Tầm quan trọng của việc lồng ghép giáo dục đạo đức thông qua tục ngữ, ca dao việt nam cho sinh viên Đại học Công nghiệp Quảng Ninh
20:38 20/01/2013
Tục ngữ, ca dao vốn là hình thức văn học dân gian có vần điệu, dễ thuộc, dễ nhớ lại giàu triết lý nhân sinh, ra đời từ rất lâu trong lịch sử, phản ánh đời sống tinh thần của người dân Việt Nam và vẫn luôn đồng hành cùng dân tộc. Trong tục ngữ, ca dao chứa đựng nhiều quan điểm nhân sinh sâu sắc đồng thời ẩn chứa nhiều giá trị đạo đức nổi bật. Mặc dù đạo đức là hệ thống giá trị chuẩn mực đánh giá và điều chỉnh hành vi của con người dựa trên niềm tin cá nhân, dư luận xã hội nhưng giữa tục ngữ ca dao và đạo đức có thể lồng ghép vào nhau vì cùng dựa trên cơ sở khuyến khích tinh thần tự giác, tự thẩm thấu của mỗi người với các chuẩn mực tốt đẹp. Vấn đề đặt ra là nên khai thác như thế nào để phát huy được lợi thế của tục ngữ và ca dao trong việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ Việt Nam nói riêng và người Việt Nam nói chung đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập hiện nay.
Đảng bộ Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
12:33 05/11/2012
Ngày 07-11-2006, Bộ Chính trị Chỉ thị số 06-CT/TW về tổ chức cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Chỉ thị nhấn mạnh: “Tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết tinh những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và tinh hoa văn hoá nhân loại, là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và nhân dân ta, là tấm gương sáng của mọi người Việt Nam học tập và noi theo”.
Thi đua trong sự nghiệp phát triển Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh
12:29 05/11/2012
Cách đây 60 năm, giữa lúc cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc đang cực kỳ khó khăn gian khổ, Bác Hồ của chúng ta đã rất coi trọng thi đua, xem công tác thi đua như một chiếc đòn bẩy để hất tung những tảng đá khó khăn trên con đường thống nhất đất nước.
Công tác tổ chức cán bộ đáp ứng yêu cầu mới
11:36 05/11/2012
Bác Hồ dạy chúng ta rằng: Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Vua Lê Hiến Tôn năm 1498 sắc dụ rằng: Nhân tài là nguyên khí của quốc gia. Lịch sử dân tộc ta và nhiều dân tộc khác trên thế giới cho thấy triều đại nào, chính thể nào đánh giá đúng, sử dụng đúng nhân tài thì triều đại đó, chính thể đó hưng thịnh. Triều đại nào, chính thể nào đánh giá sai, sử dụng sai nhân tài thì triều đại đó, chính thể đó suy vong, mất nước, mất chế độ hoặc trì trệ không phát triển. Trải qua các triều Đinh, Lý, Trần, Lê,… lịch sử nước ta đã chứng minh rất rõ điều đó.