Mô hình "cửa sổ Johari" và việc vận dụng để nâng cao kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên trường ĐHCN Quảng Ninh
02:27 27/11/2018
Để học tập và làm việc có hiệu quả, mỗi sinh viên khi còn ngồi trên ghế nhà trường cần có sự hiểu biết sâu sắc về bản thân mình, hiểu và thông cảm với người khác... Kỹ năng tự nhận thức và làm việc nhóm trước giờ vẫn là một trong những điểm yếu của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh. Trau dồi kỹ năng làm việc nhóm là một việc làm hết sức cần thiết và tạo nền tảng thiết thực cho sinh viên vững bước sau khi tốt nghiệp ra trường. Nội dung bài báo giúp người đọc hiểu được mô hình “cửa sổ Johari” và việc vận dụng để nâng cao kỹ năng tự nhận thức và làm việc nhóm, giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng này ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Khoa học dữ liệu trong công nghệ 4.0
04:30 22/08/2018
Cốt lõi của Cách mạng công nghiệp 4.0 là sản xuất thông minh dựa trên các đột phá của công nghệ số. Có thể hiểu công nghệ số gồm hai nội dung chính: số hóa và dùng dữ liệu số hóa.Khoa học dữ liệu là ngành mới về việc quản trị và phân tích dữ liệu đã số hóa để tìm ra các hiểu biết, các tri thức hành động, các quyết định dẫn dắt hành động. Bài báo giới thiệu về Khoa học dữ liệu, một xu hướng tất yếu và cơ hội việc làm trong hiện tại và tương lai.
Kết quả nghiên cứu công nghệ tuyển rửa kết hợp nung từ hóa- tuyển từ quặng sắt làng Vinh - làng Cọ, Lào Cai
21:00 06/04/2016
Tài nguyên khoáng sản là một trong những nguồn lực có vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. Những hiểu biết đầy đủ, toàn diện và chính xác về từng loại tài nguyên khoáng sản của vùng cho phép lựa chọn, quyết định đúng đắn về việc đầu tư các dự án thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản.
Việc tìm kiếm, thăm dò, khai thác ra nhiều quặng cũng như ngành chế biến, tuyển nhằm nâng cao hàm lượng quặng sắt đáp ứng được yêu cầu đầu vào của ngành luyện kim, tạo ra các sản phẩm sắt, thép đưa đi tiêu thụ có ý nghĩa quan trọng.
Mẫu quặng sắt Làng Vinh - Làng Cọ có hàm lượng sắt khoảng 35% nên thuộc loại quặng sắt nghèo, lại có thành phần khoáng vật phức tạp nên cần lựa chọn phương pháp và trình tự nghiên cứu hợp lý.
Tính chính quy của nghiệm yếu của hệ phương trình Navier - Stokes
21:43 17/06/2014
Hệ phương trình Navier-Stokes lần đầu tiên được nghiên cứu vào năm 1822, cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu viết về hệ phương trình Navier - Stokes, tuy nhiên những hiểu biết của ta về hệ phương trình này còn khá khiêm tốn. Muốn hiểu được hiện tượng sóng dập sau đuôi con tàu chạy trên mặt nước hay hiện tượng hỗn loạn của không khí sau đuôi máy bay khi bay trên bầu trời,… chúng ta đều phải tìm cách giải hệ phương trình Navier-Stokes. Trong bài báo này trình bày tính chính quy của nghiệm yếu của hệ Navier-Stokes thông qua các tiêu chuẩn năng lượng. Giả sử là một nghiệm yếu của hệ phương trình Navier-Stokes trong một miền bị chặn của thỏa mãn bất đẳng thức năng lượng mạnh. Khi đó được gọi là chính quy nếu động năng hoặc năng lượng phân tán là liên tục Holder trái, như một hàm của thời gian với số mũ Holder và nửa chuẩn Holder đủ nhỏ.