PGS.TS. Hoàng Minh Sơn-Thứ trưởng  chủ trì điểm cầu tại Bộ GD&ĐT

Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh tham dự điểm cầu Hội nghị trực tuyến Giáo dục đại học năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo

 06:33 12/12/2020

Sáng ngày 12/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội nghị trực tuyến về Giáo dục đại học (ĐH) năm 2020 dưới sự chủ trì của PGS.TS. Hoàng Minh Sơn-Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, PGS.TS. Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT;

Nha may khi Dinh Co

Ứng dụng DCS trong điều khiển tự động hệ thống phòng cháy chữa cháy của nhà máy xử lý khí Dinh Cố

 22:21 12/08/2018

Trong thời gian gần đây, an toàn phòng cháy chữa cháy trong các nhà máy, khu chế xuất đang là một vấn đề nóng trong xã hội. Đã có rất nhiều vụ cháy xảy ra do sự chủ quan và thiếu kiến thức về phòng cháy chữa cháy, hoặc chữa cháy một cách thủ công không đáp ứng kịp thời, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài sản cũng như tính mạng của nhiều người. Do đó, để tránh những thiệt hại có thể xảy ra, cần có biện pháp phòng cháy chữa cháy kịp thời, những yêu cầu về cháy nổ phải được đặt hàng đầu và áp dụng điều khiển tự động ở mức cao nhất có thể. Để rõ hơn về việc ứng dụng DCS (Distributed Control System – Điều khiển phân tán) chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Để có phần mở đầu hay cho tiết học ngoại ngữ

Để có phần mở đầu hay cho tiết học ngoại ngữ

 21:34 14/12/2014

Với những yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, việc thực hiện một tiết dạy với học sinh làm trung tâm là điều cần thiết. Muốn vậy, học sinh phải luôn chủ động chuẩn bị cho mình kiến thức cũng như tâm thế để bước vào một tiết học hiệu quả, chất lượng. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vai trò người giáo viên đứng lớp cũng vô cùng quan trọng. Giáo viên không còn là người truyền tải nội dung bài học đơn thuần, mà là người dẫn dắt, nhằm giúp học sinh tự khám phá những kiến thức từ bài học. Muốn được sự chủ động từ người học, ngoài sự hướng dẫn rõ ràng, giáo viên còn cần tạo một không khí sinh động cho lớp học, nhằm tìm sự hứng khởi trong mỗi sinh viên để bước vào một bài học mới. Với mục đích đó, bước mở đầu trong một giáo án lên lớp đặc biệt quan trọng. Với bộ môn ngoại ngữ, từ “Warm-up” (tạm hiểu: làm ấm lên) mang ý nghĩa như vậy. Trong giáo án lên lớp của một giờ dạy tiếng Anh, hầu như bao giờ cũng có hoạt động Warm-up, đó là một hoạt động đa dạng, bao gồm nhiều loại hình như: trò chơi ô chữ, đố vui, hỏi đáp, giải trí bằng một đoạn nhạc... với thiết kế hoạt động nhóm, mục đích là làm cho tất cả các sinh viên đều được khởi động để vào bài một cách tự nhiên và hiệu quả hơn...