Ứng dụng Matlab - Simulink mô phỏng xác định biên độ quá điện áp khi chạm đất 1 pha trong mạch điện trung tính cách ly 6KV
21:57 24/05/2017
Sự cố chạm đất một pha trong mạng trung tính 6kV chiếm từ 75% tổng các sự cố và là nguyên nhân chính của hầu hết các vụ tai nạn, tăng khả năng quá điện áp nội bộ, suy giảm cách điện của các thiết bị điện và độ tin cậy cung cấp điện [1].
Lỗi chạm đất một pha trong mạng trung tính cách ly có thể được xem là nhiều và liên tục nhất. Quá trình nhiều và liên tục lỗi chạm đất một pha luôn đi kèm với một dao động tần số cao gây ra quá điện áp trên các phần tử nguần điện. Với sự cố chạm đất một pha còn gây ra hiện tượng quá điện áp.
Bởi vậy việc xây dựng mô hình để đánh giá mức độ quá điện áp đối với từng trường hợp cụ thể của mạng là cần thiết.
Nghiên cứu đề xuất phương án bù hiệu quả trong các mạng điện mỏ hầm lò điện áp 1140V vùng Quảng Ninh
05:11 18/06/2014
Để hạn chế dòng điện rò qua người khi chạm vào một pha của mạng điện ba pha trung tính cách ly cần sử dụng giải pháp có hiệu quả là bù thành phần điện dung của dòng rò. Tuy nhiên, với các mạng điện có điện trở cách điện thấp thì ngay cả khi bù hoàn toàn thành phần điện dung của dòng qua người vẫn lớn hơn dòng an toàn khoảnh khắc. Điều này sẽ rất nguy hiểm nếu con người chẳng may chạm vào một pha của mạng điện. Mặt khác, do trong quá trình làm việc điện dung của mạng luôn thay đổi, nên để bù hiệu quả phải thực hiện bù tự động. Việc bù tự động dẫn đến thiết bị bù rất phức tạp và có thể gây ra quá điện áp do cộng hưởng làm chọc thủng cách điện của thiết bị điện. Hiện nay, xu thế các mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh là nâng cấp điện áp từ 380 V lên 660 V và 1140 V. Việc nâng cấp điện áp sẽ làm cho thành phần điện dung của dòng rò tăng. Vì vậy, cần nghiên cứu để có giải pháp bù điện dung hợp lý nhằm đảm bảo an toàn điện giật, an toàn nổ và hỏa hoạn.