Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tổng kết một năm thực hiện kết luận của Hiệu trưởng về công tác quản lý hoạt động của Bộ môn

Thứ sáu - 26/04/2019 00:02
Nhằm đánh giá những kết quả đã đạt được và những hạn chế trong một năm triển khai thực hiện kết luận của Hiệu trưởng tại thông báo số 105/TB-ĐHCNQN ngày 05 tháng 3 năm 2018; Đồng thời rút kinh nghiệm trong công tác điều hành, quản lý hoạt động của Bộ môn trong thời gian tới; vừa qua, trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh đã tổ chức Hội nghị tổng kết một năm thực hiện kết luận của Hiệu trưởng về công tác quản lý hoạt động của Bộ môn.
Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tổng kết một năm  thực hiện kết luận của Hiệu trưởng về công tác quản lý hoạt động của Bộ môn
Tham dự Hội nghị có các đồng chí trong Ban giám hiệu nhà trường, chủ tịch Công đoàn trường; các đồng chí Trưởng, Phó các Bộ môn trong toàn trường; các đồng chí đại diện các phòng chức năng (Đào tạo, TCCB, TCKT, KHCN&HTQT).
Hội nghị đã thông qua báo cáo đánh giá một năm thực hiện kết luận của hiệu trưởng về công tác Bộ môn. Báo cáo đánh giá một cách khách quan, toàn diện thực tiễn sau một năm thực hiện kết luận của Hiệu trưởng; xác định những kết quả đã đạt được, những tồn tại, hạn chế, bất cập và nguyên nhân trong quá trình quản lý, hoạt động của Bộ môn. Tại Hội nghị, các đại biểu cũng đã trao đổi, thảo luận các vấn đề còn vướng mắc trong công tác quản lý của Bộ môn cũng như đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Bộ môn trong thời gian tới.
            Phát biểu kết luận tại Hội nghị, TS.Hoàng Hùng Thắng - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới như sau:
- Tập trung nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần làm việc đối với các Trưởng Bộ môn. Trưởng Bộ môn phải có trách nhiệm xây dựng Chương trình hành động cụ thể để nâng cao chất lượng giảng dạy của Bộ môn giai đoạn 2019-2020 và giai đoạn 2021-2025; Tăng cường kiểm tra, dự giờ đột xuất để đánh giá chất lượng giảng dạy thực chất của giảng viên; Rà soát, tổng hợp và tổ chức phổ biến, quán triệt các văn bản, quy chế, quy định liên quan đến công tác đào tạo cho 100% các giảng viên của Bộ môn để các giảng viên nắm chắc, hiểu rõ nội dung của từng văn bản để thực hiện các công việc của mình theo đúng quy định.
- Phấn đấu đến hết năm học 2019-2020, 100% các Bộ môn tự đánh giá, phân loại chất lượng giảng viên thuộc Bộ môn mình quản lý; Từ đó có kế hoạch sàng lọc, bồi dưỡng và sử dụng các giảng viên phù hợp với năng lực, khả năng đáp ứng công việc nhằm từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy của từng giảng viên và chất lượng đào tạo của Nhà trường.
- Đưa kế hoạch kiểm tra, dự giờ là việc làm thường xuyên của Bộ môn để trao đổi kiến thức, phương pháp giảng dạy. Tăng cường thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra nề nếp giảng dạy. Tập trung, chú trọng đến công tác thanh tra, kiểm tra đột xuất đối với công tác điều hành quản lý của Bộ môn và công tác giảng dạy đối với các giảng viên.
 
- Nghiêm túc duy trì thường xuyên, liên tục việc sinh hoạt Bộ môn. Chú ý tập trung nâng cao chất lượng nội dung sinh hoạt, đảm bảo hoạt động của Bộ môn phải đi vào chiều sâu, tránh hình thức (Các Bộ môn tổ chức hội thảo chuyên đề tối thiếu 1 chuyên đề/1 tháng).
- Nâng cao hiệu quả khai thác các trang thiết bị, dụng cụ, máy móc tại phòng thí nghiệm, thực hành hiện có. Lập kế hoạch, tập trung nguồn lực xây dựng một số phòng thí nghiệm, thực hành, phòng học trọng điểm phục vụ cho công tác đào tạo.
- Chuẩn hóa công tác biên soạn giáo trình, việc biên soạn giáo trình phải thực hiện nghiêm túc theo đúng quy trình, đúng quy định. Giáo trình biên soạn phải đảm bảo chất lượng nội dung về chuyên môn, đáp ứng các yêu cầu mục tiêu của học phần.
 - Huy động nguồn lực về tài chính và tăng dần mức đầu tư kinh phí cho hoạt động nghiên cứu khoa học để khuyến khích, động viên cán bộ, giảng viên và sinh viên tích cực tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học của Nhà trường.
         - Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nhằm đáp ứng yêu cầu Trưởng Bộ môn phải là tiến sĩ và là những chuyên gia đầu ngành về chuyên môn cho từng ngành, chuyên ngành. 
         - Tạo điều kiện cho giảng viên được đi tham gia các buổi hội thảo, trao đổi, nghiên cứu, học tập, tiếp thu kinh nghiệm của các trường trong và ngoài nước. Xây dựng kế hoạch tổ chức mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, các lớp bồi dưỡng về ngoại ngữ, tin học cho giảng viên để từng bước đáp ứng dần theo chuẩn giảng viên của Trường Đại học
        - Định kỳ rà soát, điều chỉnh bổ sung, chuẩn hóa chỉnh biên chương trình. Tổ chức phân công giảng dạy và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng giảng viên phụ trách các học phần; khuyến khích giảng viên áp dụng công nghệ vào công tác giảng dạy, thúc đẩy tinh thần tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của các giảng viên.
- Gắn trách nhiệm trực tiếp của Trưởng Bộ môn trong việc chỉ đạo, đôn đốc, giám sát từng giảng viên thực hiện việc đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh cùng với Nhà trường.
- Tạo sự gắn kết chặt chẽ, lâu dài với các doanh nghiệp. Đặc biệt Bộ môn phải có kế hoạch, chiến lược cụ thể, mục tiêu rõ ràng để việc hợp tác giữa Bộ môn với doanh nghiệp ngày càng thiết thực, thường xuyên, chủ động và toàn diện. Đồng thời đảm bảo tăng dần về quy mô số lượng hợp tác giữa Bộ môn với các doanh nghiệp.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn