Điều khiển tốc độ dựa trên MRAS cho Động cơ đồng bộ (PMSM) sử dụng kỹ thuật chế độ trượt
02:38 03/07/2019
Máy điện đồng bộ nam châm vĩnh cửu (PMSM) được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng công nghiệp bởi các ưu điểm vượt trội so với các động cơ khác đó là hiệu suất cao, mật độ công suất cao, có vùng công suất không đổi lớn. Để đạt được hiệu suất cao trong điều khiển hướng từ thông thì thông tin chính xác về vị trí rotorr, thường được đo bằng các các bộ bộ mã hóa và các bộ phân tích, là không thể thiếu. Tuy nhiên, việc sử dụng các cảm biến sẽ làm tăng giá thành, kích thước, khối lượng và làm phức tạp hệ thống dây điện và sẽ giảm đi hiệu suất của động cơ và giảm độ tin cậy của toàn hệ thống truyền động PMSM. Mục đích của nghiên cứu trong bài báo là phát triển một hệ thống điều khiển không cảm biến xác định tốc độ rotor nhằm thay thế cho phương pháp điều khiển có cảm biến thông thường. Đối với các động cơ PMSM có yêu cầu dãy vận tốc vận hành rộng thì đây là một bất lợi. Bài báo đề xuất áp dụng bộ giám sát trượt MRAS vào việc ước lượng vận tốc vị trí của rotorr trong bài báo sẽ giảm được nhược điểm sai số trong quá trình tính toán ở các dãy vận tốc khác nhau. Điều khiển không cảm biến được đề xuất cung cấp một giải pháp hiệu quả để giải quyết các vấn đề phát sinh trong việc sử dụng cảm biến vị trí trong hệ thống điều khiển PMSM.
Hiệu quả trong công tác đào lò than áp dụng công nghệ chống giữ bằng neo chất dẻo cốt thép kết hợp neo cáp tại Công ty cổ phần Than Núi Béo
20:49 27/02/2019
Do nhu cầu sử dụng than của các hộ tiêu thụ đã tăng mạnh so với trước đây nên sản lượng than nguyên khai (TNK) cũng tăng dần theo từng năm.Năm 2017 sản lượng TNK đạt 35 triệu tấn, kế hoạch năm 2018 sản lượng TNK đạt 36 triệu tấn, và dự kiến tới năm 2030 sản lượng TNK đạt 60÷80 triệu tấn. Sản lượng khai thác hầm lò ngày càng tăng nên số lượng mét lò đào cũng ngày một lớn.
Đứng trước cơ hội và thách thức, với mục tiêu không ngừng đổi mới công nghệ, nâng cao tốc độ đào lò, giảm giá thành, cải thiện điều kiện làm việc của thợ lò, đồng thời phù hợp với chủ trương của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam về việc đẩy mạnh đào chống lò bằng vì neo trong đó có việc nghiên cứu triển khai chống neo tại các đường lò trong than. Ngày 9/5/2018 Công ty CP than Núi Béo đã được Cục Kỹ thuật An toàn – Bộ Công thương cấp phép sử dụng rộng rãi công nghệ đào chống lò bằng neo chất dẻo cốt thép tại các đường lò trong than.
Thiết kế mô phỏng động cơ đồng bộ nam châm vĩnh cửu khởi động trực tiếp công suất 11kw, 4 cực tren phần mềm Ansys maxwell
05:11 05/09/2018
Sự tăng trưởng nhanh chóng của giá thành năng lượng kèm theo những quy định ngặt nghèo về môi trường, là vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến chi phí vòng đời của những công nghệ tiên tiến hiện nay. Đồng thời quá trình điều tiết với áp lực không ngừng của công nghiệp nhằm tối ưu quá trình sản xuất tối ưu hóa về chi phí năng lượng cũng như thực hiện các biện pháp nâng cao hiệu quả năng lượng. Trong thực tế, việc sử dụng động cơ điện trong công nghiệp tiêu thụ khoảng 70% điện năng sản xuất. Trong đó, động cơ điện không đồng bộ được sử dụng là chủ yếu, tuy nhiên khả năng nâng cao hiệu suất năng lượng của chúng thực sự khó khăn. Một trong những giải pháp thay thế cho động cơ này đó là động cơ nam châm vĩnh cửu (PMSM) [3]. Một trong những nhược điểm lớn nhất của động cơ nam châm vĩnh cửu để khời động phải kết hợp với biến tần. Điều này không kinh tế trong những ứng dụng không có yêu cầu điều khiển tốc độ như máy bơm, máy nén khí,... Để khắc phục vấn đề này, động cơ nam châm vĩnh cửu được gắn thêm các thanh dẫn lồng sóc hay còn gọi là động cơ nam châm vĩnh cửu khởi động trực tiếp (LSPMSM). Trong nội dung của bài báo, tác giả trình bày các bước tính toán lý thuyết thiết kế động cơ và mô phỏng kết quả động cơ đồng bộ nam châm vĩnh cửu khởi động trực tiếp 11kW, 4 cực trên phần mềm Ansys Maxwell.
Nghiên cứu chế tạo bột huỳnh quang không pha tạp đất hiếm trên cơ sở ZnO pha tạp Mn định hướng ứng dụng trong chế tạo Điôt phát quang
03:39 03/05/2017
Điốt phát quang ánh sáng trắng chuyển đổi từ bột huỳnh quang (Phosphor converted white light emitting diodes - pc WLED) dựa trên cơ sở kích thích bằng nguồn tử ngoại ngần và ánh sáng nhìn thấy (blue light) đang giữ vai trò rất quan trọng trong hệ thống chiếu sáng tiết kiệm năng lượng bởi vì nó tiêu thụ năng lượng tối thiểu mà cho hiệu quả chiếu sáng tối đa. Trong các LED phát xạ ánh sáng trắng chuyển đổi từ bột huỳnh quang thông thường sử dụng các ion kim loại chuyển tiếp hoặc đất hiếm pha tạp trong các nền oxit hoặc sulfit nên có giá thành cao và quy trình chế tạo phức tạp. Hơn nữa các bột huỳnh quang loại này thường hấp thụ chủ yếu vùng tử ngoại xa và chỉ hấp thụ một lượng nhỏ vùng tử ngoại ngần và ánh sáng xanh lam. Để khắc phục được những vấn đề này, một số các nghiên cứu sâu rộng đã được thực hiện trên sự phát triển của các chấm lượng tử bán dẫn nó cho phát xạ dải rộng trong vùng ánh sáng nhìn thấy khi được kích thích bởi tử ngoại gần hoặc ánh sáng xanh lam. ZnO là bán dẫn vùng cấm rộng, được ứng dụng rộng rãi trong các thiết bị quang điện tử. Gần đây một số nghiên cứu chỉ ra rằng bằng cách tổng hợp có điều khiển thì các loại vật liệu này hoặc hỗn hợp của chúng có thể cho khả năng phát xạ ánh sáng trắng khi được kích thích bởi tử ngoại gần hoặc ánh sáng xanh lam. Do vậy trong khuôn khổ của nghiên cứu này, chúng tôi tập trung nghiên cứu chế tạo bột huỳnh quang ZnO pha tạp ion kim loại chuyển tiếp Mn2+ nghiên cứu khả năng ứng dụng chúng trong chế tạo điốt phát quang ánh sáng trắng.
Nghiên cứu chế tạo hệ thống khởi động mềm dùng vi xử lý
02:31 01/11/2013
Trong công nghiệp việc khởi động động cơ công suất lớn là một vấn đề đáng quan tâm do dòng điện khởi động tăng cao khi khởi động. Hiện nay các bộ khởi động mềm tương tự đã có trên thị trường. Tuy nhiên ở các nước tiên tiến họ đều chế tạo dạng số và có giá thành tương đối cao. Vài năm gần đây kỹ thuật vi xử lý ngày càng phát triển. Việc nghiên cứu áp dụng những công nghệ mới, chế tạo ra hệ thống điều khiển số linh hoạt hơn, tin cậy hơn, thuận tiện cho người sử dụng là đáng quan tâm. Nội dung của bài báo tập trung giới thiệu về mạch điều khiển số dùng vi xử lý và các đặc tính nổi bật của bộ khởi động mềm.
Nghiên cứu ảnh hưởng sức điện động ngược của động cơ công suất lớn đến điều kiện an toàn điện giật đối với mạng điện mỏ hầm lò điện áp 1140 v vùng Quảng Ninh
03:28 29/10/2013
Hiện nay, hầu hết các mạng điện hạ áp mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh có cấp điện áp 660V. Do sản lượng ngày càng cao và khả năng khai thác ngày càng xuống sâu nên chiều dài mạng hạ áp mỏ từ máy biến áp khu vực đến phụ tải ngày càng tăng. Điều này dẫn đến điện áp đặt vào cực phụ tải sẽ giảm thấp hơn giá trị qui định, ảnh hưởng trực tiếp đến điều kiện làm việc của động cơ. Đồng thời chi phí điện năng và tổn thất điện áp trong máy biến áp và trên đường dây tăng cao, ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm. Việc nâng cấp điện áp mạng từ 660V lên 1140V sẽ giải quyết những bất cập đã nêu trên. Mặt khác, theo các yêu cầu về kỹ thuật khi cung cấp bằng đường cáp đơn, công suất giới hạn của động cơ điện áp 660V là 175 kW. Khi công suất của động cơ Combai từ 175 kW trở lên có lợi hơn cả là chuyển cấp điện áp từ 660V lên 1140V. Như vậy, để nâng cao sản lượng khai thác than, việc nâng cấp các mạng điện mỏ lên 1140 V trong thời gian tới ở các mỏ vùng Quảng Ninh là xu thế tất yếu. Tuy nhiên, khi nâng cấp điện áp lên 1140V, do các động cơ có công suất lớn lên cần quan tâm đến nguy cơ điện giật do sức điện động ngược của động cơ gây ra khi cắt mạng.
Nghiên cứu chế tạo hệ thống khởi động mềm dùng vi xử lý
20:46 20/01/2013
Trong công nghiệp việc khởi động động cơ công suất lớn là một vấn đề đáng quan tâm do dòng điện khởi động tăng cao khi khởi động. Hiện nay các bộ khởi động mềm tương tự đã có trên thị trường. Tuy nhiên ở các nước tiên tiến họ đều chế tạo dạng số và có giá thành tương đối cao. Vài năm gần đây kỹ thuật vi xử lý ngày càng phát triển. Việc nghiên cứu áp dụng những công nghệ mới, chế tạo ra hệ thống điều khiển số linh hoạt hơn, tin cậy hơn, thuận tiện cho người sử dụng là đáng quan tâm. Nội dung của bài báo tập trung giới thiệu về mạch điều khiển số dùng vi xử lý và các đặc tính nổi bật của bộ khởi động mềm.
Nghiên cứu ảnh hưởng sức điện động ngược của động cơ công suất lớn đến điều kiện an toàn điện giật đối với mạng điện mỏ hầm lò điện áp 1140 v vùng Quảng Ninh
20:44 20/01/2013
Hiện nay, hầu hết các mạng điện hạ áp mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh có cấp điện áp 660V. Do sản lượng ngày càng cao và khả năng khai thác ngày càng xuống sâu nên chiều dài mạng hạ áp mỏ từ máy biến áp khu vực đến phụ tải ngày càng tăng. Điều này dẫn đến điện áp đặt vào cực phụ tải sẽ giảm thấp hơn giá trị qui định, ảnh hưởng trực tiếp đến điều kiện làm việc của động cơ. Đồng thời chi phí điện năng và tổn thất điện áp trong máy biến áp và trên đường dây tăng cao, ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm. Việc nâng cấp điện áp mạng từ 660V lên 1140V sẽ giải quyết những bất cập đã nêu trên. Mặt khác, theo các yêu cầu về kỹ thuật khi cung cấp bằng đường cáp đơn, công suất giới hạn của động cơ điện áp 660V là 175 kW. Khi công suất của động cơ Combai từ 175 kW trở lên có lợi hơn cả là chuyển cấp điện áp từ 660V lên 1140V. Như vậy, để nâng cao sản lượng khai thác than, việc nâng cấp các mạng điện mỏ lên 1140 V trong thời gian tới ở các mỏ vùng Quảng Ninh là xu thế tất yếu. Tuy nhiên, khi nâng cấp điện áp lên 1140V, do các động cơ có công suất lớn lên cần quan tâm đến nguy cơ điện giật do sức điện động ngược của động cơ gây ra khi cắt mạng.