Hội nghị Khoa học sinh viên lần thứ V

Hội nghị Khoa học sinh viên lần thứ V

 23:42 18/05/2023

Hưởng ứng kỉ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5), trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh long trọng tổ chức các hoạt động chào mừng trong khuôn khổ tháng trọng điểm tôn vinh các nhà khoa học và các thành tựu nghiên cứu của cán bộ, giảng viên và sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh. Theo đó, một trong những hoạt động nổi bật của Nhà trường nhân dịp này là hoạt động tổ chức Hội nghị khoa học sinh viên lần thứ 5.

Untitled

Phương pháp điều khiển V/F cho biến tần ma trận sử dụng điều chế véc tơ không gian trực tiếp

 21:34 04/07/2019

Hiện nay các bộ biến tần ma trận (Matrix converter -MC) được coi là biến tần tiên tiến và đang được nghiên cứu rộng rãi. Đây là bộ biến tần trực tiếp AC-AC được xây dựng trên các khóa bán dẫn hai chiều với những ưu điểm nổi bật hơn so với các bộ biến đổi tần số gián tiếp có khâu trung gian một chiều (AC-DC-AC) như trao đổi công suất theo hai chiều, cho phép thực hiện hàm tái sinh năng lượng trả về lưới điện mà không cần có mạch phụ, dòng điện đầu vào có dạng sin, hệ số công suất đầu vào gần bằng 1 và có thể điều chỉnh được. Bài báo trình bày kỹ thuật điều chế véc tơ không gian trực tiếp và phương pháp điều khiển V/F ở biến tần ma trận cho động cơ xoay chiều không đồng bộ. Kết quả nghiên cứu được kiểm chứng bằng phần mềm Matlab & Simulink.

pthcm

Quan điểm của Hồ Chí Minh về chữ "cần" và ý nghĩa giáo dục đối với sinh viên trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh

 22:23 29/08/2018

Từ ngàn xưa dân tộc Việt Nam đã hình thành nhiều truyền thống tốt đẹp. Những truyền thống ấy được lưu giữ suốt quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Có thể nói, một trong những truyền thống nổi bật nhất là đức tính cần cù, chịu khó trong lao động sản xuất. Ông cha ta đã có câu: “Có công mài sắt có ngày nên kim” hay “Có làm thì mới có ăn”... Những câu ca dao, tục ngữ ấy đã thấm sâu vào tư tưởng của mỗi người dân và trở thành truyền thống quý báu của dân tộc. Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương của đức tính cần cù, chịu khó, vượt lên khó khăn để đạt được khát vọng, mục đích của mình. Người đã đưa ra quan điểm về chữ “cần” để răn dạy cán bộ, đảng viên. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước quan điểm của Người về chữ “cần” có ý nghĩa to lớn, đặc biệt là đối với thế hệ sinh viên- những chủ nhân tương lai của đất nước trước những tác động, biến đổi to lớn của kinh tế thị trường.

Tầm quan trọng của việc lồng ghép giáo dục đạo đức thông qua tục ngữ, ca dao việt nam cho sinh viên đại học công nghiệp Quảng Ninh

Tầm quan trọng của việc lồng ghép giáo dục đạo đức thông qua tục ngữ, ca dao việt nam cho sinh viên đại học công nghiệp Quảng Ninh

 03:21 29/10/2013

Tục ngữ, ca dao vốn là hình thức văn học dân gian có vần điệu, dễ thuộc, dễ nhớ lại giàu triết lý nhân sinh, ra đời từ rất lâu trong lịch sử, phản ánh đời sống tinh thần của người dân Việt Nam và vẫn luôn đồng hành cùng dân tộc. Trong tục ngữ, ca dao chứa đựng nhiều quan điểm nhân sinh sâu sắc đồng thời ẩn chứa nhiều giá trị đạo đức nổi bật. Mặc dù đạo đức là hệ thống giá trị chuẩn mực đánh giá và điều chỉnh hành vi của con người dựa trên niềm tin cá nhân, dư luận xã hội nhưng giữa tục ngữ ca dao và đạo đức có thể lồng ghép vào nhau vì cùng dựa trên cơ sở khuyến khích tinh thần tự giác, tự thẩm thấu của mỗi người với các chuẩn mực tốt đẹp. Vấn đề đặt ra là nên khai thác như thế nào để phát huy được lợi thế của tục ngữ và ca dao trong việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ Việt Nam nói riêng và người Việt Nam nói chung đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập hiện nay. Dân tộc Việt Nam từ ngàn năm lịch sử đã sáng tạo ra cả kho tàng ca dao, tục ngữ đồ sộ. Có thể coi đó như pho sách giáo khoa có giá trị vào bậc nhất về luân lý đạo đức. Đã từ rất lâu người Việt Nam đã khéo léo lồng ghép việc răn giảng đạo đức vào tục ngữ, ca dao nhằm góp phần rèn giũa nhân cách cho con người. Trong tục ngữ, ca dao có thể khai thác nhiều khía cạnh giá trị đạo đức sâu sắc có tác dụng khuyên răn và giáo dục đến các đối tượng lĩnh hội. Sinh viên là lực lượng cơ bản và nòng cốt của thanh niên Việt Nam - những chủ nhân tương lai của đất nước. Nhiệm vụ của giáo dục Việt Nam là đào tạo những sinh viên ấy trở thành những con người vừa “hồng” vừa “chuyên”. Chính vì vậy trong nhà trường ngoài việc giúp học sinh lĩnh hội tri thức thì giáo dục còn có nhiệm vụ hình thành và phát triển đạo đức, nhân cách cho người học. Thiết nghĩ với đặc thù là một trường kỹ thuật các giảng viên trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh càng nên đẩy mạnh việc lồng ghép tục ngữ, ca dao vào trong quá trình giảng dạy nhằm góp phần bồi đắp và phát triển những tư tưởng đạo đức tốt đẹp cho sinh viên.

Tầm quan trọng của việc lồng ghép giáo dục đạo đức thông qua tục ngữ, ca dao việt nam cho sinh viên Đại học Công nghiệp Quảng Ninh

Tầm quan trọng của việc lồng ghép giáo dục đạo đức thông qua tục ngữ, ca dao việt nam cho sinh viên Đại học Công nghiệp Quảng Ninh

 20:38 20/01/2013

Tục ngữ, ca dao vốn là hình thức văn học dân gian có vần điệu, dễ thuộc, dễ nhớ lại giàu triết lý nhân sinh, ra đời từ rất lâu trong lịch sử, phản ánh đời sống tinh thần của người dân Việt Nam và vẫn luôn đồng hành cùng dân tộc. Trong tục ngữ, ca dao chứa đựng nhiều quan điểm nhân sinh sâu sắc đồng thời ẩn chứa nhiều giá trị đạo đức nổi bật. Mặc dù đạo đức là hệ thống giá trị chuẩn mực đánh giá và điều chỉnh hành vi của con người dựa trên niềm tin cá nhân, dư luận xã hội nhưng giữa tục ngữ ca dao và đạo đức có thể lồng ghép vào nhau vì cùng dựa trên cơ sở khuyến khích tinh thần tự giác, tự thẩm thấu của mỗi người với các chuẩn mực tốt đẹp. Vấn đề đặt ra là nên khai thác như thế nào để phát huy được lợi thế của tục ngữ và ca dao trong việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ Việt Nam nói riêng và người Việt Nam nói chung đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập hiện nay.