Vận dụng ca dao, tục ngữ trong giảng dạy tâm lý học đại cương
02:46 31/01/2018
Tâm lý học có đối tượng nghiên cứu là các hiện tượng tâm lý - những hiện tượng đó xảy ra trong đầu óc con người, người khác không thể trực tiếp nhận biết. Muốn nghiên cứu tâm lý phải dựa vào những biểu hiện bên ngoài như cử chỉ, hành vi, lời nói, ánh mắt, nét mặt, sản phẩm của hoạt động.... Tuy nhiên, những biểu hiện này không phải lúc nào cũng phản ánh đúng, trung thực các hiện tượng tâm lý. Các hiện tượng tâm lý có quan hệ chặt chẽ với nhau, chuyển hoá lẫn nhau, làm cho việc xác định chính xác về mặt định tính, định lượng hết sức khó khăn.
Học phần Tâm lý học đại cương (TLHĐC) có nội dung trừu tượng, chứa đựng nhiều thuật ngữ, khái niệm phức tạp. Lần đầu tiên sinh viên được tiếp cận với học phần này sẽ nhiều khó khăn, bỡ ngỡ. Vì vậy, việc dạy học gắn liền với thực tiễn, với kinh nghiệm sống của sinh viên là hết sức quan trọng và cần thiết. Trên cơ sở đó, chúng tôi tìm hiểu vấn đề "Vận dụng ca dao, tục ngữ trong giảng dạy học phần Tâm lý học đại cương" với mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học, gắn liền giữa lý luận và thực tiễn, sử dụng vốn sống và kinh nghiệm của sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc dạy học ở trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh.
Nâng cao hiệu quả trong tìm kiếm thông tin
22:03 11/11/2013
Internet có thể được xem như là một kho thông tin rất lớn, chứa đựng nhiều kiến thức của nhân loại, nhưng đáng tiếc nguồn tri thức đó lại không được sắp xếp theo một trật tự nhất định (thực chất, việc sắp xếp hầu như không thể thực hiện được và bản thân các thông tin trên Internet cũng rất khó kiểm chứng). Nếu không thành thạo, bạn dễ bị lạc lối và chìm ngập trong sự đa dạng, phức tạp của khối lượng lớn thông tin đó. Để định hướng và tìm kiếm thông tin, ngưòi ta đã tạo nên một số máy chủ “tìm kiếm” còn gọi là Search Engine. Các engine này sẽ giúp bạn tìm kiếm trên Internet và tìm ra những thông tin mà bạn cần. Tuy nhiên các search engine được sử dụng phổ biến ở Việt Nam lại không phải do người Việt viết, chưa được tối ưu cho việc tìm kiếm bằng ngôn ngữ tiếng Việt nhất là trong nội bộ một forum. Bài báo này chúng tôi muốn bàn về một thuật toán xếp hạng trang cho kết quả tìm kiếm tốt hơn và vẫn đủ nhanh cho việc tìm kiếm thông tin bằng tiếng Việt trong nội bộ một forum.
Tầm quan trọng của việc lồng ghép giáo dục đạo đức thông qua tục ngữ, ca dao việt nam cho sinh viên đại học công nghiệp Quảng Ninh
03:21 29/10/2013
Tục ngữ, ca dao vốn là hình thức văn học dân gian có vần điệu, dễ thuộc, dễ nhớ lại giàu triết lý nhân sinh, ra đời từ rất lâu trong lịch sử, phản ánh đời sống tinh thần của người dân Việt Nam và vẫn luôn đồng hành cùng dân tộc. Trong tục ngữ, ca dao chứa đựng nhiều quan điểm nhân sinh sâu sắc đồng thời ẩn chứa nhiều giá trị đạo đức nổi bật. Mặc dù đạo đức là hệ thống giá trị chuẩn mực đánh giá và điều chỉnh hành vi của con người dựa trên niềm tin cá nhân, dư luận xã hội nhưng giữa tục ngữ ca dao và đạo đức có thể lồng ghép vào nhau vì cùng dựa trên cơ sở khuyến khích tinh thần tự giác, tự thẩm thấu của mỗi người với các chuẩn mực tốt đẹp. Vấn đề đặt ra là nên khai thác như thế nào để phát huy được lợi thế của tục ngữ và ca dao trong việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ Việt Nam nói riêng và người Việt Nam nói chung đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập hiện nay. Dân tộc Việt Nam từ ngàn năm lịch sử đã sáng tạo ra cả kho tàng ca dao, tục ngữ đồ sộ. Có thể coi đó như pho sách giáo khoa có giá trị vào bậc nhất về luân lý đạo đức. Đã từ rất lâu người Việt Nam đã khéo léo lồng ghép việc răn giảng đạo đức vào tục ngữ, ca dao nhằm góp phần rèn giũa nhân cách cho con người. Trong tục ngữ, ca dao có thể khai thác nhiều khía cạnh giá trị đạo đức sâu sắc có tác dụng khuyên răn và giáo dục đến các đối tượng lĩnh hội. Sinh viên là lực lượng cơ bản và nòng cốt của thanh niên Việt Nam - những chủ nhân tương lai của đất nước. Nhiệm vụ của giáo dục Việt Nam là đào tạo những sinh viên ấy trở thành những con người vừa “hồng” vừa “chuyên”. Chính vì vậy trong nhà trường ngoài việc giúp học sinh lĩnh hội tri thức thì giáo dục còn có nhiệm vụ hình thành và phát triển đạo đức, nhân cách cho người học. Thiết nghĩ với đặc thù là một trường kỹ thuật các giảng viên trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh càng nên đẩy mạnh việc lồng ghép tục ngữ, ca dao vào trong quá trình giảng dạy nhằm góp phần bồi đắp và phát triển những tư tưởng đạo đức tốt đẹp cho sinh viên.
Tầm quan trọng của việc lồng ghép giáo dục đạo đức thông qua tục ngữ, ca dao việt nam cho sinh viên Đại học Công nghiệp Quảng Ninh
20:38 20/01/2013
Tục ngữ, ca dao vốn là hình thức văn học dân gian có vần điệu, dễ thuộc, dễ nhớ lại giàu triết lý nhân sinh, ra đời từ rất lâu trong lịch sử, phản ánh đời sống tinh thần của người dân Việt Nam và vẫn luôn đồng hành cùng dân tộc. Trong tục ngữ, ca dao chứa đựng nhiều quan điểm nhân sinh sâu sắc đồng thời ẩn chứa nhiều giá trị đạo đức nổi bật. Mặc dù đạo đức là hệ thống giá trị chuẩn mực đánh giá và điều chỉnh hành vi của con người dựa trên niềm tin cá nhân, dư luận xã hội nhưng giữa tục ngữ ca dao và đạo đức có thể lồng ghép vào nhau vì cùng dựa trên cơ sở khuyến khích tinh thần tự giác, tự thẩm thấu của mỗi người với các chuẩn mực tốt đẹp. Vấn đề đặt ra là nên khai thác như thế nào để phát huy được lợi thế của tục ngữ và ca dao trong việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ Việt Nam nói riêng và người Việt Nam nói chung đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập hiện nay.