Giải pháp tăng hiệu suất cho phân tích cú pháp tiếng Việt thành phần bằng phương pháp thứ tự giữa
22:19 27/02/2019
Cả hai chiến lược phân tích cú pháp thành phần (consituent parsing) từ dưới lên (bottom-up) và từ trên xuống (top-down) thường được sử dụng cho các bộ phân tích cú pháp dựa trên biến đổi với mạng nơ ron. Các chiến lược này khác nhau về thứ tự sinh ra các thành tố cú pháp trong cây dẫn xuất hoặc là thứ tự sau (post-order) với phương pháp từ dưới lên; hoặc là thứ tự trước (pre-order) với phương pháp từ trên xuống. Phương pháp từ dưới lên có thuận lợi là luôn được bổ sung các thông tin khi xây dựng các thành tố mới từ cây cú pháp đã được xây dựng một phần, nhưng lại thiếu hướng dẫn bao quát trong quá trình phân tích cú pháp; phương pháp từ trên xuống có thuận lợi là có các thông tin rộng hơn để ra các quyết định cục bộ, nhưng phải dựa vào encoder phức tạp cho câu đầu vào để dự đoán cấu trúc phân cấp thành phần. Để giảm thiểu các điểm yếu của cả hai phương pháp trên, chúng tôi đề xuất một hệ thống phân tích cú pháp mới dựa trên thứ tự giữa (in-order) đi ngang qua cây cú pháp, thiết kế một tập hợp của các hành động chuyển tiếp để tìm sự thỏa hiệp giữa thông tin thành phần từ dưới lên và thông tin bao quát từ trên xuống. Dựa trên stack-LSTM, hệ thống phân tích cú pháp mới của chúng tôi đạt được 78,26%8 F1 trên bộ ngữ liệu Việt Treebank (VTB). Đây là kết quả tốt nhất trên bộ ngữ liệu này từ trước đến nay.
Phương pháp hiệu quả xác định dạng chuẩn BFCF của cây không có thứ tự
03:08 31/01/2018
Vấn đề quan trọng trong khai phá kho (cơ sở dữ liệu) các cây dữ liệu là tìm sự xuất hiện của các cây con (có hoặc không có thứ tự). Do số lượng các cây con tăng theo hàm mũ của kích cỡ của cây, vì vậy các phương pháp truyền thống khai phá tất cả các cây con là không khả thi đối với những cây dữ liệu cỡ lớn.
Trong bài báo này, trước tiên chúng tôi giới thiệu thuật toán xác định hiệu quả (nhanh hơn) mã chuỗi theo chiều rộng BFSE của cây có thứ tự, sau đó phát triển thuật toán lặp hiệu quả để xác định dạng chuẩn BFCF của cây không có thứ tự.
Lựa chọn trình tự khai thác các tầng trong vỉa thoải nhằm giảm chi phí bảo vệ đường lò chuẩn bị và tăng yếu tố an toàn
23:19 12/04/2017
Bài báo phân tích về thứ tự khai thác giữa các tầng trong vỉa thoải ảnh hưởng đến công tác bảo vệ đường lò. Từ đó đề xuất phương án thứ tự khai thác các tầng trong vỉa nhằm làm giảm chi phí bảo vệ đường lò chuẩn bị và tăng yếu tố an toàn.
Đảng ủy trường ĐHCN Quảng Ninh tổ chức học tập, quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương IV khóa XII và Chỉ thị 05 – CT/TW của Bộ chính trị
03:56 28/12/2016
Thực hiện kế hoạch số 93-KH/TU ngày 12/12/2016 của Tỉnh ủy Quảng Ninh về tổ chức học tập, quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XII (Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4); Thực hiện kế hoạch số 25-KH/ĐU ngày 29/11/2016 của Đảng ủy Than Quảng Ninh; Hướng dẫn số 122-HD/BTG ngày 14/12/2016 của Ban Tuyên giáo Đảng ủy Than Quảng Ninh thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ chính trị về “đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; sáng ngày 28/12/2016, tại hội trường lớn cơ sở Yên Thọ, Đảng ủy trường ĐHCN Quảng Ninh đã tổ chức học tập, quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương IV khóa XII và Chỉ thị 05 - CT/TW của Bộ chính trị cho toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động trong nhà trường. Tiến sĩ Nguyễn Thị Huyền Thái - Phó Trưởng Khoa Mác - LêNin, Tư tưởng Hồ Chí Minh dự và truyền giảng tại hội nghị.
Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất phương án khai thác phần trữ lượng than dưới lòng suối Vàng Danh
04:13 16/03/2016
Nằm dưới suối trong khu vực khoáng sàng than Vàng Danh-2 (TVD-2) còn gọi là khu vực suối B Vàng Danh gồm các vỉa than 8, 7, 6, 5, 4 theo thứ tự từ trên xuống dưới, trong đó: Vỉa 8 nằm trên cùng đã được khai thác tầng từ +50 ÷ +105 theo dự án khai thác phần lò giếng Vàng Danh mức +0 ÷ +105, tầng từ +105 ÷ +122 để lại làm trụ bảo vệ suối và làm trụ ngăn cách với phần lò bằng +122÷ lộ vỉa. Các vỉa 7, 6, 5 phần trữ lượng nằm dưới suối B Vàng Danh cần để lại trụ bảo vệ suối (theo Thiết kế của dự án khai thác phần lò giếng Vàng Danh mức +105 ÷ ±0 và Thiết kế khai thác phần lò giếng Vàng Danh mức ± 0÷ -175) đã được phê duyệt. Tuy nhiên, vấn đề khai thác phần trữ lượng than dưới suối B Vàng Danh thực chất là vấn đề khai thác an toàn dưới đối tượng chứa nước. Trong quá trình khai thác phần trữ lượng vỉa 8 tầng từ +50 ÷ +105 dưới suối Vàng Danh B đã tạo ra các khe nứt ảnh hưởng tới bề mặt suối làm cho nước mặt chảy vào lò chợ II-8-2 với một lưu lượng lớn nên việc sản xuất tại lò chợ II-8-2 gặp rất nhiều khó khăn và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Vì vậy, cần thiết phải tính toán ảnh hưởng của nước mặt chảy vào các lò chợ khi khai thác phần trữ lượng than vỉa 7 nằm dưới lòng suối B Vàng Danh nhằm hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của nước mặt đến sản xuất khai thác vỉa 7 (lò chợ II-7-5) và các vỉa 6, 5 phần trữ lượng than dưới lòng suối B Vàng Danh.