Giải pháp thủy tĩnh cho trục chính máy công cụ gia công tinh ở Việt Nam

Giải pháp thủy tĩnh cho trục chính máy công cụ gia công tinh ở Việt Nam

 03:36 27/11/2018

Ngành chế tạo máy ở Việt Nam vẫn sử dụng các dòng máy công cụ do Liên Xô sản suất nửa cuối thế kỉ 20, do đặc điểm là chắc chắn, ổn định, gia công cắt gọt đảm bảo độ chính xác cần thiết.Tuy nhiên các máy này thường sử dụng ổ thủy động cho trục chính, đặc điểm của bôi trơn thủy động là quỹ đạo tâm trục thay đổi phụ thuộc vào tốc độ và tải trọng tác dụng điều này gây khó khăn cho việc ổn định và nâng cao chất lượng chi tiết gia công tinh theo yêu cầu của công nghiệp hiện nay. Mặt khác, theo thời gian sử dụng nên khả năng tải cũng như độ ổn định tâm trục, rung động trục chính các máy này chất lượng gia công không còn được như ban đầu do đó phương án nâng cấp cụm ổ thủy tĩnh thay cụm ổ thủy động trên trục chính máy công cụ gia công tinh là cần thiết, tận dụng được thiết bị mà vẫn đáp ứng được yêu cầu gia công. Vì vậy, cần thiết phải nghiên cứu, tính toán lựa chọn được bộ thông số thủy tĩnh phù hợp cho cụm ổ và trình độ gia công ổ thủy tĩnh.

Ứng dụng phần mềm EMTP/ATP nghiên cứu ảnh hưởng của hiện tượng sóng sét lan truyền trong lưới trung áp

Ứng dụng phần mềm EMTP/ATP nghiên cứu ảnh hưởng của hiện tượng sóng sét lan truyền trong lưới trung áp

 20:19 01/02/2018

Trong mạng điện trung áp 35 kV, khi sét đánh vào đường dây sẽ lan truyền theo đường dây vào trạm biến áp dẫn đến quá điện áp và có thể xảy ra hiện tượng phóng điện phá hủy cách điện chuỗi sứ, cách điện trong máy biến áp, gây nên hậu quả nghiêm trọng. Để khắc phục các sự cố do sét đánh, trong thiết kế vận hành người ta thường treo dây chống sét ở đoạn đường dây (1-2 km) gần trạm biến áp và lắp đặt chống sét van bảo vệ đường dây.
Việc ứng dụng phần mềm EMTP/ATP để mô phỏng các phần tử đường dây, máy biến áp, nguồn sét, đưa ra kết quả là các đồ thị quá điện áp chứng minh một cách trực quan tác hại của sét cũng như tác dụng của việc treo dây chống sét và sử dụng chống sét van.

Một số vấn đề về xây dựng giá trị văn hóa học đường trong trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh

Một số vấn đề về xây dựng giá trị văn hóa học đường trong trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh

 22:14 15/03/2016

Văn hoá học đường - một thuật ngữ còn khá mới mẻ với chúng ta, là một phạm trù khoa học. Mỗi nhà trường cần có văn hóa học đường của mình. Thực tiễn đã chứng minh tác dụng tích cực của văn hoá học đường, đó là chống lại văn hoá độc hại, tiêu cực. Mục tiêu chung nhất của văn hoá học đường là xây dựng trường học lành mạnh - cơ sở quan trọng để đảm bảo chất lượng giáo dục và đào tạo. Văn hoá học đường vừa là nội dung và cũng là mục tiêu của giáo dục - đào tạo. Vấn đề đặt ra trong nhà trường là làm sao chuyển vốn học vấn thành vốn văn hoá; từ tri thức, kỹ năng sang thái độ, giá trị, nhân cách - điều thông thường này nói là dạy chữ, dạy nghề, dạy người. Tiến hành giáo dục trước hết và cuối cùng là nhằm phát triển con người, hình thành ở mỗi người nhân cách văn hoá, đòi hỏi một môi trường giáo dục tương ứng mà bây giờ gọi là “văn hoá học đường”.

Sử dụng tổng hợp đá thải sau sản xuất than

Sử dụng tổng hợp đá thải sau sản xuất than

 02:14 12/12/2014

Đá thải sau sản xuất than (Đá thải), là sản phẩm xít thải trong quá trình khai thác và gia công chế biến than. Đá thải chiếm khoảng 15-20% sản lượng khai thác và gia công chế biến than. Đá thải sau khi khai thác và gia công chế biến thường được tích đống hoặc lấp biển; dưới tác dụng của thời gian, mưa gió, ánh nắng mặt trời…, mà tạo ra một lượng lớn: cát bụi, nước có tính axit và có chứa các ion kim loại nặng… gây ô nhiễm môi trường khí quyển, môi trường nước, môi trường đất, đặc biệt gây nguy hại đến sức khỏe của con người. Hơn nữa, nếu đá thải không được sử dụng một cách hiệu quả sẽ gây lãng phí tài nguyên, do đó cần nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp, phương pháp sử dụng một cách tổng hợp nguồn tài nguyên khoáng sản này.

Định hướng thúc đẩy phong trào nghiên cứu khoa học của sinh viên ở trường ĐHCN Quảng Ninh

Định hướng thúc đẩy phong trào nghiên cứu khoa học của sinh viên ở trường ĐHCN Quảng Ninh

 04:43 18/06/2014

Nghiên cứu khoa học là một hình thức tổ chức dạy học đặc thù ở đại học có tác dụng giúp sinh viên chủ động học tập, tìm tòi sáng tạo, vừa nắm vững tri thức mới, vừa luyện tập vận dụng các phương pháp nhận thức mới, đồng thời rèn luyện thói quen, ý chí và hình thành các kỹ năng nghiên cứu khoa học, nó có tác dụng rất lớn đến quá trình và kết quả học tập của sinh viên. Đây là những lợi ích thiết thực mà nghiên cứu khoa học mang lại cho sinh viên. Ở trường ĐHCN Quảng Ninh hiện nay có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của phong trào sinh viên nghiên cứu khoa học như sinh viên có lòng đam mê, hứng thú với tri thức khoa học; mong muốn tìm tòi và lĩnh hội tri thức khoa học mới, sáng tạo những thành tựu khoa học mới; nhà trường có chính sách rộng mở và khuyến khích sinh viên khi tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học; đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn và nhiệt huyết có đủ khả năng hướng dẫn và định hướng cho sinh viên với các đề tài nghiên cứu, các công trình khoa học. Tuy nhiên, hiện nay việc tổ chức đưa sinh viên vào hoạt động Nghiên cứu khoa học ở trường ĐHCN Quảng Ninh còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Đa phần sinh viên còn thiếu nhiều kiến thức, kỹ năng cơ bản để có thể tiến hành nghiên cứu khoa học, bản thân sinh viên còn lúng túng trong việc lựa chọn và thực hiện các hoạt động nghiên cứu cụ thể. Về phía nhà trường còn thiếu các văn bản quy định và các hoạt động hướng dẫn cho việc nghiên cứu của sinh viên thêm vào đó là hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ cho sinh viên nghiên cứu khoa học còn thiếu thốn. Về phía giáo viên thì năng lực chuyên môn và kinh nghiệm hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học còn thiếu và còn yếu. Vì vậy về phía nhà trường cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thông văn bản, quy định cũng như có các hoạt động cụ thể khuyến khích sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học đồng thời từng bước hỗ trợ về mặt cơ sở vật chất, trang thiết bị và kinh phí cho sinh viên trong quá trình nghiên cứu...

Phân tích lựa chọn phương pháp hàn đắp khi phục hồi trục khuỷu của động cơ đốt trong

Phân tích lựa chọn phương pháp hàn đắp khi phục hồi trục khuỷu của động cơ đốt trong

 02:26 12/11/2013

Trục khuỷu là một bộ phận trong động cơ đốt trong, có nhiệm vụ biến chuyển động tịnh tiến của piston thành chuyển động quay của trục. Trên trục khuỷu ngoài các cổ chính trùng với tâm quay của trục còn có các bậc trục lệch tâm để lắp với tay biên, gọi là các cổ biên. Trong quá trình làm việc của động cơ đốt trong, trục khuỷu nhận nhiệm vụ nhận lực từ piston tác dụng lên tay biên tạo mô men quay cho trục dẫn ra như trục ly hợp, hộp số, đồng thời tiếp nhận năng lượng tích trữ tại bánh đà tạo thành lực đẩy cho piston lên, xuống thực hiện các chu trình làm việc của động cơ...

Tính toán động lực học của ô tô trên đường thẳng nghiêng

Tính toán động lực học của ô tô trên đường thẳng nghiêng

 00:11 29/10/2013

Tính toán xác định các đặc trưng động lực học của các loại ô tô là vấn đề quan trọng trong thực tiễn, kỹ thuật. Trong bài báo này, tác giả giới thiệu quá trình tính toán một số đặc trưng cơ bản về chuyển động và hệ lực tác dụng trong quá trình ô tô chuyển động trên đường thẳng nghiêng. Các kết quả tính toán có thể áp dụng trong công tác vận tải mỏ và cho các xe ô tô chuyển động trong các vùng có hệ thống đường giao thông chưa phát triển hoặc địa hình đồi núi phức tạp.

Tính toán động lực học của ô tô trên đường thẳng nghiêng

Tính toán động lực học của ô tô trên đường thẳng nghiêng

 20:29 20/01/2013

Tính toán xác định các đặc trưng động lực học của các loại ô tô là vấn đề quan trọng trong thực tiễn, kỹ thuật. Trong bài báo này, tác giả giới thiệu quá trình tính toán một số đặc trưng cơ bản về chuyển động và hệ lực tác dụng trong quá trình ô tô chuyển động trên đường thẳng nghiêng. Các kết quả tính toán có thể áp dụng trong công tác vận tải mỏ và cho các xe ô tô chuyển động trong các vùng có hệ thống đường giao thông chưa phát triển hoặc địa hình đồi núi phức tạp.