Định lý điểm bất động của ánh xạ co trong không gian sb - Metric
02:52 31/01/2018
Trong bài báo trước tôi đã giới thiệu một mở rộng của nguyên lý ánh xạ co Banach bằng cách mở rộng không gian metric thông thường sang không gian metric nón và đã chứng minh một số tính chất về hội tụ, tính liên tục, dãy Cauchy, không gian metric nón đầy đủ, đặc biệt là giới thiệu và chứng minh một số định lý điểm bất động trong không gian này. Bằng cách đó vẫn theo một trong hai hướng sau đây để xây dựng và mở rộng không gian metric và chứng minh các định lý điểm bất động trong không gian này:
(1) Thay thế điều kiện co bởi điều kiện co tổng quát hơn và xây dựng các định lý điểm bất động của ánh xạ.
(2) Thay thế không gian metric đầy đủ (X,d) bởi không gian metric tổng quát hơn.
Trong bài báo này tôi giới thiệu không gian metric, tính chất của sự hội tụ và chứng minh định lý điểm bất động trong không gian này.
Nghiên cứu tính toán giải mạng thông gió mỏ bằng phương pháp Hardy Cross
21:17 24/05/2017
Trong khai thác than bằng phương pháp hầm lò, công tác thông gió đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Ngoài việc cung cấp đủ lượng không khí cần thiết cho công nhân, cải thiện điều kiện làm việc như: giảm hàm lượng bụi, giảm nhiệt độ, cải thiện điều kiện vi khí hậu… Thông gió còn là giải pháp hữu hiệu để hoà loãng khí mêtan, bụi than cũng như các loại khí độc khác xuống dưới giới hạn an toàn cho phép trong quá trình khai thác. Ngoài ra còn ngăn ngừa các sự cố như cháy nổ khí, bụi than. Thông thường tính toán giải mạng gió mỏ sử dụng trực tiếp các định luật Kirchhoff 1 và Kirchhoff 2 cho những mạng gió đơn giản hoặc một phần của toàn bộ mạng gió mỏ. Với mạng gió phức tạp thì ứng dụng định luật Kirchhoff có thể phải tạo ra và giải đồng thời vài trăm công thức. Điều này sẽ mất nhiều công sức và thậm chí là không thể tính toán được nếu không có sự trợ giúp của máy tính điện tử. Vì vậy việc “Tính toán giải mạng thông gió mỏ bằng phương pháp Hardy Cross” là cần thiết để góp phần giảm thời gian, công sức khi giải các mạng gió phức tạp của mỏ.
Nghiên cứu chế tạo bột huỳnh quang không pha tạp đất hiếm trên cơ sở ZnO pha tạp Mn định hướng ứng dụng trong chế tạo Điôt phát quang
03:39 03/05/2017
Điốt phát quang ánh sáng trắng chuyển đổi từ bột huỳnh quang (Phosphor converted white light emitting diodes - pc WLED) dựa trên cơ sở kích thích bằng nguồn tử ngoại ngần và ánh sáng nhìn thấy (blue light) đang giữ vai trò rất quan trọng trong hệ thống chiếu sáng tiết kiệm năng lượng bởi vì nó tiêu thụ năng lượng tối thiểu mà cho hiệu quả chiếu sáng tối đa. Trong các LED phát xạ ánh sáng trắng chuyển đổi từ bột huỳnh quang thông thường sử dụng các ion kim loại chuyển tiếp hoặc đất hiếm pha tạp trong các nền oxit hoặc sulfit nên có giá thành cao và quy trình chế tạo phức tạp. Hơn nữa các bột huỳnh quang loại này thường hấp thụ chủ yếu vùng tử ngoại xa và chỉ hấp thụ một lượng nhỏ vùng tử ngoại ngần và ánh sáng xanh lam. Để khắc phục được những vấn đề này, một số các nghiên cứu sâu rộng đã được thực hiện trên sự phát triển của các chấm lượng tử bán dẫn nó cho phát xạ dải rộng trong vùng ánh sáng nhìn thấy khi được kích thích bởi tử ngoại gần hoặc ánh sáng xanh lam. ZnO là bán dẫn vùng cấm rộng, được ứng dụng rộng rãi trong các thiết bị quang điện tử. Gần đây một số nghiên cứu chỉ ra rằng bằng cách tổng hợp có điều khiển thì các loại vật liệu này hoặc hỗn hợp của chúng có thể cho khả năng phát xạ ánh sáng trắng khi được kích thích bởi tử ngoại gần hoặc ánh sáng xanh lam. Do vậy trong khuôn khổ của nghiên cứu này, chúng tôi tập trung nghiên cứu chế tạo bột huỳnh quang ZnO pha tạp ion kim loại chuyển tiếp Mn2+ nghiên cứu khả năng ứng dụng chúng trong chế tạo điốt phát quang ánh sáng trắng.
Tìm hiểu thuật toán đánh dấu ấn Yulin wang trên ảnh và áp dụng các phép tấn công để đánh giá thuật toán dựa vào kết quả phát hiện dấu ấn
20:45 05/04/2016
Chúng ta có thể chia lĩnh vực giấu dữ liệu ra thành hai hướng lớn đó là: giấu tin mật (Steganography) và đánh dấu ẩn (Watermarking-Dấu ấn).
Steganography quan tâm đến các ứng dụng che giấu các bản tin với mật độ và dung lượng càng lớn càng tốt.
Watermarking quan tâm tới các ứng dụng giấu các mẩu tin ngắn nhưng lại đòi hỏi độ bền vững cao của thông tin cần giấu đối với các biến đổi thông thường của tệp dữ liệu...
Phép tỉ dụ trong tiếng Anh và tiếng Việt
21:39 24/06/2014
Biện pháp tỉ dụ (simile) được sử dụng rộng rãi và rất hữu ích trong viết văn, viết học thuật cũng như trong giao tiếp thông thường ở hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới. Tiếng Anh và tiếng Việt cũng không ngoại lệ. Cả hai ngôn ngữ đều sử dụng so sánh một cách hiệu quả như một công cụ làm cho lời nói, câu văn dễ hình dung hơn, sinh động và hấp dẫn hơn. So sánh giúp ta nhận thức sâu sắc hơn về một hay nhiều phương diện nào đó của sự vật, hiện tượng. Nhờ so sánh mà các khái niệm, đặc điểm, thuộc tính trừu tượng trở nên rõ ràng, dễ hiểu. Tuy nhiên, hai nền văn hóa khác nhau, hai ngôn ngữ khác nhau, cách sử dụng phép tỉ dụ có những đặc điểm nào khác nhau? Hai nền văn hóa phương Đông và phương Tây sẽ thể hiện những nét riêng của mình ở các hình ảnh được dùng trong so sánh như thế nào? Bài viết này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự giống và khác nhau giữa lối so sánh trong tiếng Anh và lối so sánh trong tiếng Việt.
Bài toán tính chuyển tọa độ trong hệ tọa độ phẳng
04:01 20/06/2014
Trong trắc địa công trình, lưới khống chế thi công công trình phải có sự đồng nhất giữa hệ tọa độ thiết kế và hệ tọa độ thi công công trình. Thông thường các công trình được thiết kế trên bản đồ địa hình được thành lập trong giai đoạn khảo sát, thiết kế khi đó người ta thường sử dụng các điểm khống chế của Nhà nước, đến giai đoạn thi công người ta lại tiến hành thành lập lưới khống chế thi công do đó thường gây ra sự khác biệt về hệ tọa độ. Phép tính chuyển giữa hai hệ tọa độ phẳng (phép tính chuyển Helmert) cho phép tính chuyển tọa độ các điểm của lưới khống chế thi công về hệ tọa độ đã dùng để thiết kế công trình. Đây cũng là bài toán tính chuyển thường dùng nhất trong trắc địa công trình