Vận dụng ca dao, tục ngữ trong giảng dạy tâm lý học đại cương
02:46 31/01/2018
Tâm lý học có đối tượng nghiên cứu là các hiện tượng tâm lý - những hiện tượng đó xảy ra trong đầu óc con người, người khác không thể trực tiếp nhận biết. Muốn nghiên cứu tâm lý phải dựa vào những biểu hiện bên ngoài như cử chỉ, hành vi, lời nói, ánh mắt, nét mặt, sản phẩm của hoạt động.... Tuy nhiên, những biểu hiện này không phải lúc nào cũng phản ánh đúng, trung thực các hiện tượng tâm lý. Các hiện tượng tâm lý có quan hệ chặt chẽ với nhau, chuyển hoá lẫn nhau, làm cho việc xác định chính xác về mặt định tính, định lượng hết sức khó khăn.
Học phần Tâm lý học đại cương (TLHĐC) có nội dung trừu tượng, chứa đựng nhiều thuật ngữ, khái niệm phức tạp. Lần đầu tiên sinh viên được tiếp cận với học phần này sẽ nhiều khó khăn, bỡ ngỡ. Vì vậy, việc dạy học gắn liền với thực tiễn, với kinh nghiệm sống của sinh viên là hết sức quan trọng và cần thiết. Trên cơ sở đó, chúng tôi tìm hiểu vấn đề "Vận dụng ca dao, tục ngữ trong giảng dạy học phần Tâm lý học đại cương" với mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học, gắn liền giữa lý luận và thực tiễn, sử dụng vốn sống và kinh nghiệm của sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc dạy học ở trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh.
Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học trong Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh
20:57 24/05/2017
Ngày nay, khi khoa học và công nghệ đã và đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và là nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh của từng quốc gia thì việc đổi mới giáo dục đào tạo kết hợp chặt chẽ với nghiên cứu khoa học (NCKH) là một xu thế của nền giáo dục năng động, sáng tạo. Chúng ta đều biết rằng, NCKH và giảng dạy có mối quan hệ hữu cơ với nhau, gắn kết chặt chẽ và hỗ trợ cho nhau. NCKH tạo cơ sở, điều kiện, tiền đề nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy. Ngược lại, công tác giảng dạy phản ánh kết quả của hoạt động NCKH. Do vậy, có thể khẳng định rằng, cùng với hoạt động giảng dạy, NCKH là thước đo năng lực chuyên môn của giảng viên.
Nhận thức được vấn đề trên, những năm gần đây Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh đặc biệt chú trọng đến việc phát triển các đề tài nghiên cứu khoa học có hàm lượng khoa học và tính thực tiễn cao, tuy nhiên kết quả đạt được vẫn còn là một con số khiêm tốn. Vì vậy, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, để nghiên cứu khoa học phát triển cả về số lượng và chất lượng, gắn kết với thực tiễn giảng dạy là một trong những vấn đề mà lãnh đạo Nhà trường quan tâm, nỗ lực thực hiện trong thời gian qua.
Chiều của không gian lồi địa phương
03:01 17/04/2017
Lý thuyết các không gian lồi địa phương có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong toán học, đặc biệt trong ngành Giải tích.Như chúng ta đã biết trong không gian lồi địa phương cấu trúc tuyến tính và cấu trúc tôpô tương thích với nhau theo nghĩa, các phép toán đại số liên tục đối với tôpô đã cho. Nhờ đó nhiều tính chất tuyến tính và tôpô liên quan chặt chẽ với nhau, chẳng hạn, một số tính chất tôpô của không gian lồi địa phương phụ thuộc vào chiều của không gian ấy. Vì thế việc nghiên cứu về chiều của các không gian lồi địa phương được nhiều nhà toán học quan tâm, trong số đó có các nhà toán học nổi tiếng như: A.N.Kolmogorov, A.Pelczynski, C.Bessaga, A.Pietsch...
Khi nghiên cứu chiều của một không gian lồi địa phương người ta đã đề xuất ra các khái niệm mới về chiều như: chiều xấp xỉ, chiều đường kính. Chiều đường kính của một không gian lồi địa phương được xây dựng dựa trên khái niệm đường kính của tập bị chặn trong không gian định chuẩn, còn chiều xấp xỉ của không gian lồi địa phương lại được dựa trên khái niệm - dung lượng của tập bị chặn trong không gian định chuẩn.
Trên cơ sở các khái niệm, các định nghĩa và các kết quả của A.Pietsch được đưa vào trong [2] đối với các không gian định chuẩn, bài báo đã xây dựng khái niệm chiều xấp xỉ của không gian lồi địa phương.
Phân tích mô hình thực nghiệm tương đương đặc tính phân bố hình Parabol của khe nứt dưới tác động của khai thác
21:21 21/03/2016
Sau khi khai thác vỉa, đặc trưng phân bố khe nứt đất đá vách dưới tác động của khai thác có quan hệ chặt chẽ với hút tháo khí mê tan giảm áp, trên cơ sở nguyên lí mô hình tương đương tiến hành thử nghiệm mô hình vật liệu tương tự vât lí đặc trưng phân bố khe nứt đá vách dưới tác động của khai thác. Căn cứ theo sơ đồ đường cong kết hợp giữa đới khe nứt và đới nén chặt trong thực nghiệm, cho thấy đặc trưng phân bố khe nứt của đá phủ dưới tác động của khai thác có hình parabol...
Phương pháp hệ thống tài khoản quốc gia và việc áp dụng trong thống kê các chỉ tiêu kinh tế của Việt Nam
21:04 21/03/2016
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay, Việt Nam cần sử dụng thước đo chung về hoạt động kinh tế với các nước thành viên trong các tổ chức quốc tế. Do đó, cùng với sự chuyển đổi cơ chế kinh tế, việc chuyển từ hệ thống các bảng kinh tế quốc dân (Material Product System - MPS) sang hệ thống thống tài khoản quốc gia (System of National Accounts - SNA) là cần thiết.
Hệ thống tài khoản quốc gia (The System of National Accounts - SNA) là một hệ thống thống kê kinh tế vĩ mô được trình bày dưới dạng các tài khoản, bảng, biểu thống kê kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ mang tính hệ thống dùng để mô tả, phân tích các hiện tượng kinh tế cơ bản của nền kinh tế. Phân loại thống kê theo khu vực thể chế là một dạng phân loại rất đặc trưng của hệ thống tài khoản quốc gia nhằm phản ánh quá trình sản xuất, quá trình tạo thu nhập, phân phối lần đầu và phân phối lại thu nhập, sử dụng thu nhập cho mục đích tiêu dùng, để dành và tích luỹ, quá trình hình thành các nguồn vốn và hình thức huy động vốn, tổng giá trị tài sản cố định, tài sản tài chính.... của từng khu vực thể chế và mối quan hệ giữa các khu vực thể chế với nhau. Những thông tin có được từ biên soạn các tài khoản theo khu vực thể chế giúp Đảng và Nhà nước nhận biết rõ tình hình kinh tế của đất nước, từ đó rút ra những quy luật của nền kinh tế phục vụ cho điều hành, dự đoán tình hình phát triển kinh tế và đưa ra các quyết sách cần thiết nhằm phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả sản xuất, tính cạnh tranh của nền kinh tế, điều tiết thu nhập, đảm bảo tăng trưởng đi đôi với công bằng xã hội.
Phương pháp hệ thống tài khoản quốc gia và việc áp dụng trong thống kê các chỉ tiêu kinh tế của Việt Nam
21:12 17/03/2016
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay, Việt Nam cần sử dụng thước đo chung về hoạt động kinh tế với các nước thành viên trong các tổ chức quốc tế. Do đó, cùng với sự chuyển đổi cơ chế kinh tế, việc chuyển từ hệ thống các bảng kinh tế quốc dân (Material Product System - MPS) sang hệ thống thống tài khoản quốc gia (System of National Accounts - SNA) là cần thiết. Hệ thống tài khoản quốc gia (The System of National Accounts - SNA) là một hệ thống thống kê kinh tế vĩ mô được trình bày dưới dạng các tài khoản, bảng, biểu thống kê kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ mang tính hệ thống dùng để mô tả, phân tích các hiện tượng kinh tế cơ bản của nền kinh tế. Phân loại thống kê theo khu vực thể chế là một dạng phân loại rất đặc trưng của hệ thống tài khoản quốc gia nhằm phản ánh quá trình sản xuất, quá trình tạo thu nhập, phân phối lần đầu và phân phối lại thu nhập, sử dụng thu nhập cho mục đích tiêu dùng, để dành và tích luỹ, quá trình hình thành các nguồn vốn và hình thức huy động vốn, tổng giá trị tài sản cố định, tài sản tài chính.... của từng khu vực thể chế và mối quan hệ giữa các khu vực thể chế với nhau. Những thông tin có được từ biên soạn các tài khoản theo khu vực thể chế giúp Đảng và Nhà nước nhận biết rõ tình hình kinh tế của đất nước, từ đó rút ra những quy luật của nền kinh tế phục vụ cho điều hành, dự đoán tình hình phát triển kinh tế và đưa ra các quyết sách cần thiết nhằm phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả sản xuất, tính cạnh tranh của nền kinh tế, điều tiết thu nhập, đảm bảo tăng trưởng đi đôi với công bằng xã hội.
Vấn đề vận dụng kiến thức vật lý vào thực tế đời sống của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh - thực trạng, nguyên nhân và một số giải pháp
19:43 02/03/2014
Vật lí là môn khoa học thực nghiệm, kiến thức vật lí gắn kết một cách chặt chẽ với thực tế đời sống. Tuy nhiên đối với đại đa số sinh viên, học sinh đặc biệt là sinh viên trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh hiện nay, việc vận dụng kiến thức vật lí vào đời sống còn rất nhiều hạn chế nếu không muốn nói là thực sự yếu kém. Nội dung bài viết này tập trung đề cập đến thực trạng, phân tích những nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp nhằm phần nào giải quyết những hạn chế nêu trên.