Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất phương án khai thác phần trữ lượng than dưới lòng suối Vàng Danh
04:13 16/03/2016
Nằm dưới suối trong khu vực khoáng sàng than Vàng Danh-2 (TVD-2) còn gọi là khu vực suối B Vàng Danh gồm các vỉa than 8, 7, 6, 5, 4 theo thứ tự từ trên xuống dưới, trong đó: Vỉa 8 nằm trên cùng đã được khai thác tầng từ +50 ÷ +105 theo dự án khai thác phần lò giếng Vàng Danh mức +0 ÷ +105, tầng từ +105 ÷ +122 để lại làm trụ bảo vệ suối và làm trụ ngăn cách với phần lò bằng +122÷ lộ vỉa. Các vỉa 7, 6, 5 phần trữ lượng nằm dưới suối B Vàng Danh cần để lại trụ bảo vệ suối (theo Thiết kế của dự án khai thác phần lò giếng Vàng Danh mức +105 ÷ ±0 và Thiết kế khai thác phần lò giếng Vàng Danh mức ± 0÷ -175) đã được phê duyệt. Tuy nhiên, vấn đề khai thác phần trữ lượng than dưới suối B Vàng Danh thực chất là vấn đề khai thác an toàn dưới đối tượng chứa nước. Trong quá trình khai thác phần trữ lượng vỉa 8 tầng từ +50 ÷ +105 dưới suối Vàng Danh B đã tạo ra các khe nứt ảnh hưởng tới bề mặt suối làm cho nước mặt chảy vào lò chợ II-8-2 với một lưu lượng lớn nên việc sản xuất tại lò chợ II-8-2 gặp rất nhiều khó khăn và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Vì vậy, cần thiết phải tính toán ảnh hưởng của nước mặt chảy vào các lò chợ khi khai thác phần trữ lượng than vỉa 7 nằm dưới lòng suối B Vàng Danh nhằm hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của nước mặt đến sản xuất khai thác vỉa 7 (lò chợ II-7-5) và các vỉa 6, 5 phần trữ lượng than dưới lòng suối B Vàng Danh.
Nghiên cứu công nghệ tuyển quặng apatit loại 2 mỏ Cóc - Lào Cai bằng thuốc tập hợp Berol
23:00 13/03/2016
Apatit là quặng chứa hợp chất của phospho, có công thức hoá học tổng quát là Ca5(PO4)3F hoặc Ca5(PO4)3Cl. Nó là nguyên liệu chính để sản xuất phospho và các hợp chất của nó. Phospho và các hợp chất chứa phospho được ứng dụng rộng rãi trong nền kinh tế quốc dân, ngành công nghiệp phân bón sử dụng khoảng 90% nhu cầu về phospho, ở đây phospho được sử dụng dưới dạng các loại phân bón chứa phosphat (phân lân) như supe phosphat đơn và kép, amophos, nitrophos, phosphat kết tủa, các loại phân lân nung chảy. Các ngành công nghiệp khác sử dụng 10% nhu cầu còn lại. Theo thành phần hoá học, khoáng vật, thạch học quặng apatit được phân chia ra bốn dạng cơ bản là quặng loại I, loại II, loại III, loại IV. Trong đó quặng loại II có trữ lượng lớn nhưng chưa được sử dụng nhiều (khoảng 1%) do chưa có công nghệ tuyển phù hợp. Tuy nhiên trong các mỏ quặng loại II thì quặng tại Mỏ Cóc có triển vọng hơn cả. Hiện nay trên thị trường có đưa ra loại thuốc Berol 2105 để tuyển nổi thuận quặng apatit loại II nhưng chưa có chế độ công nghệ phù hợp. Do đó việc nghiên cứu chế độ công nghệ tuyển quặng apatit loại II vùng Mỏ Cóc là hết sức cần thiết để đưa vào sản xuất.
Khai thác xuống sâu và một số vấn đề cần giải quyết khi khai thác xuống sâu ở mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh
02:18 10/03/2016
Với chiến lược phát triển của ngành than và nhu cầu về năng lượng hóa thạch của nền kinh tế quốc dân trong thời gian tới thì việc các mỏ mở rộng diện khai thác và chiều sâu khai thác là điều tất yếu. Hiện nay, các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh đang ở giai đoạn chuẩn bị kết thúc khai thác phần trữ lượng khoáng sản nằm gần mặt đất. Đồng thời với quá trình đó một số mỏ đã và đang tiến hành mở vỉa và chuẩn bị ruộng mỏ để khai thác phần trữ lượng nằm sâu dưới lòng đất như: Mạo Khê, Nam Mẫu, Hà Lầm, Dương Huy, Quang Hanh, Thống Nhất, Mông Dương, Khe Chàm. Việc khai thác xuống sâu nảy sinh nhiều yếu tố gây khó khăn cho công tác khai thác như: khả năng tàng trữ và thoát khí, sự tăng nhiệt độ, tăng áp lực mỏ, khả năng bục nước và khí...
Mỏ sắt Quý Xa - Lào Cai và ứng dụng thiết bị tiên tiến trong chế biến
21:56 24/06/2014
Mỏ Quý Xa là một mỏ khoáng sàng limonit cỡ lớn, thân quặng tập trung, lớp đất phủ mỏng, dễ khai thác. Tổng trữ lượng và tài nguyên của mỏ hơn 120 triệu tấn, trong đó cấp 121 + 122 hơn 108 triệu tấn. Mỏ đã đưa cụm thiết bị cấp liệu - đập công nghệ mới, tiên tiến của Vương quốc Anh vào dây chuyền nghiền quặng nguyên sinh. Việc tìm kiếm dòng thiết bị thích hợp khi thiết kế các dây chuyền chế biến khoáng sản đã mang lại lợi ích thiết thực cho chủ đầu tư cũng như góp phần thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng công nghệ cao trong ngành công nghiệp khai thác chế biến khoáng sản ở Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu công nghệ tuyển quặng Apatit Carbonat vùng Cam Đường - Lào Cai bằng sơ đồ tuyển nổi hai giai đoạn
21:23 23/06/2014
Quá trình công nghệ chế biến quặng apatit sau công đoạn khai thác từ mỏ để thu hồi apatit là một quá trình đa dạng, phức tạp và phong phú. Quá trình này bao gồm nhiều giải pháp và quy trình kỹ thuật khác nhau để áp dụng cho các đối tượng quặng đầu apatit có tính chất khác nhau đang tồn tại trong thực tế ở Việt Nam... Ở Việt Nam hiện nay, quặng apatit loại II có trữ lượng lớn nhưng chủ yếu được khai thác và sử dụng trực tiếp để sản xuất phân lân nung chảy, phospho vàng khoảng 1%. Quặng apatit - carbonat Lào Cai (quặng loại II) là nguồn tài nguyên tiềm năng, nguyên liệu phosphat tại Việt Nam. Tuy nhiên, loại quặng này khó tuyển do vậy cần phải nghiên cứu công nghệ tuyển loại quặng này là cần thiết.
Nghiên cứu, phân tích nguồn tài nguyên khoáng sản khu vực Quảng Ninh
04:12 20/06/2014
Đối với một quốc gia nguồn tài nguyên khoáng sản là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế xã hội, nhưng nguồn tài nguyên lại không tái tạo được nên chúng cần được bảo vệ và sử dụng hợp lý. Khai thác khoáng sản mang lại nguồn lợi lớn cho xã hội nhưng cũng để lại những hậu quả phức tạp cho môi trường sinh thái của đất nước. Do vậy, để bảo vệ, khai thác và sử dụng hợp lý khoáng sản cần điều tra, thăm dò nhằm biết rõ các loại khoáng sản hiện có, vị trí phân bố, mức độ điều tra, chất lượng, trữ lượng và khả năng sử dụng chúng.
Nghiên cứu lý thuyết xác định vị trí giếng mỏ hợp lý các mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh
21:26 19/06/2014
Ở khu vực Quảng Ninh hiện nay, phần trữ lượng than nằm ở phía trên mức thoát nước tự nhiên có thể được mở vỉa bằng lò bằng đã khai thác sắp hết còn đối với phần trữ lượng khoáng sàng nằm ở phía dưới phải được mở vỉa bằng hệ thống các giếng mỏ. Trong thiết kế, xây dựng mỏ hầm lò được mở vỉa bằng giếng thì việc quy hoạch và xác định vị trí giếng hợp lý đặc biệt là giếng chính có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến các chi phí cấu thành giá thành tấn than và mức độ an toàn chính vì thế vị trí giếng chính được xác định dựa trên việc tính toán theo điều kiện kinh tế và có sự điều chỉnh theo yêu cầu của yếu tố địa chất mỏ và kỹ thuật.
Đánh giá trữ lượng và điều kiện khai thác các khu vực vỉa dốc vùng Quảng Ninh
02:20 31/10/2013
Hiệu quả khai thác phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố ảnh hưởng đến công nghệ sử dụng, trong đó điều kiện địa chất và kỹ thuật mỏ là hai yếu tố quyết định đến việc lựa chọn sơ đồ công nghệ khai thác. Bài báo đã tiến hành đánh giá 8 khu vực khoáng sàng, Công ty than khai thác hầm lò có trữ lượng vỉa dốc ( 45) nhiều thuộc khoáng sàng vùng Quảng Ninh với tổng trữ lượng địa chất 134.151,8 nghìn tấn.
Đánh giá trữ lượng và điều kiện khai thác các khu vực vỉa dốc vùng Quảng Ninh
20:43 20/01/2013
Hiệu quả khai thác phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố ảnh hưởng đến công nghệ sử dụng, trong đó điều kiện địa chất và kỹ thuật mỏ là hai yếu tố quyết định đến việc lựa chọn sơ đồ công nghệ khai thác. Bài báo đã tiến hành đánh giá 8 khu vực khoáng sàng, Công ty than khai thác hầm lò có trữ lượng vỉa dốc ( 45) nhiều thuộc khoáng sàng vùng Quảng Ninh với tổng trữ lượng địa chất 134.151,8 nghìn tấn.
Sơ bộ đánh giá thực trạng kỹ thuật an toàn trong lĩnh vực khai thác đá hiện nay và một số kiến nghị
12:24 05/11/2012
Sự hình thành các mỏ đá có giá trị ở Nước ta phụ thuộc vào cấu tạo địa chất từng vùng, có thể chia thành 3 khu vực: Bắc, Trung, Nam Khu vực miền Bắc gồm các tỉnh từ Thanh Hoá trở ra, tập trung nhiều mỏ đá với chủng loại đá có giá trị sử dụng gồm: Granít, gabrô, các đá cacbônát (đá vôi, đôlômít, cẩm thạch, dăm kết vôi), quăczít, cát kết và các đá phun trào. Khu vực này trữ lượng đá vôi rất lớn.