Đánh giá khả năng áp dụng công nghệ cơ giới hóa khai thác than hầm lò giai đoạn 2006 - 2010 khu vực Quảng Ninh
21:35 10/03/2016
Nhu cầu các hộ sử dụng than chủ yếu như nhiệt điện chạy than, xi măng, vật liệu xây dựng, hoá chất, giấy… đã tăng mạnh so với trước đây, do vậy ngành than đã tiến hành lập “Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam giai đoạn 20062015 có xem xét triển vọng đến năm 2025” với mục tiêu sau: Năm 2010 là: 4044 triệu tấn; 2015 là: 4 50 triệu tấn; 2020 là: 5157 triệu tấn; 2025 là: 5460 triệu tấn thương phẩm. Để đạt được công suất thiết kế trên ngoài đầu tư theo diện rộng, cần đầu tư chiều sâu để thực hiện quá trình cơ giới hoá và hiện đại hoá các mỏ than hầm lò trong đó cần đặc biệt quan tâm việc áp dụng công nghệ khai thác than tiên tiến gồm máy khấu đi với dàn tự hành ở những khu vực có điều kiện địa chất và kỹ thuật thích hợp.
Áp dụng quy trình Pride trong việc thu hút lao động của một số doanh nghiệp ở Việt Nam và thế giới
21:51 14/12/2014
Từ năm 2007 Việt Nam bước vào thời kỳ cơ cấu “dân số vàng”. Đây là một dấu hiệu khẳng định nguồn lao động dồi dào của Việt Nam, là cơ hội để các doanh nghiệp lựa chọn tuyển dụng và xây dựng nguồn lao động tương lai bền vững. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng biết tận dụng lợi thế này. Một trong những cơ sở để giúp các doanh nghiệp phân tích, xem xét tình hình thu hút lao động của mình như thế nào trước cơ cấu “dân số vàng” thông qua nghiên cứu và áp dụng quy trình PRIDE.
Nghiên cứu một số phương pháp xác định sức kháng cắt của đá dùng để tính toán một số thông số của đầu mũi khoan đá vùng Quảng Ninh
03:33 12/11/2013
Quá trình khoan tạo lỗ trong đất đá là quá trình tương tác giữa đầu mũi khoan với đất đá để tạo ra trong đất đá ứng suất lớn hơn giới hạn bền của đá để phá huỷ chúng. Khả năng chịu cắt của đá là yếu tố quan trọng dùng để xem xét quá trình khoan tạo lỗ. Nó được định lượng bằng lực cắt của dụng cụ cắt. Bài báo này trình bày các vấn đề về xác định sức kháng cắt của đá. Điều này được thực hiện bởi một số phương pháp khác nhau. Phương pháp thứ nhất là tính toán theo lý thuyết dựa trên một số giả thuyết và quan sát thực nghiệm. Phương pháp thứ hai được đo từ trong phòng thí nghiệm cắt. Phương pháp khác là mô phỏng quá trình cắt bằng một vài chương trình tính toán trên máy tính. Mục tiêu của bài báo này là xem xét một số phương pháp mô phỏng số, trong đó nghiên cứu mô phỏng số bằng phần mềm Inventor3D[2] và Ansys [3], được tác giả sử dụng để thực hiện một mô hình cụ thể về sức kháng cắt của đá, làm cơ sở cho việc tính toán một số thông số của đầu mũi khoan dùng để khoan tạo lỗ nổ mìn trong khai thác hầm lò vùng Quảng Ninh.