Ứng dụng phần mềm EMTP/ATP nghiên cứu ảnh hưởng của hiện tượng sóng sét lan truyền trong lưới trung áp
20:19 01/02/2018
Trong mạng điện trung áp 35 kV, khi sét đánh vào đường dây sẽ lan truyền theo đường dây vào trạm biến áp dẫn đến quá điện áp và có thể xảy ra hiện tượng phóng điện phá hủy cách điện chuỗi sứ, cách điện trong máy biến áp, gây nên hậu quả nghiêm trọng. Để khắc phục các sự cố do sét đánh, trong thiết kế vận hành người ta thường treo dây chống sét ở đoạn đường dây (1-2 km) gần trạm biến áp và lắp đặt chống sét van bảo vệ đường dây.
Việc ứng dụng phần mềm EMTP/ATP để mô phỏng các phần tử đường dây, máy biến áp, nguồn sét, đưa ra kết quả là các đồ thị quá điện áp chứng minh một cách trực quan tác hại của sét cũng như tác dụng của việc treo dây chống sét và sử dụng chống sét van.
Ứng dụng Matlab - Simulink mô phỏng xác định biên độ quá điện áp khi chạm đất 1 pha trong mạch điện trung tính cách ly 6KV
21:57 24/05/2017
Sự cố chạm đất một pha trong mạng trung tính 6kV chiếm từ 75% tổng các sự cố và là nguyên nhân chính của hầu hết các vụ tai nạn, tăng khả năng quá điện áp nội bộ, suy giảm cách điện của các thiết bị điện và độ tin cậy cung cấp điện [1].
Lỗi chạm đất một pha trong mạng trung tính cách ly có thể được xem là nhiều và liên tục nhất. Quá trình nhiều và liên tục lỗi chạm đất một pha luôn đi kèm với một dao động tần số cao gây ra quá điện áp trên các phần tử nguần điện. Với sự cố chạm đất một pha còn gây ra hiện tượng quá điện áp.
Bởi vậy việc xây dựng mô hình để đánh giá mức độ quá điện áp đối với từng trường hợp cụ thể của mạng là cần thiết.
Nghiên cứu tính toán giải mạng thông gió mỏ bằng phương pháp Hardy Cross
21:17 24/05/2017
Trong khai thác than bằng phương pháp hầm lò, công tác thông gió đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Ngoài việc cung cấp đủ lượng không khí cần thiết cho công nhân, cải thiện điều kiện làm việc như: giảm hàm lượng bụi, giảm nhiệt độ, cải thiện điều kiện vi khí hậu… Thông gió còn là giải pháp hữu hiệu để hoà loãng khí mêtan, bụi than cũng như các loại khí độc khác xuống dưới giới hạn an toàn cho phép trong quá trình khai thác. Ngoài ra còn ngăn ngừa các sự cố như cháy nổ khí, bụi than. Thông thường tính toán giải mạng gió mỏ sử dụng trực tiếp các định luật Kirchhoff 1 và Kirchhoff 2 cho những mạng gió đơn giản hoặc một phần của toàn bộ mạng gió mỏ. Với mạng gió phức tạp thì ứng dụng định luật Kirchhoff có thể phải tạo ra và giải đồng thời vài trăm công thức. Điều này sẽ mất nhiều công sức và thậm chí là không thể tính toán được nếu không có sự trợ giúp của máy tính điện tử. Vì vậy việc “Tính toán giải mạng thông gió mỏ bằng phương pháp Hardy Cross” là cần thiết để góp phần giảm thời gian, công sức khi giải các mạng gió phức tạp của mỏ.
Những yếu tố ảnh hưởng đến cháy nổ và khó khăn trong công tác phòng chống
22:12 16/03/2016
Nội dung bài báo chủ yếu phân tích quá trình tự cháy của than, những nguyên nhân, những ảnh hưởng đến môi trường và tổn thất than trong quá trình xảy ra sự cố cháy mỏ. Đưa ra những phương pháp khống chế đám cháy cũng như phân tích những khó khăn gặp phải trong quá trình thi công chống cháy của các mỏ ở các nước trên thế giới, đồng thời có những dự báo khả năng có thể xảy ra cháy mỏ nhằm nâng cao mức độ an toàn và bảo vệ nguồn tài nguyên trong quá trình khai thác mỏ.
Dự báo, phát hiện, kiểm soát phòng chống cháy nổ khí Mê tan trong khi xén khôi phục đường lò bằng trong than
02:43 12/12/2014
Trong khai thác than hầm lò, cháy nổ khí mê tan là sự cố vô cùng nguy hiểm. Ngành than đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn để xảy ra cháy nổ khí mê tan và có vụ đặc biệt nghiêm trọng làm chết nhiều người. Trên đồ thị 1 thể hiện tỉ lệ tai nạn lao động do cháy nổ khí mê tan tại các mỏ hầm lò trong giai đoạn 1999-2013. Để đảm bảo an toàn trong quá trình khai thác, trong những năm qua Đảng, Nhà nước, Tập đoàn Công nghiệp than - Khoáng sản Việt nam (TKV), Tổng Công ty Đông Bắc đã tập trung chỉ đạo áp dụng nhiều giải pháp để ngăn ngừa phòng chống cháy nổ khí mêtan... ...
Nghiên cứu lập trình vận hành điều khiển và thiết kế hệ thống scada cho trạm điều khiển thông gió chính của mỏ than hầm lò
21:32 20/01/2013
Trong thực tế hiện nay, khi vận hành trạm điều khiển thông gió chính, người vận hành sẽ tiến hành điều khiển trên bàn điều khiển trung tâm hoặc điều khiển trực tiếp trên các thiết bị đóng, cắt, tủ điện... Hơn nữa, việc thao tác đóng, cắt khi có các sự cố xảy ra sẽ mất nhiều thời gian, nhân viên vận hành phải đến tận các tủ điều khiển mới thực hiện được. Mặt khác, trong quá trình điều khiển và làm việc của hệ thống đó, người vận hành không quan sát được một cách tổng thể các chế độ làm việc của các thiết bị và của toàn bộ hệ thống. Để khắc phục nhược điểm này, cần tạo ra được sự điều khiển các tủ bằng các thiết bị hiện đại nhờ giao diện trên màn hình máy tính. Như vậy, người vận hành chỉ cần quan sát trên màn hình máy tính là có thể quan sát được quá trình làm việc của toàn bộ thiết bị trong hệ thống. Sau khi viết được các chương trình vận hành hệ thống theo yêu cầu, các tủ điện sẽ được đóng hoặc cắt điện một cách rất nhanh chóng chỉ qua một thao tác đơn giản. Điều này đặc biệt quan trọng trong chế độ sự cố, chỉ trong thời gian rất ngắn, nhân viên vận hành sẽ biết được tình huống đã xảy ra và chọn được phương án điều khiển để dễ dàng khắc phục sự cố. Để thực hiện điều đó, trong bài viết này tác giả trình bày nghiên cứu lập trình vận hành điều khiển và thiết kế hệ thống Scada cho trạm điều khiển thông gió chính của mỏ than hầm lò nhằm ứng dụng thiết bị và công nghệ nói trên.