Một số biện pháp tăng cường giáo dục về đạo đức, ý thức pháp luật cho sinh viên trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh
23:41 16/04/2017
Tình trạng vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật trong thanh niên, sinh viên ngày càng có xu hướng gia tăng; các hành vi lệch chuẩn, vi phạm về mặt đạo đức, pháp luật của sinh viên diễn ra ngày càng nhiều, để lại những hậu quả vô cùng nhức nhối... Vấn đề này đặt ra câu hỏi lớn cho gia đình, nhà trường và toàn xã hội về giáo dục đạo đức, lối sống, pháp luật cho thanh niên, sinh viên. Trong phạm vi bài viết này, nhóm tác giả tập trung phân tích thực trạng giáo dục đạo đức, pháp luật cho sinh viên tại trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh, từ đó đề ra một số giải pháp nhằm tăng cường giáo dục đạo đức, pháp luật cho sinh viên trong trường...
Một số vấn đề nhằm nâng cao kỷ luật phát ngôn trong Đảng
22:48 22/03/2016
Một Chi bộ đảng mạnh là chi bộ có tổ chức kỷ luật nghiêm minh, trong đó có kỷ luật phát ngôn. Quy định số 47-QĐ/TW Ngày 01/11/2011 về những điều đảng viên không được làm có những điều nói về phát ngôn trong Đảng. Quy định số 181-QĐ/TW ngày 30/3/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm cũng có riêng một điều, đó là Điều 9: “Vi phạm về kỷ luật tuyên truyền, phát ngôn”. Điều 9 quy định xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm từ hình thức khiển trách, cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ) đến kỷ luật bằng hình thức khai trừ. Chứng tỏ vấn đề phát ngôn trong Đảng là hết sức quan trọng, nếu vi phạm về kỷ luật phát ngôn không chỉ làm ảnh hưởng trực tiếp đến cá nhân mà còn có thể gây ảnh hưởng đến uy tín, niềm tin đối với Đảng; thậm chí gây hậu quả rất nghiêm trọng. Trong phạm vi bài viết này, tác giả xin được trao đổi một số vấn đề xung quanh kỷ luật phát ngôn trong Đảng để các đồng chí bí thư chi bộ có tài liệu tham khảo để thực hiện nghiêm túc việc quản lý và giáo dục đảng viên.
Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh
04:28 18/06/2014
Người xưa có câu: “Hiền tài là nguyên khí Quốc gia”; Bác Hồ dạy chúng ta rằng: “Cán bộ là cái gốc của mọi việc”. Lịch sử dân tộc ta và nhiều dân tộc khác trên thế giới cho thấy triều đại nào, chính thể nào đánh giá đúng, sử dụng đúng người hiền tài thì triều đại đó, chính thể đó hưng thịnh. Triều đại nào, chính thể nào đánh giá sai, sử dụng sai người hiền tài thì triều đại đó, chính thể đó suy vong, mất nước, mất chế độ hoặc trì trệ không phát triển. Ở nước ta trải qua các triều Đinh, Lý, Trần, Lê,… đã chứng minh rất rõ điều đó. Trên thế giới, một minh chứng cụ thể và mới nhất là ở Liên Xô 1992, chỉ vì vi phạm nguyên tắc quản lý cán bộ, sử dụng sai người mà gây sụp đổ nhanh chóng cả một thành trì Xã hội chủ nghĩa hùng mạnh tồn tại gần một thế kỷ. Qua đó ta thấy công tác cán bộ có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, vì vậy để thực hiện tốt công tác cán bộ, từ tuyển chọn, bố trí, sử dụng, quy hoạch, bồi dưỡng, đánh giá, bổ nhiệm và miễn nhiễm, chúng ta khẳng định lại quan điểm chung rằng Công tác cán bộ là công tác của Đảng.