Gặp mặt sinh viên khoá 12 tham gia thực tập tại Nhật Bản
03:52 25/12/2022
Ngày 22/12/2022, Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh đã tổ chức Gặp mặt sinh viên khoá đi thực tập sinh tại Nhật Bản. Dự buổi gặp mặt có đại diện Công ty VHC; lãnh đạo các phòng Khoa học & HTQT, Đào tạo, Công tác sinh viên, khoa Điện, khoa Công nghệ thông tin và 06 sinh viên trúng tuyển kỳ thực tập sinh tháng 1 năm 202. Các bạn sinh viên đã trải qua lớp đào tạo tiếng Nhật và những kiến thức cơ bản về đất nước con người Nhật Bản. Các sinh viên sẽ tham gia thực tập tại Công ty Cổ phần TAKUSHIN thuộc thành phố Yokohama.
Đánh giá thực trạng vấn đề tự học của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh và đề xuất các giải pháp cải thiện
22:12 24/06/2014
Dạy học được xem là con đường giáo dục cơ bản nhất để thực hiện mục đích của quá trình giáo dục tổng thể. Để hệ thống giáo dục đào tạo đại học ở Việt Nam hội nhập khu vực và quốc tế một tất yếu khách quan là phải chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ. Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh cũng đã triển khai áp dụng đào tạo theo học chế tín chỉ từ năm 2010-2011 (Khóa 21 Cao đẳng và K4 đại học). Trải qua khoảng bốn năm thực hiện, học chế tín chỉ đang được giảng viên và sinh viên của trường chấp nhận như một tất yếu cho sự phát triển của nền giáo dục toàn diện. Thực hiện học chế tín chỉ có nghĩa là chúng ta đang đi đúng với giáo dục đại học: sinh viên tự học, tự nghiên cứu, giảm sự nhồi nhét kiến thức của giảng viên do đó phát huy được tính chủ động, sáng tạo của người học. Tự học là hình thức học tập không thể thiếu được của sinh viên đang học tập tại các trường đại học nói chung và Đại học Công nghiệp Quảng Ninh nói riêng. Tổ chức hoạt động tự học một cách hợp lý, khoa học, có chất lượng, hiệu quả là trách nhiệm không chỉ ở người học mà còn là sự nghiệp đào tạo của nhà trường.
Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh
04:28 18/06/2014
Người xưa có câu: “Hiền tài là nguyên khí Quốc gia”; Bác Hồ dạy chúng ta rằng: “Cán bộ là cái gốc của mọi việc”. Lịch sử dân tộc ta và nhiều dân tộc khác trên thế giới cho thấy triều đại nào, chính thể nào đánh giá đúng, sử dụng đúng người hiền tài thì triều đại đó, chính thể đó hưng thịnh. Triều đại nào, chính thể nào đánh giá sai, sử dụng sai người hiền tài thì triều đại đó, chính thể đó suy vong, mất nước, mất chế độ hoặc trì trệ không phát triển. Ở nước ta trải qua các triều Đinh, Lý, Trần, Lê,… đã chứng minh rất rõ điều đó. Trên thế giới, một minh chứng cụ thể và mới nhất là ở Liên Xô 1992, chỉ vì vi phạm nguyên tắc quản lý cán bộ, sử dụng sai người mà gây sụp đổ nhanh chóng cả một thành trì Xã hội chủ nghĩa hùng mạnh tồn tại gần một thế kỷ. Qua đó ta thấy công tác cán bộ có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, vì vậy để thực hiện tốt công tác cán bộ, từ tuyển chọn, bố trí, sử dụng, quy hoạch, bồi dưỡng, đánh giá, bổ nhiệm và miễn nhiễm, chúng ta khẳng định lại quan điểm chung rằng Công tác cán bộ là công tác của Đảng.
Những chiến công oanh liệt của quân đội nhân dân Việt Nam
21:55 11/11/2013
Quân đội nhân dân Việt Nam ( tiền thân là đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân), kể từ khi thành lập cho đến nay, trải qua gần 70 năm ra trưởng thành dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã lập lên được nhiều chiến công lẫy lừng...
Một số kết quả đạt được khi sử dụng tuyển vi sinh để nâng cao chất lượng quặng nghèo trên thế giới
12:27 05/11/2012
Tài nguyên khoáng sản trong lòng trái đất là hữu hạn, trải qua nhiều năm khai thác và chế biến nguồn tài nguyên khoáng sản ngày càng cạn kiệt, các nguồn khoáng sản có hàm lượng khoáng sản có ích cao càng ít dần thì công nghệ tuyển khoáng càng thể hiện tầm quan trọng quyết định sự sống còn của công tác khai thác và chế biến khoáng sản.
Công tác tổ chức cán bộ đáp ứng yêu cầu mới
11:36 05/11/2012
Bác Hồ dạy chúng ta rằng: Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Vua Lê Hiến Tôn năm 1498 sắc dụ rằng: Nhân tài là nguyên khí của quốc gia. Lịch sử dân tộc ta và nhiều dân tộc khác trên thế giới cho thấy triều đại nào, chính thể nào đánh giá đúng, sử dụng đúng nhân tài thì triều đại đó, chính thể đó hưng thịnh. Triều đại nào, chính thể nào đánh giá sai, sử dụng sai nhân tài thì triều đại đó, chính thể đó suy vong, mất nước, mất chế độ hoặc trì trệ không phát triển. Trải qua các triều Đinh, Lý, Trần, Lê,… lịch sử nước ta đã chứng minh rất rõ điều đó.