài liệu là bắt buộc, do phương pháp dạy và học mới qui định (theo các nhiệm vụ của sinh viên khi hoàn thành giờ tín chỉ đã nêu ở phần trên). Nguồn học liệu sẽ được phát triển rộng hơn, bao gồm cả các bài giảng của giảng viên ở dạng giấy và dạng file điện tử.
2. Thực trạng về công tác phát triển nguồn học liệu của nhà trường
Trong xu thế chung, trường Đại học công nghiệp Quảng Ninh, cũng đang tích cực thực hiện tiến trình chuyển đổi từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ. Để phục vụ đào tạo theo tín chỉ, đòi hỏi hoạt động của trung tâm Thông tin - Thư viện nhà trường phải có sự đổi mới mạnh mẽ, phải xây dựng lộ trình phát triển hoạt động thông tin - thư viện theo hướng hiện đại, để phát triển thành thư viện điện tử.
Nguồn vốn học liệu của thư viện Nhà trường, hiện có: xấp xỉ 6.000 đầu sách; trên 70.000 bản sách. Trong đó, số lượng giáo trình nội bộ do Nhà trường tự biên soạn, hiện có: 84 đầu sách; (21 đầu sách - trước năm 2000; 63 đầu sách mới bổ sung - tính đến giữa năm 2011); cơ sở dữ liệu điện tử mới chỉ có được phần tóm tắt nội dung của cuốn sách - biên mục theo phần mềm quản lý thư viện Ilipme.
So với đánh giá kiểm định chất lượng thư viện của một trường đại học thì nguồn vốn học liệu trên còn rất hạn chế, đặc biệt hiện nay Nhà trường bắt đầu triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ, từ khoá tuyển sinh năm 2011 thì việc bổ sung đủ giáo trình, bài giảng bản in hoặc bản file điện tử làm tài liệu học tập cho HS-SV là rất cấp thiết.
3. Một số giải pháp để phát triển nguồn học liệu của nhà trường
Dưới đây tác giả xin trình bày một số các giải pháp cơ bản nhằm giúp thư viện Nhà trường phát triển nguồn học liệu phục vụ tốt phương thức đào tạo theo tín chỉ:
3.1. Đổi mới chính sách phát triển nguồn học liệu
Công tác bổ sung tài liệu (bao gồm cả tài liệu in trên giấy và tài liệu điện tử) phải sát với từng đề cương môn học theo tín chỉ trong chương trình giáo dục đã được nhà trường thông qua. Trong từng đề cương bài giảng theo tín chỉ, giảng viên đã đưa ra danh mục tài liệu bắt buộc sinh viên đọc và danh mục tài liệu yêu cầu tham khảo. Đây chính là căn cứ rất quan trọng cho thư viện xây dựng kế hoạch bổ sung tài liệu. Trong quá trình thực hiện công tác bổ sung học liệu, phải đặc biệt chú ý đến việc phát triển nguồn giáo trình mà sinh viên bắt buộc phải đọc.
Khi Thư viện nhà trường đã phát triển được nguồn học liệu, thì vấn đề bản quyền tác giả trong việc sử dụng học liệu cũng cần được chú trọng và phải được thể chế hóa bằng các qui định của nhà trường...
3.2. Áp dụng các chuẩn nghiệp vụ tiên tiến trong xử lý tài liệu
Trong việc quản lý và phục vụ học liệu, cần áp dụng các chuẩn nghiệp vụ tiên tiến trong xử lý tài liệu như phân loại theo hệ thống phân loại thập phân DDC (Deway Decimal Classificaiton System - Là một hệ thống công cụ dùng để sắp xếp các tài liệu thư viện trên giá sách cho có hệ thống); biên mục mô tả theo MARC21(Machine Readable Cataloging - Biên mục máy đọc được) và trong tổ chức kho tài liệu, để tiến tới có thể phục vụ liên thông giữa các thư viện đại học trong tương lai gần. Đổi mới quản lý học liệu theo môn học/ngành học (theo truyền thống thì quản lý theo môn loại), để đáp ứng được yêu cầu quản lý tài liệu theo các ngành đào tạo trong nhà trường. Mặt khác, theo yêu cầu của kiểm định chất lượng đào tạo đại học, đặc biệt là theo Thông tư số 04/2011/TT-BGDĐT ngày 28/01/2011 và có hiệu lực thi hành từ ngày 15/3/2011, về việc “Ban hành qui định việc biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình giáo dục đại học”, tại điều 5. Sử dụng giáo trình, đã qui định rõ: “Cơ sở giáo dục đại học tổ chức biên soạn hoặc lựa chọn giáo trình để sử dụng, đảm bảo mỗi môn học có ít nhất một giáo trình phục vụ công tác giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên; Các giáo trình đã xuất bản, cơ sở giáo dục đại học có thể bán, cho thuê, cho mượn...để phục vụ giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên...”.Nếu quản lý theo hình thức thống kê theo ký hiệu phân loại thông thường sẽ không đáp ứng được yêu cầu này. Còn theo yêu cầu của đào tạo tín chỉ, thư viện phải chỉ ra nguồn học liệu bắt buộc đọc và tài liệu tham khảo cho từng môn học thì kỹ thuật biên mục theo nội dung thông thường không áp dụng được. Do vậy, để quản lý được nguồn học liệu phục vụ đào tạo theo tín chỉ, thư viện nhà trường cần phải xây dựng được cơ sở dữ liệu môn học, gồm những thông tin thư mục về tài liệu có trong thư viện cho giảng viên và sinh viên sử dụng. Muốn thế, bên cạnh kí hiệu phân loại theo kỹ thuật thông thường, cần phải nghiên cứu xây dựng một bảng ký hiệu thể hiện từng môn học trong nhà trường, để khi tiến hành biên mục sẽ phân loại tài liệu theo ký hiệu môn học luôn, vấn đề biên mục theo cách này sẽ rất thuận lợi cho công tác quản lý và phục vụ học liệu cho đào tạo theo tín chỉ.
3.3. Đổi mới hình thức phục vụ học liệu
Để thực hiện tốt hoạt động này, thư viện cần phải nắm vững kế hoạch đào tạo của các Khoa; Lịch học của từng môn học để có kế hoạch đáp ứng tài liệu kịp thời, chủ động trong việc đảm bảo học liệu cho giảng viên và sinh viên, xu thế chuyển đổi từ hình thức phục vụ thụ động “Những tài liệu thư viện có” sang hình thức chủ động “Phục vụ tài liệu theo yêu cầu bạn đọc”.Ngoài ra, cần phải đa dạng hóa các hình thức phục vụ; Tăng cường thời gian phục vụ (không còn phục vụ sinh viên theo giờ hành chính, mà thay đổi phân công nhân viên làm việc theo ca, đảm bảo phục vụ trong với thời gian suốt cả ngày).
ThS. Đào Bích Lan - GĐ Trung tâm TT-TV
Để đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế, đòi hỏi phải có nguồn nhân lực được đào tạo có chất lượng. Hệ thống giáo dục Việt Nam đang có sự chuyển biến mạnh mẽ, đặc biệt công cuộc đổi mới giáo dục đại học là yêu cầu cấp thiết hiện nay. Việc chuyển đổi từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ được coi là một bước đi quan trọng trong tiến trình đổi mới đào tạo tại các trường đại học ở Việt Nam, trong đó có trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh. Một trong những sự khác biệt giữa đào tạo tín chỉ với đào tạo niên chế có tính chất quyết định, đó là: việc giảm bớt giờ lên lớp và tăng giờ tự học, tăng tính chủ động cho sinh viên, giúp sinh viên sáng tạo tư duy trong học tập. Để thực hiện tốt được các yêu cầu của đào tạo tín chỉ, đòi hỏi nhà trường cần phải chuẩn bị thật tốt từ cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng, trang thiết bị, đội ngũ, nguồn tài chính,...ngoài các yêu cầu trên, một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn tới chất lượng đào tạo theo học chế tín chỉ là hiệu quả của hoạt động thông tin - thư viện. Theo quyết định số 31/2001 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngoài những điều kiện về chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, các cơ sở đào tạo phải có điều kiện về học liệu: “có đủ sách tham khảo, tài liệu học tập”. Công tác phát triển nguồn học liệu là một trong các điều kiện để thực hiện tốt phương thức đào tạo theo tín chỉ. Thuật ngữ nguồn học liệu sử dụng ở đây, được hiểu là các loại nguồn thông tin sử dụng để phục vụ quá trình đào tạo và nghiên cứu khoa học trong nhà trường.
Trong phương thức đào tạo tín chỉ, đối với sinh viên, ngoài những nhiệm vụ chung, các nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động chuẩn bị học liệu để hoàn thành giờ tín chỉ được thể hiện trong các nội dung:
- Giờ lý thuyết: Lập kế hoạch chi tiết để thực hiện tất cả các nhiệm vụ đối với từng giờ học mà giảng viên giao: Tìm, đọc, ghi chép những tài liệu liên quan...
- Giờ thảo luận: Nhận nội dung, vấn đề nghiên cứu, mở rộng, đi sâu vào bản chất, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, chuẩn bị bài trình bày theo sự phân công...
- Giờ hoạt động theo nhóm: Nhóm trưởng lên kế hoạch phân công cho từng thành viên với nhiệm vụ, thời gian hoàn thành, nguồn tài liệu tham khảo...
- Giờ thực hành, thực tập, thí nghiệm: Làm bài, viết báo cáo thực hành, thực tập...
- Giờ tự học, tự nghiên cứu: Nhận từ giảng viên cung cấp các tài liệu và địa chỉ tìm tài liệu tối thiểu để đọc, nghiên cứu (sinh viên phải được sự chỉ giúp của giảng viên cách tìm kiếm theo cấu trúc kiến thức bài học, cụ thể đến từng chương, mục, trang... của các học liệu).
Để giúp sinh viên thực hiện tốt được các nhiệm vụ trên, giảng viên cũng cần phải chuẩn bị các học liệu bổ trợ cho môn học đã thu thập được hoặc có minh chứng là sinh viên có thể tiếp cận được (chỉ ra cho sinh viên biết được địa chỉ lưu trữ các tài liệu này...)
Như vậy, nguồn học liệu là rất cần thiết cho phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ. Vấn đề là ở chỗ, thư viện của mỗi Nhà trường cần phải có các giải pháp để đảm bảo nguồn học liệu trước yêu cầu mới của phương thức đào tạo này.
Thực tế, từ trước tới nay, khi đào tạo theo niên chế, sinh viên vẫn phải có giáo trình để học, nhưng không phải là bắt buộc, thậm chí sinh viên chỉ cần học theo bài ghi ở trên lớp là có thể đạt kết quả qua các kỳ thi. Song, với đào tạo theo tín chỉ thì yêu cầu mượn và đọc tài liệu là bắt buộc, do phương pháp dạy và học mới qui định (theo các nhiệm vụ của sinh viên khi hoàn thành giờ tín chỉ đã nêu ở phần trên). Nguồn học liệu sẽ được phát triển rộng hơn, bao gồm cả các bài giảng của giảng viên ở dạng giấy và dạng file điện tử.
2. Thực trạng về công tác phát triển nguồn học liệu của nhà trường
Trong xu thế chung, trường Đại học công nghiệp Quảng Ninh, cũng đang tích cực thực hiện tiến trình chuyển đổi từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ. Để phục vụ đào tạo theo tín chỉ, đòi hỏi hoạt động của trung tâm Thông tin - Thư viện nhà trường phải có sự đổi mới mạnh mẽ, phải xây dựng lộ trình phát triển hoạt động thông tin - thư viện theo hướng hiện đại, để phát triển thành thư viện điện tử.
Nguồn vốn học liệu của thư viện Nhà trường, hiện có: xấp xỉ 6.000 đầu sách; trên 70.000 bản sách. Trong đó, số lượng giáo trình nội bộ do Nhà trường tự biên soạn, hiện có: 84 đầu sách; (21 đầu sách - trước năm 2000; 63 đầu sách mới bổ sung - tính đến giữa năm 2011); cơ sở dữ liệu điện tử mới chỉ có được phần tóm tắt nội dung của cuốn sách - biên mục theo phần mềm quản lý thư viện Ilipme.
So với đánh giá kiểm định chất lượng thư viện của một trường đại học thì nguồn vốn học liệu trên còn rất hạn chế, đặc biệt hiện nay Nhà trường bắt đầu triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ, từ khoá tuyển sinh năm 2011 thì việc bổ sung đủ giáo trình, bài giảng bản in hoặc bản file điện tử làm tài liệu học tập cho HS-SV là rất cấp thiết.
3. Một số giải pháp để phát triển nguồn học liệu của nhà trường
Dưới đây tác giả xin trình bày một số các giải pháp cơ bản nhằm giúp thư viện Nhà trường phát triển nguồn học liệu phục vụ tốt phương thức đào tạo theo tín chỉ:
3.1. Đổi mới chính sách phát triển nguồn học liệu
Công tác bổ sung tài liệu (bao gồm cả tài liệu in trên giấy và tài liệu điện tử) phải sát với từng đề cương môn học theo tín chỉ trong chương trình giáo dục đã được nhà trường thông qua. Trong từng đề cương bài giảng theo tín chỉ, giảng viên đã đưa ra danh mục tài liệu bắt buộc sinh viên đọc và danh mục tài liệu yêu cầu tham khảo. Đây chính là căn cứ rất quan trọng cho thư viện xây dựng kế hoạch bổ sung tài liệu. Trong quá trình thực hiện công tác bổ sung học liệu, phải đặc biệt chú ý đến việc phát triển nguồn giáo trình mà sinh viên bắt buộc phải đọc.
Khi Thư viện nhà trường đã phát triển được nguồn học liệu, thì vấn đề bản quyền tác giả trong việc sử dụng học liệu cũng cần được chú trọng và phải được thể chế hóa bằng các qui định của nhà trường...
3.2. Áp dụng các chuẩn nghiệp vụ tiên tiến trong xử lý tài liệu
Trong việc quản lý và phục vụ học liệu, cần áp dụng các chuẩn nghiệp vụ tiên tiến trong xử lý tài liệu như phân loại theo hệ thống phân loại thập phân DDC (Deway Decimal Classificaiton System - Là một hệ thống công cụ dùng để sắp xếp các tài liệu thư viện trên giá sách cho có hệ thống); biên mục mô tả theo MARC21(Machine Readable Cataloging - Biên mục máy đọc được) và trong tổ chức kho tài liệu, để tiến tới có thể phục vụ liên thông giữa các thư viện đại học trong tương lai gần. Đổi mới quản lý học liệu theo môn học/ngành học (theo truyền thống thì quản lý theo môn loại), để đáp ứng được yêu cầu quản lý tài liệu theo các ngành đào tạo trong nhà trường. Mặt khác, theo yêu cầu của kiểm định chất lượng đào tạo đại học, đặc biệt là theo Thông tư số 04/2011/TT-BGDĐT ngày 28/01/2011 và có hiệu lực thi hành từ ngày 15/3/2011, về việc “Ban hành qui định việc biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình giáo dục đại học”, tại điều 5. Sử dụng giáo trình, đã qui định rõ: “Cơ sở giáo dục đại học tổ chức biên soạn hoặc lựa chọn giáo trình để sử dụng, đảm bảo mỗi môn học có ít nhất một giáo trình phục vụ công tác giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên; Các giáo trình đã xuất bản, cơ sở giáo dục đại học có thể bán, cho thuê, cho mượn...để phục vụ giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên...”.Nếu quản lý theo hình thức thống kê theo ký hiệu phân loại thông thường sẽ không đáp ứng được yêu cầu này. Còn theo yêu cầu của đào tạo tín chỉ, thư viện phải chỉ ra nguồn học liệu bắt buộc đọc và tài liệu tham khảo cho từng môn học thì kỹ thuật biên mục theo nội dung thông thường không áp dụng được. Do vậy, để quản lý được nguồn học liệu phục vụ đào tạo theo tín chỉ, thư viện nhà trường cần phải xây dựng được cơ sở dữ liệu môn học, gồm những thông tin thư mục về tài liệu có trong thư viện cho giảng viên và sinh viên sử dụng. Muốn thế, bên cạnh kí hiệu phân loại theo kỹ thuật thông thường, cần phải nghiên cứu xây dựng một bảng ký hiệu thể hiện từng môn học trong nhà trường, để khi tiến hành biên mục sẽ phân loại tài liệu theo ký hiệu môn học luôn, vấn đề biên mục theo cách này sẽ rất thuận lợi cho công tác quản lý và phục vụ học liệu cho đào tạo theo tín chỉ.
3.3. Đổi mới hình thức phục vụ học liệu
Để thực hiện tốt hoạt động này, thư viện cần phải nắm vững kế hoạch đào tạo của các Khoa; Lịch học của từng môn học để có kế hoạch đáp ứng tài liệu kịp thời, chủ động trong việc đảm bảo học liệu cho giảng viên và sinh viên, xu thế chuyển đổi từ hình thức phục vụ thụ động “Những tài liệu thư viện có” sang hình thức chủ động “Phục vụ tài liệu theo yêu cầu bạn đọc”.Ngoài ra, cần phải đa dạng hóa các hình thức phục vụ; Tăng cường thời gian phục vụ (không còn phục vụ sinh viên theo giờ hành chính, mà thay đổi phân công nhân viên làm việc theo ca, đảm bảo phục vụ trong với thời gian suốt cả ngày).
ThS. Đào Bích Lan - GĐ Trung tâm TT-TV
Từ khóa: hiện nay, đại học, đào tạo, tín chỉ, yêu cầu, quan trọng, quyết định, công nghiệp, quảng ninh, nhân lực, phát triển, giáo dục, đặc biệt, quốc tế, tính chất, cần thiết, hệ thống, mạnh mẽ, học chế, tiến trình, khác biệt
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn