Hưởng ứng tháng hành động phòng chống ma tuý năm 2023
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công thương về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động phòng, chống ma túy năm 2023. Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh tăng cường thực hiện công tác tuyên truyền hưởng ứng Tháng hành động phòng, chống ma túy năm 2023 từ ngày 01/6 đến ngày 30/6 với chủ đề đầy ý nghĩa “Phòng, chống ma túy quyết liệt, hiệu quả, nâng cao trách nhiệm, chủ động phối hợp - Vì một cộng đồng sạch ma túy”. Thông qua chủ đề này, Trường thúc đẩy các hoạt động nâng cao nhận thức về hậu quả, tác hại của ma túy, đặc biệt là ma túy tổng hợp và ma túy “núp bóng” các loại thực phẩm như bánh kẹo, đồ uống, thảo mộc, thuốc lá điện tử,… đến với toàn thể cán bộ, giảng viên, nhân viên và học sinh sinh viên với một số nội dung cụ thể như sau:
1. Ma túy là gì?
Luật phòng, chống ma tuý của Việt Nam tại điều 2 đưa định nghĩa về ma túy như sau: Ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong danh mục chất ma túy do Chính phủ ban hành.
2. Hậu quả, tác hại của ma túy
* Đối với bản thân người nghiện
- Người sử dụng có thể bị tử vong do lạm dụng ma tuý hoặc sử dụng ma tuý quá liều, ma tuý pha nhiều tạp chất,…
- Ma tuý phá hoại thể xác và nhân cách người nghiện.
- Khi sử dụng ma tuý cơ thể con người bị khai thác nguồn năng lượng dự trữ làm cho con người sau khi hút thuốc thì mệt mỏi, chán ăn, năng lượng không được bổ sung. Lâu dài cơ thể bị suy kiệt, rối loạn tâm sinh lý mà điển hình là rối loạn trong hệ tiêu hoá, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh.
- Là một nguyên nhân chiếm tỷ lệ cao qua con đường tiêm chính ma tuý lây truyền căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS.
* Đối với gia đình người nghiện
- Tiêu tốn tài sản của gia đình, người thân cho việc thoả mãn cơn nghiện.
- Để thoả mãn cơn nghiện, người nghiện có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng về hình sự như: Đánh đập, chửi bới, chém giết cha mẹ, vợ con, anh em và người thân của mình,... Đây là nguyên nhân làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, ảnh hưởng cuộc sống cộng đồng.
* Đối với trật tự an toàn xã hội
- Ma tuý là bạn đồng hành của tội phạm, là nguyên nhân dẫn đến các loại tội phạm khác như: Trộm cắp, cướp, cướp giật, cố ý gây thương tích, giết người,... Bất chấp pháp luật, đạo lý, quên cả tính mạng.
- Môi trường xã hội, nhất là những nơi có các đối tượng nghiện ma túy nhiều bị ảnh hưởng nặng nề.
3. Ma túy “núp bóng” - hệ lụy khôn lường
- Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an cảnh báo dạng ma túy mới núp bóng thực phẩm chức năng và đồ uống, tác hại của ma túy và các phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng phạm tội về ma túy.
- Thời gian qua, trên thế giới và Việt Nam xuất hiện 2 dạng ma túy ma túy mới núp bóng thực phẩm gồm: Thực phẩm chức năng có chứa chất ma túy và ma túy được các đối tượng pha trộn, đóng gói dưới dạng thực phẩm, đồ uống.
- Sử dụng thực phẩm có ma túy có thể gặp các ngộ độc tức thời như thần kinh bị lẫn lộn, hôn mê, co giật, rối loạn tâm thần; loạn nhịp tim, tăng huyết áp, tụt huyết áp, suy hô hấp,... thậm chí gây tử vong. Nếu sử dụng thực phẩm có ma túy lâu dài sẽ gây nghiện và phải đối mặt với nhiều bệnh mạn tính, thậm chí làm giảm kiểm soát nhận thức và hành vi. Đặc biệt, hiện nay giới trẻ có rất nhiều người trầm cảm, mà phần lớn có nguyên nhân từ sử dụng ma túy. Nhiều ca tự tử đều có tiền sử sử dụng ma túy, gây ra rối loạn tâm thần, hoang tưởng dẫn đến hành vi tự sát.
- Các thực phẩm trộn ma túy thường có giá cao hơn gấp nhiều lần so với thực phẩm thông thường. Do đó, mọi người, nhất là giới trẻ, cần cảnh giác và tìm hiểu kỹ những thứ đồ mình ăn uống, sử dụng. Khi mua hàng, cần đọc kỹ những thông tin, thành phần ghi trên vỏ bao bì. Còn với gia đình, ngay khi phát hiện con em mình sử dụng chất gây nghiện cần tỏ rõ thái độ và đồng hành để thay đổi hành vi của trẻ. Hầu hết trẻ vị thành niên sử dụng chất gây nghiện do stress hoặc muốn thể hiện bản thân. Vì vậy, gia đình cần quan tâm đến những thay đổi về tâm sinh lý của con em mình để trẻ không sử dụng và tái sử dụng chất gây nghiện.
Trường đại học Công nghiệp Quảng Ninh tích cực tăng cường công tác tuyên truyền hưởng ứng Tháng hành động, phòng chống ma túy năm 2023 nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm, rèn luyện kỹ năng phòng, chống ma túy đặc biệt là ma túy tổng hợp và ma túy “núp bóng” đối với toàn thể cán bộ, giảng viên, nhân viên và sinh viên Nhà trường./.
Luật phòng, chống ma tuý của Việt Nam tại điều 2 đưa định nghĩa về ma túy như sau: Ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong danh mục chất ma túy do Chính phủ ban hành.
2. Hậu quả, tác hại của ma túy
* Đối với bản thân người nghiện
- Người sử dụng có thể bị tử vong do lạm dụng ma tuý hoặc sử dụng ma tuý quá liều, ma tuý pha nhiều tạp chất,…
- Ma tuý phá hoại thể xác và nhân cách người nghiện.
- Khi sử dụng ma tuý cơ thể con người bị khai thác nguồn năng lượng dự trữ làm cho con người sau khi hút thuốc thì mệt mỏi, chán ăn, năng lượng không được bổ sung. Lâu dài cơ thể bị suy kiệt, rối loạn tâm sinh lý mà điển hình là rối loạn trong hệ tiêu hoá, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh.
- Là một nguyên nhân chiếm tỷ lệ cao qua con đường tiêm chính ma tuý lây truyền căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS.
* Đối với gia đình người nghiện
- Tiêu tốn tài sản của gia đình, người thân cho việc thoả mãn cơn nghiện.
- Để thoả mãn cơn nghiện, người nghiện có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng về hình sự như: Đánh đập, chửi bới, chém giết cha mẹ, vợ con, anh em và người thân của mình,... Đây là nguyên nhân làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, ảnh hưởng cuộc sống cộng đồng.
* Đối với trật tự an toàn xã hội
- Ma tuý là bạn đồng hành của tội phạm, là nguyên nhân dẫn đến các loại tội phạm khác như: Trộm cắp, cướp, cướp giật, cố ý gây thương tích, giết người,... Bất chấp pháp luật, đạo lý, quên cả tính mạng.
- Môi trường xã hội, nhất là những nơi có các đối tượng nghiện ma túy nhiều bị ảnh hưởng nặng nề.
3. Ma túy “núp bóng” - hệ lụy khôn lường
- Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an cảnh báo dạng ma túy mới núp bóng thực phẩm chức năng và đồ uống, tác hại của ma túy và các phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng phạm tội về ma túy.
- Thời gian qua, trên thế giới và Việt Nam xuất hiện 2 dạng ma túy ma túy mới núp bóng thực phẩm gồm: Thực phẩm chức năng có chứa chất ma túy và ma túy được các đối tượng pha trộn, đóng gói dưới dạng thực phẩm, đồ uống.
- Sử dụng thực phẩm có ma túy có thể gặp các ngộ độc tức thời như thần kinh bị lẫn lộn, hôn mê, co giật, rối loạn tâm thần; loạn nhịp tim, tăng huyết áp, tụt huyết áp, suy hô hấp,... thậm chí gây tử vong. Nếu sử dụng thực phẩm có ma túy lâu dài sẽ gây nghiện và phải đối mặt với nhiều bệnh mạn tính, thậm chí làm giảm kiểm soát nhận thức và hành vi. Đặc biệt, hiện nay giới trẻ có rất nhiều người trầm cảm, mà phần lớn có nguyên nhân từ sử dụng ma túy. Nhiều ca tự tử đều có tiền sử sử dụng ma túy, gây ra rối loạn tâm thần, hoang tưởng dẫn đến hành vi tự sát.
- Các thực phẩm trộn ma túy thường có giá cao hơn gấp nhiều lần so với thực phẩm thông thường. Do đó, mọi người, nhất là giới trẻ, cần cảnh giác và tìm hiểu kỹ những thứ đồ mình ăn uống, sử dụng. Khi mua hàng, cần đọc kỹ những thông tin, thành phần ghi trên vỏ bao bì. Còn với gia đình, ngay khi phát hiện con em mình sử dụng chất gây nghiện cần tỏ rõ thái độ và đồng hành để thay đổi hành vi của trẻ. Hầu hết trẻ vị thành niên sử dụng chất gây nghiện do stress hoặc muốn thể hiện bản thân. Vì vậy, gia đình cần quan tâm đến những thay đổi về tâm sinh lý của con em mình để trẻ không sử dụng và tái sử dụng chất gây nghiện.
Trường đại học Công nghiệp Quảng Ninh tích cực tăng cường công tác tuyên truyền hưởng ứng Tháng hành động, phòng chống ma túy năm 2023 nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm, rèn luyện kỹ năng phòng, chống ma túy đặc biệt là ma túy tổng hợp và ma túy “núp bóng” đối với toàn thể cán bộ, giảng viên, nhân viên và sinh viên Nhà trường./.
Ý kiến bạn đọc
Bạn cần đăng nhập với tư cách là %s để có thể bình luận
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn