Phân tích mã độc bằng mô hình Mapreduce dựa trên cơ chế Sandbox

Phân tích mã độc bằng mô hình Mapreduce dựa trên cơ chế Sandbox

 22:12 19/11/2018

Hiện nay, mã độc được phát tán trên mạng ngày càng nhiều và khó phát hiện. Việc phân tích theo cách truyền thống là không khả thi, cho nên cần có các kỹ thuật hiệu quả để phát hiện và phân tích các hành vi của mã độc. Ta có thể phát triển một hệ thống phân tích số lượng mã độc lớn sử dụng cơ chế Sandbox tạo ra môi trường an toàn. Hệ thống này tự động thực thi một chương trình dựa trên môi trường phân tán và cho kết quả báo cáo mô tả các hành vi của chương trình. Bài báo tập trung trình bày hướng nghiên cứu và xây dựng mô hình phân tán MapReduce dựa trên cơ chế Sandbox nhằm phân tích các hành vi của mã độc một cách tự động cho phép giảm thời gian phân tích và phát hiện chính xác mã độc.

Nghiên cứu chế tạo màng phản xạ ánh sáng trên cơ sở các vật liệu ôxit bán dẫn

Nghiên cứu chế tạo màng phản xạ ánh sáng trên cơ sở các vật liệu ôxit bán dẫn

 20:51 15/03/2016

Báo cáo trình bày phương pháp chế tạo màng phản xạ ánh sáng và màng phản xạ ngược trên cơ sở sử dụng các vật liệu ôxít bán dẫn (TiO2, SiO2) và muối (BaSO4¬). Các vật liệu ban đầu để tạo màng phản xạ ánh sáng TiO2¬, BaSO4 và polymer được phân tán trong dung môi tạo thành dung dịch đồng nhất. Dung dịch đồng nhất sau đó được tạo màng trên đế thủy tinh bằng phương pháp nhúng phủ. Hệ số phản xạ và hình thái bề mặt của màng phản xạ ánh sáng được khảo sát bằng phương pháp phân tích cầu tích phân và hiển vi điện tử quét (SEM). Kết quả thu được các màng phản xạ ánh sáng có hệ số phản xạ trong vùng ánh sáng nhìn thấy trên 88%.

Nghiên cứu giải pháp tiết kiệm năng lượng trong mạng cảm biến không dây

Nghiên cứu giải pháp tiết kiệm năng lượng trong mạng cảm biến không dây

 22:16 18/06/2014

Trong bài báo này, chúng tôi tìm hiểu những vấn đề tồn tại, khó giải quyết của mạng cảm biến không dây như hạn chế năng lượng hoạt động và vấn đề bao phủ vùng, từ đó chúng tôi đề xuất giải pháp phân tán và song song để nâng cao hiệu quả của mạng cảm biến không dây trong thu thập thông tin cũng như tiết kiệm năng lượng hơn và tăng tốc độ truyền tin hơn, xử lý sự kiện nhanh hơn so với các phương pháp được áp dụng trước kia.

Tính chính quy của nghiệm yếu của hệ phương trình Navier - Stokes

Tính chính quy của nghiệm yếu của hệ phương trình Navier - Stokes

 21:43 17/06/2014

Hệ phương trình Navier-Stokes lần đầu tiên được nghiên cứu vào năm 1822, cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu viết về hệ phương trình Navier - Stokes, tuy nhiên những hiểu biết của ta về hệ phương trình này còn khá khiêm tốn. Muốn hiểu được hiện tượng sóng dập sau đuôi con tàu chạy trên mặt nước hay hiện tượng hỗn loạn của không khí sau đuôi máy bay khi bay trên bầu trời,… chúng ta đều phải tìm cách giải hệ phương trình Navier-Stokes. Trong bài báo này trình bày tính chính quy của nghiệm yếu của hệ Navier-Stokes thông qua các tiêu chuẩn năng lượng. Giả sử là một nghiệm yếu của hệ phương trình Navier-Stokes trong một miền bị chặn của thỏa mãn bất đẳng thức năng lượng mạnh. Khi đó được gọi là chính quy nếu động năng hoặc năng lượng phân tán là liên tục Holder trái, như một hàm của thời gian với số mũ Holder và nửa chuẩn Holder đủ nhỏ.