Khi nào giáo viên được thăng hạng chức danh nghề nghiệp
20:23 16/12/2019
Mặc dù không phải bắt buộc, nhưng việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp vẫn là mối quan tâm của nhiều giáo viên
Sự tác động của mạng xã hội đến văn hóa giao tiếp của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh
20:43 27/02/2019
Giao tiếp là một hoạt động đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Đó là cầu nối giữa con người với con người giúp con người hiểu nhau hơn.
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của xã hội và Internet, các trang mạng xã hội được biết đến rộng rãi và phổ biến, trong đó phổ biến nhất là facebook. Mặc dù, mục đích, cách thức, mức độ tham gia các trang mạng xã hội của mỗi người khác nhau nhưng mạng xã hội đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến mọi hoạt động và sinh hoạt của con người, trong đó có ảnh hưởng tới văn hóa giao tiếp. Sự tác động mạnh mẽ của mạng xã hội trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 đã ảnh hưởng không ít tới nhận thức và văn hóa giao tiếp của sinh viên nói chung và sinh viên trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh nói riêng. Văn hóa giao tiếp của sinh viên ĐHCNQN đang có sự biến đổi, có cả tích cực nhưng cũng tồn tại không ít hạn chế. Nghiên cứu sự tác động của mạng xã hội đến văn hóa giao tiếp của sinh viên trường ĐHCNQN nhằm giúp cho các em tiếp cận và sử dụng mạng xã hội một cách hợp lý sẽ làm giàu thêm văn hóa giao tiếp cho chính mình đồng thời phát huy nét đẹp truyền thống làm phong phú bản sắc văn hóa giao tiếp của người Việt.
Chức năng kiểm tra trong quá trình quản trị doanh nghiệp hiện nay
20:12 01/02/2018
Nhiều người cho rằng, kiểm tra là sự không tin tưởng lẫn nhau, kiểm tra ngăn cản quyền tự do hành động của mỗi con người và gây tốn kém cho hệ thống. Vào thời đại mà tính hợp pháp của quyền lực bị đặt nhiều câu hỏi và xu thế hướng tới quyền tự do sáng tạo cho các cá nhân đang được đẩy mạnh, khái niệm kiểm tra làm cho nhiều người khó chịu, mặc dù vậy kiểm tra là cần thiết vì một công việc nếu không có kiểm tra, giám sát chắc chắn sẽ nảy sinh nhiều sai sót. Kiểm tra là chức năng quan trọng của nhà quản trị. Tính chất quan trọng của kiểm tra được thể hiện ở cả hai mặt. Một mặt, kiểm tra là công cụ quan trọng để nhà quản trị phát hiện ra những sai sót và có biện pháp điều chỉnh. Mặt khác, thông qua kiểm tra, các hoạt động sẽ được thực hiện tốt hơn và giảm bớt được sai sót có thể nảy sinh.
Từ những định nghĩa trên, có thể khái quát: Kiểm tra là một tiến trình đo lường kết quả thực hiện so sánh với những điều đã được hoạch định, đồng thời sửa chữa và chấn chỉnh những sai lầm để đảm bảo công việc đạt được mục tiêu theo như kế hoạch hoặc các quyết định đặt ra.
Những biện pháp kiểm tra hiệu quả phải đơn giản (càng ít đầu mối kiểm tra càng tốt) cần tạo sự tự do và cơ hội tối đa cho người dưới quyền chủ động sử dụng kinh nghiệm, khả năng và tài năng quản trị của mình để đạt kết quả cuối cùng mong muốn về những công việc được giao.
Như vậy, kiểm tra là chức năng của mọi nhà quản trị, từ nhà quản trị cao cấp đến các nhà quản trị cấp cơ sở trong một tổ chức. Mặc dù qui mô của đối tượng kiểm tra và tầm quan trọng của sự kiểm tra thay đổi tùy theo cấp bậc của nhà quản trị, tất cả mọi nhà quản trị đều có trách nhiệm thực hiện các mục tiêu đã đề ra, do đó chức năng kiểm tra là chức năng cơ bản đối với mọi nhà quản trị.
Những kết quả nổi bật của nhà trường trong việc thực hiện nhiệm vụ học kỳ I và phương hướng nhiệm vụ trọng tâm học kỳ II năm học 2017 - 2018
03:18 29/01/2018
Học kỳ I năm học 2017-2018 toàn trường đã lập được nhiều thành tích cao mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng nhìn chung các đơn vị đã có nhiều cố gắng trong việc hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Các cán bộ, giảng viên và công nhân viên có tư tưởng chính trị vững vàng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của cấp ủy, sự điều hành của chính quyền tích cực công tác, khắc phục khó khăn thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn góp phần hoàn thành công tác đào tạo và phục vụ đào tạo của học kỳ I năm học 2017-2018.
Tầm quan trọng của việc lồng ghép giáo dục đạo đức thông qua tục ngữ, ca dao việt nam cho sinh viên đại học công nghiệp Quảng Ninh
03:21 29/10/2013
Tục ngữ, ca dao vốn là hình thức văn học dân gian có vần điệu, dễ thuộc, dễ nhớ lại giàu triết lý nhân sinh, ra đời từ rất lâu trong lịch sử, phản ánh đời sống tinh thần của người dân Việt Nam và vẫn luôn đồng hành cùng dân tộc. Trong tục ngữ, ca dao chứa đựng nhiều quan điểm nhân sinh sâu sắc đồng thời ẩn chứa nhiều giá trị đạo đức nổi bật. Mặc dù đạo đức là hệ thống giá trị chuẩn mực đánh giá và điều chỉnh hành vi của con người dựa trên niềm tin cá nhân, dư luận xã hội nhưng giữa tục ngữ ca dao và đạo đức có thể lồng ghép vào nhau vì cùng dựa trên cơ sở khuyến khích tinh thần tự giác, tự thẩm thấu của mỗi người với các chuẩn mực tốt đẹp. Vấn đề đặt ra là nên khai thác như thế nào để phát huy được lợi thế của tục ngữ và ca dao trong việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ Việt Nam nói riêng và người Việt Nam nói chung đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập hiện nay. Dân tộc Việt Nam từ ngàn năm lịch sử đã sáng tạo ra cả kho tàng ca dao, tục ngữ đồ sộ. Có thể coi đó như pho sách giáo khoa có giá trị vào bậc nhất về luân lý đạo đức. Đã từ rất lâu người Việt Nam đã khéo léo lồng ghép việc răn giảng đạo đức vào tục ngữ, ca dao nhằm góp phần rèn giũa nhân cách cho con người. Trong tục ngữ, ca dao có thể khai thác nhiều khía cạnh giá trị đạo đức sâu sắc có tác dụng khuyên răn và giáo dục đến các đối tượng lĩnh hội. Sinh viên là lực lượng cơ bản và nòng cốt của thanh niên Việt Nam - những chủ nhân tương lai của đất nước. Nhiệm vụ của giáo dục Việt Nam là đào tạo những sinh viên ấy trở thành những con người vừa “hồng” vừa “chuyên”. Chính vì vậy trong nhà trường ngoài việc giúp học sinh lĩnh hội tri thức thì giáo dục còn có nhiệm vụ hình thành và phát triển đạo đức, nhân cách cho người học. Thiết nghĩ với đặc thù là một trường kỹ thuật các giảng viên trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh càng nên đẩy mạnh việc lồng ghép tục ngữ, ca dao vào trong quá trình giảng dạy nhằm góp phần bồi đắp và phát triển những tư tưởng đạo đức tốt đẹp cho sinh viên.
Tầm quan trọng của việc lồng ghép giáo dục đạo đức thông qua tục ngữ, ca dao việt nam cho sinh viên Đại học Công nghiệp Quảng Ninh
20:38 20/01/2013
Tục ngữ, ca dao vốn là hình thức văn học dân gian có vần điệu, dễ thuộc, dễ nhớ lại giàu triết lý nhân sinh, ra đời từ rất lâu trong lịch sử, phản ánh đời sống tinh thần của người dân Việt Nam và vẫn luôn đồng hành cùng dân tộc. Trong tục ngữ, ca dao chứa đựng nhiều quan điểm nhân sinh sâu sắc đồng thời ẩn chứa nhiều giá trị đạo đức nổi bật. Mặc dù đạo đức là hệ thống giá trị chuẩn mực đánh giá và điều chỉnh hành vi của con người dựa trên niềm tin cá nhân, dư luận xã hội nhưng giữa tục ngữ ca dao và đạo đức có thể lồng ghép vào nhau vì cùng dựa trên cơ sở khuyến khích tinh thần tự giác, tự thẩm thấu của mỗi người với các chuẩn mực tốt đẹp. Vấn đề đặt ra là nên khai thác như thế nào để phát huy được lợi thế của tục ngữ và ca dao trong việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ Việt Nam nói riêng và người Việt Nam nói chung đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập hiện nay.