Các hoạt động kỉ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và Ngày hội quốc phòng toàn dân
23:43 22/12/2021
Chào mừng kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12-1944 - 22-12-2021), 32 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22-12-1989 - 22-12-2021) trường đại học Công nghiệp Quảng Ninh có nhiều hoạt động ý nghĩa để kỷ niệm ngày lịch sử này.
Chúc mừng 83 năm ngày Truyền thống công nhân vùng Mỏ - Truyền thống ngành Than
08:44 12/11/2019
Nhìn lại dấu ấn lịch sử, cuộc tổng bãi công ngày 12/11/1936 mãi mãi đi vào lịch sử của lớp lớp thợ mỏ Việt Nam như một biểu tượng thành công về tập hợp lực lượng, về tính kỷ luật, về tinh thần tương thân, tương ái, về tính tiên phong và ý chí sắt đá trong cuộc đấu tranh chống áp bức, bóc lột, đòi quyền dân chủ. Khẩu hiệu - hành động của cuộc bãi công lịch sử đó đã được kết tinh thành truyền thống “Kỷ luật và Đồng tâm” của thợ mỏ.
Gặp mặt, giao nhiệm vụ cho đội tuyển Robocon
02:50 29/03/2019
Cuộc thi Robocon ABU Châu Á Thái Bình Dương năm 2019 được tổ chức tại Mông Cổ - quốc gia nằm ở Trung Á với bề dày hàng ngàn năm lịch sử. Chủ đề của cuộc thi ABU Robocon 2019 lấy ý tưởng từ phát minh của người Mông Cổ có tên là Gerege (Paiza) và trò chơi của người du mục có tên Shagai. Cuộc thi năm nay có thông điệp chia sẻ kiến thức bằng cách sử dụng hệ thống Urtuu.
Cán bộ, giảng viên và sinh viên trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh đồng hành cùng Robocon 2019
02:40 31/12/2018
Cuộc thi Robocon ABU Châu Á Thái Bình Dương năm 2019 sẽ được tổ chức tại đất nước Mông Cổ - quốc gia nằm ở Trung Á với bề dày hàng ngàn năm lịch sử. Chủ đề của cuộc thi ABU Robocon 2019 đã lấy ý tưởng từ phát minh của người Mông Cổ có tên là Gerege ( Paiza) và trò chơi của người du mục có tên Shagai. Cuộc thi năm nay có thông điệp chia sẻ kiến thức (sharing the knowledge) bằng cách sử dụng hệ thống Urtuu.
Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh
04:28 18/06/2014
Người xưa có câu: “Hiền tài là nguyên khí Quốc gia”; Bác Hồ dạy chúng ta rằng: “Cán bộ là cái gốc của mọi việc”. Lịch sử dân tộc ta và nhiều dân tộc khác trên thế giới cho thấy triều đại nào, chính thể nào đánh giá đúng, sử dụng đúng người hiền tài thì triều đại đó, chính thể đó hưng thịnh. Triều đại nào, chính thể nào đánh giá sai, sử dụng sai người hiền tài thì triều đại đó, chính thể đó suy vong, mất nước, mất chế độ hoặc trì trệ không phát triển. Ở nước ta trải qua các triều Đinh, Lý, Trần, Lê,… đã chứng minh rất rõ điều đó. Trên thế giới, một minh chứng cụ thể và mới nhất là ở Liên Xô 1992, chỉ vì vi phạm nguyên tắc quản lý cán bộ, sử dụng sai người mà gây sụp đổ nhanh chóng cả một thành trì Xã hội chủ nghĩa hùng mạnh tồn tại gần một thế kỷ. Qua đó ta thấy công tác cán bộ có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, vì vậy để thực hiện tốt công tác cán bộ, từ tuyển chọn, bố trí, sử dụng, quy hoạch, bồi dưỡng, đánh giá, bổ nhiệm và miễn nhiễm, chúng ta khẳng định lại quan điểm chung rằng Công tác cán bộ là công tác của Đảng.
Vai trò của Trung tâm Thông tin - Thư viện trong việc phục vụ công tác dạy và học
21:04 13/11/2013
Viện trưởng viện Đại học Illinois, Edmund Jamess đã viết: “Trong những cơ sở phòng hay phòng ban của một trường đại học, không có cơ sở nào thiết yếu hơn thư viện đại học. Ngày nay không một công trình khoa học nào có giá trị đích thực mà không có sự trợ giúp của thư viện, ngoại trừ những trường hợp phi thường của những thiên tài thỉnh thoảng xảy ra trong lịch sử nhân loại, đó là những trường hợp ngoại lệ”. Ai cũng hiểu đầu tư cho thư viện là đầu tư cho giáo dục, là một đầu tư đặc biệt về kinh tế mà hệ quả của sự đầu tư được đo lường bởi chất lượng giáo dục, có tác động lớn, lâu dài đến sự phát triển của một đất nước.
Tầm quan trọng của việc lồng ghép giáo dục đạo đức thông qua tục ngữ, ca dao việt nam cho sinh viên đại học công nghiệp Quảng Ninh
03:21 29/10/2013
Tục ngữ, ca dao vốn là hình thức văn học dân gian có vần điệu, dễ thuộc, dễ nhớ lại giàu triết lý nhân sinh, ra đời từ rất lâu trong lịch sử, phản ánh đời sống tinh thần của người dân Việt Nam và vẫn luôn đồng hành cùng dân tộc. Trong tục ngữ, ca dao chứa đựng nhiều quan điểm nhân sinh sâu sắc đồng thời ẩn chứa nhiều giá trị đạo đức nổi bật. Mặc dù đạo đức là hệ thống giá trị chuẩn mực đánh giá và điều chỉnh hành vi của con người dựa trên niềm tin cá nhân, dư luận xã hội nhưng giữa tục ngữ ca dao và đạo đức có thể lồng ghép vào nhau vì cùng dựa trên cơ sở khuyến khích tinh thần tự giác, tự thẩm thấu của mỗi người với các chuẩn mực tốt đẹp. Vấn đề đặt ra là nên khai thác như thế nào để phát huy được lợi thế của tục ngữ và ca dao trong việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ Việt Nam nói riêng và người Việt Nam nói chung đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập hiện nay. Dân tộc Việt Nam từ ngàn năm lịch sử đã sáng tạo ra cả kho tàng ca dao, tục ngữ đồ sộ. Có thể coi đó như pho sách giáo khoa có giá trị vào bậc nhất về luân lý đạo đức. Đã từ rất lâu người Việt Nam đã khéo léo lồng ghép việc răn giảng đạo đức vào tục ngữ, ca dao nhằm góp phần rèn giũa nhân cách cho con người. Trong tục ngữ, ca dao có thể khai thác nhiều khía cạnh giá trị đạo đức sâu sắc có tác dụng khuyên răn và giáo dục đến các đối tượng lĩnh hội. Sinh viên là lực lượng cơ bản và nòng cốt của thanh niên Việt Nam - những chủ nhân tương lai của đất nước. Nhiệm vụ của giáo dục Việt Nam là đào tạo những sinh viên ấy trở thành những con người vừa “hồng” vừa “chuyên”. Chính vì vậy trong nhà trường ngoài việc giúp học sinh lĩnh hội tri thức thì giáo dục còn có nhiệm vụ hình thành và phát triển đạo đức, nhân cách cho người học. Thiết nghĩ với đặc thù là một trường kỹ thuật các giảng viên trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh càng nên đẩy mạnh việc lồng ghép tục ngữ, ca dao vào trong quá trình giảng dạy nhằm góp phần bồi đắp và phát triển những tư tưởng đạo đức tốt đẹp cho sinh viên.
Tầm quan trọng của việc lồng ghép giáo dục đạo đức thông qua tục ngữ, ca dao việt nam cho sinh viên Đại học Công nghiệp Quảng Ninh
20:38 20/01/2013
Tục ngữ, ca dao vốn là hình thức văn học dân gian có vần điệu, dễ thuộc, dễ nhớ lại giàu triết lý nhân sinh, ra đời từ rất lâu trong lịch sử, phản ánh đời sống tinh thần của người dân Việt Nam và vẫn luôn đồng hành cùng dân tộc. Trong tục ngữ, ca dao chứa đựng nhiều quan điểm nhân sinh sâu sắc đồng thời ẩn chứa nhiều giá trị đạo đức nổi bật. Mặc dù đạo đức là hệ thống giá trị chuẩn mực đánh giá và điều chỉnh hành vi của con người dựa trên niềm tin cá nhân, dư luận xã hội nhưng giữa tục ngữ ca dao và đạo đức có thể lồng ghép vào nhau vì cùng dựa trên cơ sở khuyến khích tinh thần tự giác, tự thẩm thấu của mỗi người với các chuẩn mực tốt đẹp. Vấn đề đặt ra là nên khai thác như thế nào để phát huy được lợi thế của tục ngữ và ca dao trong việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ Việt Nam nói riêng và người Việt Nam nói chung đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập hiện nay.
Công tác tổ chức cán bộ đáp ứng yêu cầu mới
11:36 05/11/2012
Bác Hồ dạy chúng ta rằng: Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Vua Lê Hiến Tôn năm 1498 sắc dụ rằng: Nhân tài là nguyên khí của quốc gia. Lịch sử dân tộc ta và nhiều dân tộc khác trên thế giới cho thấy triều đại nào, chính thể nào đánh giá đúng, sử dụng đúng nhân tài thì triều đại đó, chính thể đó hưng thịnh. Triều đại nào, chính thể nào đánh giá sai, sử dụng sai nhân tài thì triều đại đó, chính thể đó suy vong, mất nước, mất chế độ hoặc trì trệ không phát triển. Trải qua các triều Đinh, Lý, Trần, Lê,… lịch sử nước ta đã chứng minh rất rõ điều đó.