Phương pháp hệ thống tài khoản quốc gia và việc áp dụng trong thống kê các chỉ tiêu kinh tế của Việt Nam
21:04 21/03/2016
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay, Việt Nam cần sử dụng thước đo chung về hoạt động kinh tế với các nước thành viên trong các tổ chức quốc tế. Do đó, cùng với sự chuyển đổi cơ chế kinh tế, việc chuyển từ hệ thống các bảng kinh tế quốc dân (Material Product System - MPS) sang hệ thống thống tài khoản quốc gia (System of National Accounts - SNA) là cần thiết.
Hệ thống tài khoản quốc gia (The System of National Accounts - SNA) là một hệ thống thống kê kinh tế vĩ mô được trình bày dưới dạng các tài khoản, bảng, biểu thống kê kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ mang tính hệ thống dùng để mô tả, phân tích các hiện tượng kinh tế cơ bản của nền kinh tế. Phân loại thống kê theo khu vực thể chế là một dạng phân loại rất đặc trưng của hệ thống tài khoản quốc gia nhằm phản ánh quá trình sản xuất, quá trình tạo thu nhập, phân phối lần đầu và phân phối lại thu nhập, sử dụng thu nhập cho mục đích tiêu dùng, để dành và tích luỹ, quá trình hình thành các nguồn vốn và hình thức huy động vốn, tổng giá trị tài sản cố định, tài sản tài chính.... của từng khu vực thể chế và mối quan hệ giữa các khu vực thể chế với nhau. Những thông tin có được từ biên soạn các tài khoản theo khu vực thể chế giúp Đảng và Nhà nước nhận biết rõ tình hình kinh tế của đất nước, từ đó rút ra những quy luật của nền kinh tế phục vụ cho điều hành, dự đoán tình hình phát triển kinh tế và đưa ra các quyết sách cần thiết nhằm phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả sản xuất, tính cạnh tranh của nền kinh tế, điều tiết thu nhập, đảm bảo tăng trưởng đi đôi với công bằng xã hội.
Phương pháp hệ thống tài khoản quốc gia và việc áp dụng trong thống kê các chỉ tiêu kinh tế của Việt Nam
21:12 17/03/2016
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay, Việt Nam cần sử dụng thước đo chung về hoạt động kinh tế với các nước thành viên trong các tổ chức quốc tế. Do đó, cùng với sự chuyển đổi cơ chế kinh tế, việc chuyển từ hệ thống các bảng kinh tế quốc dân (Material Product System - MPS) sang hệ thống thống tài khoản quốc gia (System of National Accounts - SNA) là cần thiết. Hệ thống tài khoản quốc gia (The System of National Accounts - SNA) là một hệ thống thống kê kinh tế vĩ mô được trình bày dưới dạng các tài khoản, bảng, biểu thống kê kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ mang tính hệ thống dùng để mô tả, phân tích các hiện tượng kinh tế cơ bản của nền kinh tế. Phân loại thống kê theo khu vực thể chế là một dạng phân loại rất đặc trưng của hệ thống tài khoản quốc gia nhằm phản ánh quá trình sản xuất, quá trình tạo thu nhập, phân phối lần đầu và phân phối lại thu nhập, sử dụng thu nhập cho mục đích tiêu dùng, để dành và tích luỹ, quá trình hình thành các nguồn vốn và hình thức huy động vốn, tổng giá trị tài sản cố định, tài sản tài chính.... của từng khu vực thể chế và mối quan hệ giữa các khu vực thể chế với nhau. Những thông tin có được từ biên soạn các tài khoản theo khu vực thể chế giúp Đảng và Nhà nước nhận biết rõ tình hình kinh tế của đất nước, từ đó rút ra những quy luật của nền kinh tế phục vụ cho điều hành, dự đoán tình hình phát triển kinh tế và đưa ra các quyết sách cần thiết nhằm phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả sản xuất, tính cạnh tranh của nền kinh tế, điều tiết thu nhập, đảm bảo tăng trưởng đi đôi với công bằng xã hội.
Giải cầu lông CBCNV năm 2016 trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh thành công tốt đẹp
20:29 17/03/2016
Thiết thực chào mừng 86 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2016), 106 năm ngày Quốc tế phụ nữ (8/3/1910 - 8/3/2016), 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2016), Công đoàn trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh tổ chức gải cầu lông CBCNV năm 2016.
Đại học Công nghiệp Quảng Ninh: Chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8/3.
21:39 08/03/2016
Thiết thực chào mừng 106 năm ngày Quốc tế phụ nữ (8/3/1910 - 8/3/2016), chiều ngày 5/3/2016, tại cơ sở Minh Thành, Liên chi đoàn Khoa Kinh tế - trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh đã tổ chức Hội thi cắm hoa nghệ thuật với chủ đề “Chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8/3”. Hội thi có sự tham gia của các đội thi đến từ các Chi đoàn K7, K6 và K5 thuộc khoa Kinh tế.
Xây dựng cơ cấu tối ưu bằng cách lập bài toán quy hoạch tuyến tính
19:57 18/12/2014
Trong xu thế hội nhập, với sự biến động của nền kinh tế thị trường và điều kiện kinh tế - chính trị trong nước cũng như quốc tế đã mang lại những cơ hội nhưng cũng không ít thách thức cho mỗi doanh nghiệp. Việc tăng khả năng tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh; việc có vốn, tích lũy vốn, tập trung được nhiều hay ít vốn vào doanh nghiệp là vấn đề hết sức quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Muốn đạt được những mục tiêu đó, các nhà quản trị doanh nghiệp cần quan tâm đến nguồn vốn, đến cơ cấu từng loại vốn, đến chi phí sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn để làm sao từ những nguồn vốn đã có có thể sinh sôi nảy nở ra nhiều vốn hơn nữa nhằm tái mở rộng sản xuất, để có thể tồn tại và phát triển doanh nghiệp một cách vững chắc.
Đánh giá thực trạng vấn đề tự học của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh và đề xuất các giải pháp cải thiện
22:12 24/06/2014
Dạy học được xem là con đường giáo dục cơ bản nhất để thực hiện mục đích của quá trình giáo dục tổng thể. Để hệ thống giáo dục đào tạo đại học ở Việt Nam hội nhập khu vực và quốc tế một tất yếu khách quan là phải chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ. Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh cũng đã triển khai áp dụng đào tạo theo học chế tín chỉ từ năm 2010-2011 (Khóa 21 Cao đẳng và K4 đại học). Trải qua khoảng bốn năm thực hiện, học chế tín chỉ đang được giảng viên và sinh viên của trường chấp nhận như một tất yếu cho sự phát triển của nền giáo dục toàn diện. Thực hiện học chế tín chỉ có nghĩa là chúng ta đang đi đúng với giáo dục đại học: sinh viên tự học, tự nghiên cứu, giảm sự nhồi nhét kiến thức của giảng viên do đó phát huy được tính chủ động, sáng tạo của người học. Tự học là hình thức học tập không thể thiếu được của sinh viên đang học tập tại các trường đại học nói chung và Đại học Công nghiệp Quảng Ninh nói riêng. Tổ chức hoạt động tự học một cách hợp lý, khoa học, có chất lượng, hiệu quả là trách nhiệm không chỉ ở người học mà còn là sự nghiệp đào tạo của nhà trường.
Xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở tỉnh Quảng Ninh
20:40 10/04/2014
Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X “về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” khẳng định: Trí thức Việt Nam là lực lượng lao động sáng tạo đặc biệt quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh đất nước và hội nhập quốc tế, xây dựng kinh tế tri thức, phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Thực tế cũng cho thấy, quốc gia nào chăm lo đào tạo, phát huy, định hướng tốt cho sự phát triển đội ngũ trí thức thì quốc gia đó sẽ phát triển, đặc biệt trong điều kiện kinh tế trí thức hiện nay. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Quảng Ninh đã có nhiều chính sách thu hút, đào tạo nguồn nhân lực trí thức đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn kinh tế trọng điểm của vùng Bắc Bộ.
Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo gắn với nhu cầu xã hội tại trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh
20:14 05/03/2014
Trong giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, nguồn nhân lực có trình độ cao càng trở nên có ý nghĩa quan trọng. Giáo dục và đào tạo (GDĐT) ngày càng thể hiện vai trò, nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng một thế hệ người Việt Nam mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội và cũng hỏi GDĐT phải có chiến lược phát triển đúng hướng, hợp quy luật, xu thế và xứng tầm thời đại. Thực tiễn, việc phát triển GDĐT của đất nước đã khẳng định những định hướng đúng đắn, nhưng đồng thời cũng cho thấy cần có sự điều chỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu liên tục phát triển của xã hội...
Những nhiệm vụ chiến lược cơ bản phát triển trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh trong giai đoạn 2008 – 2013
12:40 05/11/2012
1. Đào tạo chất lượng cao, trình độ cao và nhân tài cho đất nước 1.1. Các chỉ tiêu chính - Năm 2013, Đại học Công nghiệp Quảng Ninh (ĐHCNQN) ngang tầm các trường đại học trong khu vực và Quốc tế với 14 chuyên ngành đại học, trong đó có 03 chuyên ngành đạt trình độ quốc tế. - Xây dựng chương trình đào tạo chất lượng cao và đào tạo chuẩn quốc tế, chuẩn bị lộ trình cho việc đào tạo sau đại học các chuyên ngành đạt chuẩn quốc tế.