Nghiên cứu tính toán các thông số điện của một số mạng điện 6kV để nâng cao hiệu quả của hệ thống bảo vệ rơ le chạm đất một pha cho một số khởi hành của mỏ than Cọc Sáu.
22:06 17/02/2019
Trong bài báo này trình bày các vấn đề sau: Các hình thức bảo vệ chạm đất một pha thường dùng trong mỏ và nguyên lý thực hiện cắt mạch; hiện trạng của các hệ thống bảo vệ chạm đất một pha mạng 6kV của mỏ; kết quả tính toán các thông số điện thực tế của mạng 6kV mỏ than Cọc Sáu và dòng chạm đất, từ đó đề xuất nâng cao hiệu quả hệ thống bảo vệ chạm đất một pha mạng 6kV cho một số khởi hành mỏ.
Nâng cao chất lượng quá trình điều chỉnh mức nước bao hơi trong nhà máy nhiệt điện
22:42 16/04/2017
Bài báo trình bày giải pháp mới trong việc điều khiển ổn định mức nước trong công nghệ bao hơi của nhà máy nhiệt điện, đó là sử dụng bộ điều khiển mờ (FC-Fuzzy Control). Đây là phương pháp thiết kế dựa trên kinh nghiệm con người về đối tượng, luật điều khiển đối tượng mà không cần biết rõ thông số như khi thiết kế PID. Dựa vào các thông số như mức nước trong bao hơi, nhiệt độ, lưu lượng và áp suất hơi quá nhiệt do các cảm biến đưa về bộ điều chỉnh sẽ tác động tự động thay đổi góc mở của van để ổn định mức trong bao hơi không đổi từ đó sẽ đảm bảo năng suất hơi ra theo yêu cầu của nhà máy. Chất lượng điều khiển của hệ được mô phỏng trên phần mềm Matlab&Simulink.
Lựa chọn dòng an toàn khoảnh khắc hợp lý cho mạng điện mỏ hầm lò điện áp 1140V vùng Quảng Ninh
21:25 10/03/2016
Dòng an toàn khoảnh khắc (Iak) là một thông số quan trọng trong việc tính toán đảm bảo điều kiện an toàn điện giật trong cung cấp điện mỏ hầm lò. Nhiều công trình nghiên cứu đã xác định mối quan hệ giữa giá trị dòng điện qua cơ thể và thời gian tồn tại của nó để không gây ra tác hại cho con người, trong kỹ thuật an toàn gọi là dòng an toàn khoảnh khắc (Iak). Tuy nhiên, các công thức mô tả mối quan hệ giữa dòng an toàn khoảnh khắc và thời gian tồn tại của dòng điện qua cơ thể người đều là công thức thực nghiệm và theo những quan điểm khác nhau...
Nghiên cứu sử dụng Xyclon phòng thực hành tuyển khoáng tuyển than cám mùn của công ty TNHH 1TV than Hồng Thái
03:46 20/06/2014
Một trong những vấn đề cấp thiết trong công nghệ tuyển than hiện nay là tuyển than cấp hạt nhỏ, bởi vậy việc nghiên cứu chọn và sử dụng loại thiết bị thích hợp nhằm nâng cao chất lượng than cám đã được đề cập nhiều ở các vùng than Hòn Gai, Cẩm Phả. Để nâng cao hiệu quả sử dụng các thiết bị thực hành thí nghiệm hiện có tại phòng Thực hành tuyển khoáng, bằng cách thay đổi một số thông số cấu tạo của hệ thống xyclon phân cấp để nghiên cứu tuyển than cám mùn của Công ty TNHH 1TV than Hồng Thái.
Nghiên cứu xác định vị trí làm việc của quạt cục bộ để thông gió cho đường lò xuyên vỉa mức -300 mỏ than Hà Lầm
03:46 19/06/2014
Hiện tại Công ty than Hà Lầm đang thực hiện khai thác phần than từ mức -150 lên Lộ vỉa và đào lò xây dựng cơ bản, chuẩn bị diện sản xuất dưới mức -150. Khi nâng cao sản lượng khai thác than và mở rộng diện sản xuất theo hướng khai thác xuống sâu đối với các mỏ than hầm lò nói chung và Công ty than Hà Lầm nói riêng khi đó tổng số mét lò đào tăng lên đáng kể trong đó tỷ lệ các đường lò có chiều dài lớn chiếm một phần không nhỏ. Đường lò Xuyên vỉa mức -300 mỏ than Hà Lầm có tổng chiều dài khoảng 2400m. Trong quá trình thi công việc lựa chọn phương pháp thông gió hợp lý khi đào đường lò này và xác định các thông số làm việc của quạt cục bộ là cần thiết và cấp bách nhằm đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả thông gió khi đào lò. Do đó việc xác định năng lực của quạt cục bộ và vị trí đặt các quạt phân tán dọc đường lò hợp lý sẽ có ý nghĩa rất lớn để đảm bảo quá trình thông gió khi đào đường lò xuyên vỉa -300 mỏ than Hà Lầm.
Nâng cao chất lượng bộ điều khiển dùng đại số gia tử cho hệ thống lò điện trở
21:27 18/06/2014
Lý thuyết đại số gia tử ra đời dựa trên cơ sở của lý thuyết mờ, các bước tổng hợp bộ điều khiển đại số gia tử có nhiều ưu điểm và chính xác hơn bộ điều khiển mờ [1]. Ở bài báo này, nhóm tác giả đi sâu vào việc tìm ra thông số tối ưu cho bộ điều khiển đại số gia tử, nhằm nâng cao hiệu suất của quá trình nung luyện quặng sử dụng trong lò điện. Bằng phương pháp thực nghiệm trên máy tính và phần mềm Matlab & Simulink để xác định và , trong đó hệ thống tối ưu được đánh giá qua chỉ tiêu tích phân sai lệch của hệ thống Jmin.
Thiết kế bộ điều khiển mờ để nâng cao chất lượng quá trình thông gió mỏ
04:52 18/06/2014
Bài báo trình bày giải pháp mới trong việc điều khiển hệ biến tần - động cơ điện xoay chiều không đồng bộ truyền động cho quạt gió mỏ, đó là sử dụng bộ điều khiển mờ (FC-Fuzzy Control). Đây là phương pháp thiết kế dựa trên kinh nghiệm con người về đối tượng, luật điều khiển đối tượng mà không cần biết rõ thông số như khi thiết kế PID. Dựa vào các thông số như số lượng công nhân làm việc trong một ca, nồng độ khí CH4, CO, t0, lượng bụi,... do cảm biến đưa về, bộ điều chỉnh sẽ tác động tự động thay đổi tần số, điện áp cấp cho quạt làm cho tốc độ quạt thay đổi, do đó sẽ thay đổi được lưu lượng gió thực tế cấp cho lò, đảm bảo an toàn và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. Chất lượng điều khiển của hệ được mô phỏng trên phần mềm Matlab&Simulink.
Nghiên cứu tính toán một số thông số của đầu mũi khoan dùng để khoan tạo lỗ nổ mìn trong khai thác hầm lò vùng Quảng Ninh
21:23 27/02/2014
Máy khoan mỏ dùng để khoan tạo lỗ nổ mìn trong khai thác và xây dựng công trình ngầm. Căn cứ vào tình hình địa chất mỏ, công nghệ khai thác và xây dựng mỏ ở vùng Quảng Ninh, bài báo trình bày kết quả nghiên cứu, tính toán một số thông số của đầu mũi khoan của máy khoan dùng để khoan tạo lỗ nổ mìn trong thi công đường lò cơ bản khai thác than vùng Quảng Ninh. Kết quả nghiên cứu được dùng để tính toán dụng cụ khoan, các chi tiết, cụm chi tiết bộ giá khoan và nghiệm bền một số cụm chi tiết của thiết bị khoan.
Nghiên cứu một số phương pháp xác định sức kháng cắt của đá dùng để tính toán một số thông số của đầu mũi khoan đá vùng Quảng Ninh
03:33 12/11/2013
Quá trình khoan tạo lỗ trong đất đá là quá trình tương tác giữa đầu mũi khoan với đất đá để tạo ra trong đất đá ứng suất lớn hơn giới hạn bền của đá để phá huỷ chúng. Khả năng chịu cắt của đá là yếu tố quan trọng dùng để xem xét quá trình khoan tạo lỗ. Nó được định lượng bằng lực cắt của dụng cụ cắt. Bài báo này trình bày các vấn đề về xác định sức kháng cắt của đá. Điều này được thực hiện bởi một số phương pháp khác nhau. Phương pháp thứ nhất là tính toán theo lý thuyết dựa trên một số giả thuyết và quan sát thực nghiệm. Phương pháp thứ hai được đo từ trong phòng thí nghiệm cắt. Phương pháp khác là mô phỏng quá trình cắt bằng một vài chương trình tính toán trên máy tính. Mục tiêu của bài báo này là xem xét một số phương pháp mô phỏng số, trong đó nghiên cứu mô phỏng số bằng phần mềm Inventor3D[2] và Ansys [3], được tác giả sử dụng để thực hiện một mô hình cụ thể về sức kháng cắt của đá, làm cơ sở cho việc tính toán một số thông số của đầu mũi khoan dùng để khoan tạo lỗ nổ mìn trong khai thác hầm lò vùng Quảng Ninh.