Nghiên cứu chế tạo bột huỳnh quang không pha tạp đất hiếm trên cơ sở ZnO pha tạp Mn định hướng ứng dụng trong chế tạo Điôt phát quang
Điốt phát quang ánh sáng trắng chuyển đổi từ bột huỳnh quang (Phosphor converted white light emitting diodes - pc WLED) dựa trên cơ sở kích thích bằng nguồn tử ngoại ngần và ánh sáng nhìn thấy (blue light) đang giữ vai trò rất quan trọng trong hệ thống chiếu sáng tiết kiệm năng lượng bởi vì nó tiêu thụ năng lượng tối thiểu mà cho hiệu quả chiếu sáng tối đa. Trong các LED phát xạ ánh sáng trắng chuyển đổi từ bột huỳnh quang thông thường sử dụng các ion kim loại chuyển tiếp hoặc đất hiếm pha tạp trong các nền oxit hoặc sulfit nên có giá thành cao và quy trình chế tạo phức tạp. Hơn nữa các bột huỳnh quang loại này thường hấp thụ chủ yếu vùng tử ngoại xa và chỉ hấp thụ một lượng nhỏ vùng tử ngoại ngần và ánh sáng xanh lam. Để khắc phục được những vấn đề này, một số các nghiên cứu sâu rộng đã được thực hiện trên sự phát triển của các chấm lượng tử bán dẫn nó cho phát xạ dải rộng trong vùng ánh sáng nhìn thấy khi được kích thích bởi tử ngoại gần hoặc ánh sáng xanh lam. ZnO là bán dẫn vùng cấm rộng, được ứng dụng rộng rãi trong các thiết bị quang điện tử. Gần đây một số nghiên cứu chỉ ra rằng bằng cách tổng hợp có điều khiển thì các loại vật liệu này hoặc hỗn hợp của chúng có thể cho khả năng phát xạ ánh sáng trắng khi được kích thích bởi tử ngoại gần hoặc ánh sáng xanh lam. Do vậy trong khuôn khổ của nghiên cứu này, chúng tôi tập trung nghiên cứu chế tạo bột huỳnh quang ZnO pha tạp ion kim loại chuyển tiếp Mn2+ nghiên cứu khả năng ứng dụng chúng trong chế tạo điốt phát quang ánh sáng trắng.
Từ khóa: quan trọng, cơ sở, sử dụng, hệ thống, quy trình, tối đa, tối thiểu, hiệu quả, giá thành, chế tạo, năng lượng, kích thích, vai trò, tiêu thụ, huỳnh quang, phát xạ, ánh sáng, tiết kiệm, thông thường, kim loại, chuyển tiếp
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn