Một số vấn đề về xây dựng giá trị văn hóa học đường trong trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh
Văn hoá học đường - một thuật ngữ còn khá mới mẻ với chúng ta, là một phạm trù khoa học. Mỗi nhà trường cần có văn hóa học đường của mình. Thực tiễn đã chứng minh tác dụng tích cực của văn hoá học đường, đó là chống lại văn hoá độc hại, tiêu cực. Mục tiêu chung nhất của văn hoá học đường là xây dựng trường học lành mạnh - cơ sở quan trọng để đảm bảo chất lượng giáo dục và đào tạo. Văn hoá học đường vừa là nội dung và cũng là mục tiêu của giáo dục - đào tạo. Vấn đề đặt ra trong nhà trường là làm sao chuyển vốn học vấn thành vốn văn hoá; từ tri thức, kỹ năng sang thái độ, giá trị, nhân cách - điều thông thường này nói là dạy chữ, dạy nghề, dạy người. Tiến hành giáo dục trước hết và cuối cùng là nhằm phát triển con người, hình thành ở mỗi người nhân cách văn hoá, đòi hỏi một môi trường giáo dục tương ứng mà bây giờ gọi là “văn hoá học đường”.
Từ khóa: quan trọng, xây dựng, cơ sở, nhà trường, chứng minh, khoa học, văn hoá, đảm bảo, tích cực, thực tiễn, tác dụng, mục tiêu, mới mẻ, trường học, độc hại, lành mạnh, học đường, thuật ngữ, phạm trù, tiêu cực
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn