Kết quả nghiên cứu công nghệ tuyển rửa kết hợp nung từ hóa- tuyển từ quặng sắt làng Vinh - làng Cọ, Lào Cai

Kết quả nghiên cứu công nghệ tuyển rửa kết hợp nung từ hóa- tuyển từ quặng sắt làng Vinh - làng Cọ, Lào Cai

 21:00 06/04/2016

Tài nguyên khoáng sản là một trong những nguồn lực có vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. Những hiểu biết đầy đủ, toàn diện và chính xác về từng loại tài nguyên khoáng sản của vùng cho phép lựa chọn, quyết định đúng đắn về việc đầu tư các dự án thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản.

Việc tìm kiếm, thăm dò, khai thác ra nhiều quặng cũng như ngành chế biến, tuyển nhằm nâng cao hàm lượng quặng sắt đáp ứng được yêu cầu đầu vào của ngành luyện kim, tạo ra các sản phẩm sắt, thép đưa đi tiêu thụ có ý nghĩa quan trọng.

Mẫu quặng sắt Làng Vinh - Làng Cọ có hàm lượng sắt khoảng 35% nên thuộc loại quặng sắt nghèo, lại có thành phần khoáng vật phức tạp nên cần lựa chọn phương pháp và trình tự nghiên cứu hợp lý.

Nghiên cứu, phân tích nguồn tài nguyên khoáng sản khu vực Quảng Ninh

Nghiên cứu, phân tích nguồn tài nguyên khoáng sản khu vực Quảng Ninh

 04:12 20/06/2014

Đối với một quốc gia nguồn tài nguyên khoáng sản là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế xã hội, nhưng nguồn tài nguyên lại không tái tạo được nên chúng cần được bảo vệ và sử dụng hợp lý. Khai thác khoáng sản mang lại nguồn lợi lớn cho xã hội nhưng cũng để lại những hậu quả phức tạp cho môi trường sinh thái của đất nước. Do vậy, để bảo vệ, khai thác và sử dụng hợp lý khoáng sản cần điều tra, thăm dò nhằm biết rõ các loại khoáng sản hiện có, vị trí phân bố, mức độ điều tra, chất lượng, trữ lượng và khả năng sử dụng chúng.

Nghiên cứu, phân tích hiện trạng mở vỉa khai thác than và định hướng mở vỉa bằng giếng đứng trong tương lai tại vùng mỏ Quảng Ninh

Nghiên cứu, phân tích hiện trạng mở vỉa khai thác than và định hướng mở vỉa bằng giếng đứng trong tương lai tại vùng mỏ Quảng Ninh

 21:31 19/06/2014

Hiện nay, lượng tài nguyên khoáng sản than tại Việt Nam từ mức -125 trở lên đã khai thác gần hết. Theo thăm dò địa chất đến năm 2030, để đảm bảo nhu cầu năng lượng than cung cấp cho các nhà máy, yêu cầu cần phải thăm dò khai thác khoáng sản tới mức -350. Từ trước tới nay, các hệ thống khai thông mở vỉa tại Việt Nam chủ yếu là các đường lò bằng, lò nghiêng, giếng nghiêng nối thông các hệ thống sân ga và hầm trạm bên dưới. Các hệ thống có ưu điểm là thi công đơn giản, chủ yếu được chống bằng sắt vòm. Tuy nhiên, chiều dài đối với giếng nghiêng lớn do yêu cầu về các thiết bị vận tải trong giếng. Việc khai thác tầng khoáng sản dưới sâu mức -350 khi sử dụng giếng nghiêng có những nhược điểm cơ bản sau: chiều dài đường lò lớn do vậy yêu cầu khai trường phải rộng, chi phí xây dựng tăng do chiều dài đường lò tăng, các thiết bị trục tải phải lớn hơn do vậy tăng chi phí đầu tư ban đầu của mỏ. Do vậy, hiện nay để khai thông mở vỉa khai thác các tầng khoáng sản dưới sâu thì việc sử dụng giếng đứng là tối ưu nhất.