Khai mạc Hội thi “Ánh sáng soi đường” lần thứ III năm 2019

Khai mạc Hội thi “Ánh sáng soi đường” lần thứ III năm 2019

 21:01 01/04/2019

Sáng ngày 27/3/2019, trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh đã tổ chức Lễ khai mạc Hội thi Olympic toàn quốc các môn khoa học Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh “Ánh sáng soi đường” lần thứ III, năm 2019.

tải xuống

Thiết kế và mô phỏng với Matlab-Simulink hệ thống điện mặt trời công suất 4000W

 20:48 18/02/2019

Bài báo sử dụng phần mềm Matlab/simulink để xây dựng mô hình và mô phỏng hệ thống nối lưới sử dụng pin mặt trời. Nguồn điện từ năng lượng mặt trời là hướng đi mới được lựa chọn cho giải pháp tìm nguồn năng lượng “xanh” và bền vững.
Trong quá trình làm việc, pin mặt trời phụ thuộc nhiều vào yếu tố ảnh hưởng như cường độ ánh sáng, nhiệt độ môi trường, hiện tượng bóng râm ... mặt khác, công suất sinh ra do tấm pin mặt trời phụ thuộc vào bức xạ mặt trời và nhiệt độ. Nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng thực hiện nối lưới , đòi hỏi phải có các giải thuật điều khiển, ở đây sử dụng giải thuật hệ bám điểm công suất cực đại nhằm đảm bảo rằng pin mặt trời sẽ luôn luôn làm việc ở điểm cực đại khi tải thay đổi

Nghiên cứu chế tạo bột huỳnh quang không pha tạp đất hiếm trên cơ sở ZnO pha tạp Mn  định hướng ứng dụng trong chế tạo Điôt phát quang

Nghiên cứu chế tạo bột huỳnh quang không pha tạp đất hiếm trên cơ sở ZnO pha tạp Mn định hướng ứng dụng trong chế tạo Điôt phát quang

 03:39 03/05/2017

Điốt phát quang ánh sáng trắng chuyển đổi từ bột huỳnh quang (Phosphor converted white light emitting diodes - pc WLED) dựa trên cơ sở kích thích bằng nguồn tử ngoại ngần và ánh sáng nhìn thấy (blue light) đang giữ vai trò rất quan trọng trong hệ thống chiếu sáng tiết kiệm năng lượng bởi vì nó tiêu thụ năng lượng tối thiểu mà cho hiệu quả chiếu sáng tối đa. Trong các LED phát xạ ánh sáng trắng chuyển đổi từ bột huỳnh quang thông thường sử dụng các ion kim loại chuyển tiếp hoặc đất hiếm pha tạp trong các nền oxit hoặc sulfit nên có giá thành cao và quy trình chế tạo phức tạp. Hơn nữa các bột huỳnh quang loại này thường hấp thụ chủ yếu vùng tử ngoại xa và chỉ hấp thụ một lượng nhỏ vùng tử ngoại ngần và ánh sáng xanh lam. Để khắc phục được những vấn đề này, một số các nghiên cứu sâu rộng đã được thực hiện trên sự phát triển của các chấm lượng tử bán dẫn nó cho phát xạ dải rộng trong vùng ánh sáng nhìn thấy khi được kích thích bởi tử ngoại gần hoặc ánh sáng xanh lam. ZnO là bán dẫn vùng cấm rộng, được ứng dụng rộng rãi trong các thiết bị quang điện tử. Gần đây một số nghiên cứu chỉ ra rằng bằng cách tổng hợp có điều khiển thì các loại vật liệu này hoặc hỗn hợp của chúng có thể cho khả năng phát xạ ánh sáng trắng khi được kích thích bởi tử ngoại gần hoặc ánh sáng xanh lam. Do vậy trong khuôn khổ của nghiên cứu này, chúng tôi tập trung nghiên cứu chế tạo bột huỳnh quang ZnO pha tạp ion kim loại chuyển tiếp Mn2+ nghiên cứu khả năng ứng dụng chúng trong chế tạo điốt phát quang ánh sáng trắng.

Nghiên cứu chế tạo màng phản xạ ánh sáng trên cơ sở các vật liệu ôxit bán dẫn

Nghiên cứu chế tạo màng phản xạ ánh sáng trên cơ sở các vật liệu ôxit bán dẫn

 20:51 15/03/2016

Báo cáo trình bày phương pháp chế tạo màng phản xạ ánh sáng và màng phản xạ ngược trên cơ sở sử dụng các vật liệu ôxít bán dẫn (TiO2, SiO2) và muối (BaSO4¬). Các vật liệu ban đầu để tạo màng phản xạ ánh sáng TiO2¬, BaSO4 và polymer được phân tán trong dung môi tạo thành dung dịch đồng nhất. Dung dịch đồng nhất sau đó được tạo màng trên đế thủy tinh bằng phương pháp nhúng phủ. Hệ số phản xạ và hình thái bề mặt của màng phản xạ ánh sáng được khảo sát bằng phương pháp phân tích cầu tích phân và hiển vi điện tử quét (SEM). Kết quả thu được các màng phản xạ ánh sáng có hệ số phản xạ trong vùng ánh sáng nhìn thấy trên 88%.

Nghiên cứu chế tạo và tính chất quang của bột huỳnh quang phát xạ ánh sáng màu đỏ Y2O3 : Eu3+

Nghiên cứu chế tạo và tính chất quang của bột huỳnh quang phát xạ ánh sáng màu đỏ Y2O3 : Eu3+

 04:18 18/06/2014

Bột huỳnh quang phát xạ ánh sáng màu đỏ Y2O3:Eu3+ được tổng hợp thành công bằng phương pháp đồng kết tủa. Kết quả khảo sát bằng phổ nhiễu xạ tia X (XRD) cho thấy khi nhiệt độ nung thêu kết dưới 400 oC trong thời gian 1 giờ trong mẫu tồn tại hai pha Y(OH)3 và Y2O3. Khi nhiệt độ nung thêu kết tăng pha Y2O¬3 tăng dần và kết tinh tốt nhất tại nhiệt độ 1000 oC. Kết quả phân tích phổ huỳnh quang catốt cho thấy một dải phát xạ mạnh trong vùng ánh sáng đỏ từ 570 - 720nm. Đỉnh phát xạ có cường độ mạnh chiếm ưu thế tại bước sóng 612 nm tương ứng sự chuyển dời năng lượng từ mức 5D0 về mức 7F2 của ion Eu3+ trong mạng nền Y2O3. Khảo sát nồng độ Eu3+ pha tạp trong mạng nền Y2O3 cũng cho thấy nồng độ tạp Eu tối ưu là 8%. Các kết quả nhận được cho thấy bột huỳnh quang phát xạ ánh sáng màu đỏ Y2O3: Eu3+ cho khả năng ứng dụng trong các thiết bị hiển thị màu, các thiết bị chiếu sáng chuyên dụng như bột huỳnh quang trong chế tạo đèn cho chiếu sáng nông nghiệp công nghệ cao…