Nghiên cứu ứng dụng vì chống thép ống nhồi bê tông để chống giữ hầm lò

Nghiên cứu ứng dụng vì chống thép ống nhồi bê tông để chống giữ hầm lò

 23:06 22/03/2016

Nghiên cứu ứng dụng vì chống ống nhồi bê tông được áp dụng ở một số nước trong những năm gần đây. Đây là một kết cấu đã từng bước được áp dụng làm vì chống chống giữ hầm lò. Kết quả nghiên cứu cho thấy nó có nhiều ưu điểm hơn so với một số loại vì chống khác như thép U, bê tông, bê tông cốt thép. Tuy nhiên để sử chúng cũng cần tuân thủ đầy đủ các bước từ sản xuất đến thi công. Để sử dụng phổ biến loại vì chống này cần có nhiều nghiên cứu kỹ lưỡng hơn trong điều kiện cụ thể.

Tìm nghiệm giải tích cho bài toán dầm trên nền đàn hồi có điều kiện phức tạp

Tìm nghiệm giải tích cho bài toán dầm trên nền đàn hồi có điều kiện phức tạp

 20:10 10/03/2016

Dầm trên nền đàn hồi là kết cấu thường hay sử dụng trong thực tế các công trình như móng băng trên nền đất, nền cọc, cầu phao, đường ray trên tà vẹt, cọc móng đơn chịu tải trọng ngang, tường gia cố chắn đất, vách hố đào,… Việc giải bài toán dầm trên nền đàn hồi tương đối phức tạp. Bài báo giới thiệu một cách tìm nghiệm của bài toán trên bằng cách chia kết cấu dầm thành nhiều đoạn và kết hợp với phương pháp số để tìm nghiệm chính xác với các điều kiện phức tạp của bài toán..

Tính toán dao động dọc của thanh chịu tải trọng ở đầu mút

Tính toán dao động dọc của thanh chịu tải trọng ở đầu mút

 21:45 09/03/2016

Tính toán dao động của các hệ đàn hồi chịu tải trọng và các điều kiện biên khác nhau là vấn đề quan trọng trong thực tiễn kỹ thuật. Kết quả tính toán xác định quy luật dao động, các đặc trưng dao động được áp dụng để xác định các điều kiện bền, ổn định của các chi tiết máy, kết cấu công trình… Trong bài này, tác giả trình bày quá trình tính toán xác định một số đặc trưng dao động cơ bản của thanh chịu tải trọng phân bố và tải trọng gắn ở một đầu mút của thanh. Các kết quả tính toán có thể áp dụng trong công tác đảm bảo điều kiện bền vững và ổn định của các kết cấu, công trình xây dựng

Nghiên cứu tuyển tách kim loại nặng trong sản phẩm quặng tinh TALC Thu Ngạc - Phú Thọ

Nghiên cứu tuyển tách kim loại nặng trong sản phẩm quặng tinh TALC Thu Ngạc - Phú Thọ

 02:36 12/12/2014

Talc là một khoáng vật silicat lớp của magie hydrat, có công thức là Mg3Si4O10(OH)2. Talc có tính chất cách điện, cách nhiệt, nhiệt độ nóng chảy cao, độ giãn nhiệt thấp, bền hóa học, hấp thụ dầu, kị nước, ưu hợp chất hữu cơ và diện tích bề mặt lớn. Với các tính chất về quang học (độ trắng), nhiệt (chịu nhiệt, ổn định nhiệt), hóa học (độ tinh khiết, độ mất khi nung, độ trơ, ái lực với các chất hữu cơ), vật lý (kích thước hạt, độ mịn, kết cấu dạng tấm, tỉ trọng)… talc được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau như gốm sứ, sơn, giấy, vật liệu lợp, chất dẻo, mỹ phẩm và dược phẩm. Tuy nhiên các nguyên tố kim loại nặng, chỉ với hàm lượng rất nhỏ có trong bột talc thương phẩm cũng có ảnh hưởng tới sức khỏe con người bao gồm Chì (Pb), Arsen (As), Cadimi (Cd), Thủy ngân (Hg) và sắt (Fe).

Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng neo chất dẻo cốt thép kết hợp lưới thép và bê tông phun khi thi công mỏ vùng Quảng Ninh

Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng neo chất dẻo cốt thép kết hợp lưới thép và bê tông phun khi thi công mỏ vùng Quảng Ninh

 01:38 05/11/2013

Neo chất dẻo cốt thép được sử dụng rộng rãi từ những năm 1950 tại các nước có ngành công nghiệp mỏ phát triển như: Nga, Mỹ, Đức, Trung Quốc.... Tại Việt Nam, kết cấu chống giữ cho các đường lò bằng neo chất dẻo cốt thép kết hợp với lưới thép hay bê tông phun cũng đã và đang được áp dụng khá phổ biến tại các mỏ hầm lò như: Khe Chàm, Mông Dương, Hồng Thái, Vàng Danh...

Đôi nét về phương pháp thi công natm trong xây dựng công trình ngầm

Đôi nét về phương pháp thi công natm trong xây dựng công trình ngầm

 21:42 20/01/2013

Phương pháp đào hầm mới của Áo (the New australian Tunnelling Method - NATM) được thế giới biết đến vào năm 1948, khi GS L.v.Rabcewicz đăng ký bản quyền sáng chế phát minh của mình. Tư tưởng (hay triết lý) chủ đạo của phương pháp này là: khối đá chứa công trình ngầm (CTN) cần được tận dụng thành một bộ phận mang tải cơ bản của công trình, khối đá sẽ cùng với các thành phần kết cấu chống khác giữ ổn định công trình trong giai đoạn thi công cũng như trong giai đoạn sử dụng. Yêu cầu này chỉ có thể đạt được khi sử dụng một chu trình đào và chống giữ công trình một cách hợp lý. Song trong thực tế, một điều đã được thừa nhận: Xây dựng các công trình ngầm là một lĩnh vực mang tính nghệ thuật. Đối tượng tác động của xây dựng ngầm chính là khối đất, đá với các đặc tính luôn biến đổi theo thời gian và không gian.

Xây dựng trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh hiện đại phù hợp với sự phát triển của đất nước

Xây dựng trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh hiện đại phù hợp với sự phát triển của đất nước

 11:34 05/11/2012

Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh được xây dựng trên cơ sở trường Cao đẳng Kỹ thuật Mỏ, trong những năm qua Nhà trường đã không ngừng đầu tư cơ sở vật chất và xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng đáp ứng được đầy đủ các điều kiện cho hơn 10.000 HS-SV các hệ học tập.