Nâng cao hiệu quả hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh
21:54 27/06/2019
Đào tạo theo học chế tín chỉ là phương thức đào tạo tiên tiến trên thế giới. Bản chất của phương pháp đào tạo này là phát huy tính tích cực chủ động của sinh viên trong đó tự học là yếu tố quyết định đến kết quả học tập của sinh viên theo học chế tín chỉ. Tự học là hình thức học tập không thể thiếu được của sinh viên đang học tập tại các trường đại học. Tổ chức hoạt động tự học một cách hợp lý, khoa học, có chất lượng, hiệu quả là trách nhiệm không chỉ ở người học mà còn là sự nghiệp đào tạo của nhà trường. Tuy nhiên hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học công nghiệp Quảng Ninh chưa thật sự đáp ứng được kỳ vọng, thông qua bài viết này các tác giả đề xuất một số phương pháp để nâng cao chất lượng hoạt động tự học.
Tự động hóa quá trình tính toán bài toán lưới đường chuyền khuyết phương vị
04:25 17/03/2016
Trong công tác trắc địa dạng tuyến thì lưới đường chuyền kinh vĩ thường được áp dụng để khống chế tọa độ mặt bằng (X, Y), từ các điểm tọa độ mặt bằng đó có thể đo vẽ chi tiết thành lập bản đồ địa hình, mặt cắt phục vụ cho các mục đích kinh tế, xã hội khác nhau. Đường chuyền kinh vĩ có nhiều dạng, tùy theo yêu cầu độ chính xác, địa hình đo vẽ cụ thể và các tọa độ gốc (X, Y) sẵn có tại khu vực cần đo vẽ mà lựa chọn dạng đường chuyền cho phù hợp. Bài báo này tập trung giới thiệu việc lựa chọn phương pháp giải hợp lý, giải bài toán lưới đường chuyền kinh vĩ khuyết phương vị và lập trình trên nền phần mềm Delphi phục vụ công tác trắc địa dạng tuyến đáp ứng yêu cầu trắc địa thực tế.
Nghiên cứu, phân tích nguồn tài nguyên khoáng sản khu vực Quảng Ninh
04:12 20/06/2014
Đối với một quốc gia nguồn tài nguyên khoáng sản là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế xã hội, nhưng nguồn tài nguyên lại không tái tạo được nên chúng cần được bảo vệ và sử dụng hợp lý. Khai thác khoáng sản mang lại nguồn lợi lớn cho xã hội nhưng cũng để lại những hậu quả phức tạp cho môi trường sinh thái của đất nước. Do vậy, để bảo vệ, khai thác và sử dụng hợp lý khoáng sản cần điều tra, thăm dò nhằm biết rõ các loại khoáng sản hiện có, vị trí phân bố, mức độ điều tra, chất lượng, trữ lượng và khả năng sử dụng chúng.
Nghiên cứu lý thuyết xác định vị trí giếng mỏ hợp lý các mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh
21:26 19/06/2014
Ở khu vực Quảng Ninh hiện nay, phần trữ lượng than nằm ở phía trên mức thoát nước tự nhiên có thể được mở vỉa bằng lò bằng đã khai thác sắp hết còn đối với phần trữ lượng khoáng sàng nằm ở phía dưới phải được mở vỉa bằng hệ thống các giếng mỏ. Trong thiết kế, xây dựng mỏ hầm lò được mở vỉa bằng giếng thì việc quy hoạch và xác định vị trí giếng hợp lý đặc biệt là giếng chính có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến các chi phí cấu thành giá thành tấn than và mức độ an toàn chính vì thế vị trí giếng chính được xác định dựa trên việc tính toán theo điều kiện kinh tế và có sự điều chỉnh theo yêu cầu của yếu tố địa chất mỏ và kỹ thuật.
Nghiên cứu xác định vị trí làm việc của quạt cục bộ để thông gió cho đường lò xuyên vỉa mức -300 mỏ than Hà Lầm
03:46 19/06/2014
Hiện tại Công ty than Hà Lầm đang thực hiện khai thác phần than từ mức -150 lên Lộ vỉa và đào lò xây dựng cơ bản, chuẩn bị diện sản xuất dưới mức -150. Khi nâng cao sản lượng khai thác than và mở rộng diện sản xuất theo hướng khai thác xuống sâu đối với các mỏ than hầm lò nói chung và Công ty than Hà Lầm nói riêng khi đó tổng số mét lò đào tăng lên đáng kể trong đó tỷ lệ các đường lò có chiều dài lớn chiếm một phần không nhỏ. Đường lò Xuyên vỉa mức -300 mỏ than Hà Lầm có tổng chiều dài khoảng 2400m. Trong quá trình thi công việc lựa chọn phương pháp thông gió hợp lý khi đào đường lò này và xác định các thông số làm việc của quạt cục bộ là cần thiết và cấp bách nhằm đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả thông gió khi đào lò. Do đó việc xác định năng lực của quạt cục bộ và vị trí đặt các quạt phân tán dọc đường lò hợp lý sẽ có ý nghĩa rất lớn để đảm bảo quá trình thông gió khi đào đường lò xuyên vỉa -300 mỏ than Hà Lầm.
Phương pháp tính toán lựa chọn một số thông số hợp lý cho cột chống của giá khung thủy lực di động dùng trong khai thác mỏ hầm lò
21:23 18/06/2014
Có nhiều phương pháp tính toán cột chống thủy lực. Trong bài báo này, nhóm tác giả trình bày phương pháp tính toán cột chống của giá khung thủy lực di động dùng trong khai thác mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh theo ứng suất tương đương Von - Mises và tải trọng tới hạn, từ đó cho phép tính toán lựa chọn được chiều dày thành xylanh, bán kính trong và ngoài của xylanh hợp lý cho giá khung ZH 1600/16/24Z có thể chịu tải trọng lên đến 160 tấn khi làm việc
Lựa chọn quy mô đầu tư phù hợp cho các mỏ nhỏ khai thác lộ thiên khoáng sản rắn ở Việt Nam
21:09 27/02/2014
: Trên cơ sở luận giải về mối quan hệ giữa các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật cơ bản đặc trưng cho nội hàm công nghệ khai thác lộ thiên. Tác giả bài báo đã thiết lập mối quan hệ thực tiễn giữa các yếu tố quy mô đầu tư, đặc trưng bởi vốn đầu tư xây lắp và thiết bị với quy mô sản lượng và tổng doanh thu, nhờ xử lý số liệu thống kê với công cụ xác xuất thống kê toán. Việc lựa chọn hợp lý quy mô đầu tư cho các mỏ nhỏ khai thác lộ thiên khoáng sản rắn nhờ đó được giải quyết có tính khoa học, thực tiễn và có cơ sở khoa học chặt chẽ.
Sử dụng phần mềm VOLVN để tính mạng nổ kíp điện
22:01 14/11/2013
Trong bài báo được đăng trên tạp san nội bộ số 23/06 - 2013, tác giả có giới thiệu về phần mền khoan nổ mìn VOLVN và ứng dụng của nó trong việc lập hộ chiếu khoan nổ mìn khai thác quặng trong lò chợ. Trong số báo này, tác giả xin được giới thiệu thêm về chương trình tính mạng nổ kíp điện thuộc phần mền VOLVN, nó rất hữu dụng trong việc tính và so sánh hiệu điện thế khởi nổ hay cường độ dòng điện qua các kíp của các mạng đấu kíp khác nhau từ đó đưa ra phương pháp đấu mạng kíp hợp lý phù hợp với tình hình thực tế và yêu cầu kỹ thuật đặt ra.
Đôi nét về phương pháp thi công natm trong xây dựng công trình ngầm
21:42 20/01/2013
Phương pháp đào hầm mới của Áo (the New australian Tunnelling Method - NATM) được thế giới biết đến vào năm 1948, khi GS L.v.Rabcewicz đăng ký bản quyền sáng chế phát minh của mình. Tư tưởng (hay triết lý) chủ đạo của phương pháp này là: khối đá chứa công trình ngầm (CTN) cần được tận dụng thành một bộ phận mang tải cơ bản của công trình, khối đá sẽ cùng với các thành phần kết cấu chống khác giữ ổn định công trình trong giai đoạn thi công cũng như trong giai đoạn sử dụng. Yêu cầu này chỉ có thể đạt được khi sử dụng một chu trình đào và chống giữ công trình một cách hợp lý. Song trong thực tế, một điều đã được thừa nhận: Xây dựng các công trình ngầm là một lĩnh vực mang tính nghệ thuật. Đối tượng tác động của xây dựng ngầm chính là khối đất, đá với các đặc tính luôn biến đổi theo thời gian và không gian.