Hội nghị công tác quản lý LHS Lào tại tỉnh Quảng Ninh
Ngày 21/10/2022, trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị công tác quản lý LHS Lào tại tỉnh Quảng Ninh. Về phía tỉnh Quảng Ninh có sự tham dự của đồng chí Châu Hoài Thu, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, đồng chí Đặng Thuý Doan, Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ; Lãnh đạo các Trường Đại học Hạ Long, Lãnh đạo, chuyên viên các phòng chuyên môn của Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an tỉnh; Đại diện UBND thành phố Hạ Long, thành phố Uông Bí, thị xã Đông Triều. Về phía Nhà trường có TS. Hoàng Hùng Thắng, bí thư Đảng uỷ - Hiệu trưởng nhà trường, đại diện một số phòng liên quan, đại diện lưu học sinh Lào đang học tập tại Nhà trường.
Thực hiện chủ trương hợp tác toàn diện của tỉnh Quảng Ninh với ba tỉnh Bắc Lào: Houaphanh, Luang Prabang, Sayaboury, từ năm 2011, các ngành và cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã triển khai công tác đào tạo Lưu học sinh (LHS) Lào, bao gồm đào tạo về tiếng Việt và đào tạo bậc TCCN, CĐ, ĐH. Tại Hội nghị, đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo đã báo cáo đánh giá công tác phối hợp quản lý, đào tạo Lưu học sinh Lào giai đoạn 2017-2022 và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng Chương trình học bổng của tỉnh Quảng Ninh dành cho 3 tỉnh Bắc Lào trong giai đoạn 2022-2026 . Trong những năm qua, công tác quản lý, đào tạo LHS Lào luôn được sự quan tâm của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh Quảng Ninh, các sở, ngành, địa phương trong việc hỗ trợ về mọi mặt, cùng với sự nỗ lực của Ban Giám hiệu, cán bộ giảng viên các Nhà trường quan tâm, chăm sóc, đào tạo LHS Lào. Kết quả đào tạo LHS cho 03 tỉnh Bắc Lào đã đạt được kết quả tốt, góp phần tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị giữa tỉnh Quảng Ninh với 03 tỉnh Bắc Lào nói riêng và giữa hai dân tộc nói chung.
Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh đã đào tạo Lưu học sinh Lào từ năm 2013, và đến nay đã đào tạo 10 Khoá Lưu học sinh. Hiện tại có 129 Lưu học sinh đang học tập tại Nhà trường. Trong thời gian qua, các Lưu học sinh đã luôn coi Nhà trường như ngôi Nhà thứ 2 và yên tâm để học tập và rèn luyện. Lưu học sinh tai Nhà trường không chỉ nhận được sự quan tâm động viên của cán bộ giảng viên trong trường mà còn nhận được sự quan tâm của lãnh đạo, các ban ngành của tỉnh Quảng Ninh và địa phương trong suốt quá trình học tập tại Việt Nam.
Hội nghị thống nhất một số nhiệm vụ nâng cao hiệu quả công tác quản lý LHSL giai đoạn 2022-2026, cụ thể như sau:
Xây dựng Kế hoạch triển khai; phối hợp, cộng quản trách nhiệm trong thực hiện công tác quản lý, đào tạo lưu học sinh Lào theo Kế hoạch số 206/KH-UBND ngày 24/8/2022 về việc triển khai thực hiện Bản ghi nhớ hợp tác giai đoạn 2022-2026 giữa tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và các tỉnh Hủa Phăn, Luông Pha Băng, Xay Nhạ Bu Ly.
Phối hợp với các tỉnh Bắc Lào hoàn thiện các thủ tục nhập cảnh cho LHS Lào trước khi sang học tập tại Việt Nam, cùng ngành Giáo dục và Đào tạo thực hiện tốt công tác đào tạo LHS Lào. Các Sở ngành, công an tỉnh quan tâm phối hợp để giải quyết các nội dung liên quan đến thủ tục nhập cảnh, hồ sơ, bảo hiểm y tế cho LHS Lào ngay từ những ngày đầu nhập học tại các trường đại học trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Có cách thức trao đổi thông tin để LHS Lào và các địa phương của Lào biết về các cơ sở đào tạo, các ngành nghề, tiềm năng thế mạnh và sự khác biệt trong đào tạo của các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh để giúp cho việc chọn lựa khoa ngành của LHS theo năng lực, sở trường, phù hợp với điều kiệncá nhân để khi sang học tập các em có thể tiếp thu tốt tiếng Việt và kiến thức chuyên ngành đại học và khi trở lại quê hương Lào các em có tương lai nghề nghiệp. Cần có sự phối hợp của các Sở ngành của tỉnh Quảng Ninh với các địa phương Lào trong khâu tuyển chọn, nâng cao chất lượng đầu vào của LHS.
Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông cho người nước ngoài, công tác phòng chống cháy nổ khu kí túc xá LHS Lào, các vấn đề liên quan đến thủ tục nhập cảnh.
Các Sở, ngành, địa phương và cơ sở đào tạo lưu học sinh Lào thống nhất báo cáo, đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh: (1) Có cơ chế tài chính hỗ trợ các Nhà trường thực hiệnviệc dạy bổ túc các học phần trong chương trình đào tạo chuyên ngành của LHS Lào để nâng cao kết quả học tập của LHS Lào; (2) Cấp kinh phí bổ sung cho việc tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa tìm hiểu di tích lịch sử trên địa bàn, giúp các LHS Lào tăng vốn sống, sự hiểu biết về văn hóa, phong tục của Quảng Ninh cũng như Việt Nam; (3) Cấp kinh phí để tổ chức các hoạt động hội thảo, nâng cao năng lực quản lý của các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn đối với LHS Lào; (4) Cho phép tổ chức Hội thảo Giáo dục và Đào tạo giữa tỉnh Quảng Ninh, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Luông Pha Băng và 03 tỉnh Bắc Lào để thống nhất quy trình và các nội dung hợp tác đào tạo.
Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh đã đào tạo Lưu học sinh Lào từ năm 2013, và đến nay đã đào tạo 10 Khoá Lưu học sinh. Hiện tại có 129 Lưu học sinh đang học tập tại Nhà trường. Trong thời gian qua, các Lưu học sinh đã luôn coi Nhà trường như ngôi Nhà thứ 2 và yên tâm để học tập và rèn luyện. Lưu học sinh tai Nhà trường không chỉ nhận được sự quan tâm động viên của cán bộ giảng viên trong trường mà còn nhận được sự quan tâm của lãnh đạo, các ban ngành của tỉnh Quảng Ninh và địa phương trong suốt quá trình học tập tại Việt Nam.
Hội nghị thống nhất một số nhiệm vụ nâng cao hiệu quả công tác quản lý LHSL giai đoạn 2022-2026, cụ thể như sau:
Xây dựng Kế hoạch triển khai; phối hợp, cộng quản trách nhiệm trong thực hiện công tác quản lý, đào tạo lưu học sinh Lào theo Kế hoạch số 206/KH-UBND ngày 24/8/2022 về việc triển khai thực hiện Bản ghi nhớ hợp tác giai đoạn 2022-2026 giữa tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và các tỉnh Hủa Phăn, Luông Pha Băng, Xay Nhạ Bu Ly.
Phối hợp với các tỉnh Bắc Lào hoàn thiện các thủ tục nhập cảnh cho LHS Lào trước khi sang học tập tại Việt Nam, cùng ngành Giáo dục và Đào tạo thực hiện tốt công tác đào tạo LHS Lào. Các Sở ngành, công an tỉnh quan tâm phối hợp để giải quyết các nội dung liên quan đến thủ tục nhập cảnh, hồ sơ, bảo hiểm y tế cho LHS Lào ngay từ những ngày đầu nhập học tại các trường đại học trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Có cách thức trao đổi thông tin để LHS Lào và các địa phương của Lào biết về các cơ sở đào tạo, các ngành nghề, tiềm năng thế mạnh và sự khác biệt trong đào tạo của các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh để giúp cho việc chọn lựa khoa ngành của LHS theo năng lực, sở trường, phù hợp với điều kiệncá nhân để khi sang học tập các em có thể tiếp thu tốt tiếng Việt và kiến thức chuyên ngành đại học và khi trở lại quê hương Lào các em có tương lai nghề nghiệp. Cần có sự phối hợp của các Sở ngành của tỉnh Quảng Ninh với các địa phương Lào trong khâu tuyển chọn, nâng cao chất lượng đầu vào của LHS.
Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông cho người nước ngoài, công tác phòng chống cháy nổ khu kí túc xá LHS Lào, các vấn đề liên quan đến thủ tục nhập cảnh.
Các Sở, ngành, địa phương và cơ sở đào tạo lưu học sinh Lào thống nhất báo cáo, đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh: (1) Có cơ chế tài chính hỗ trợ các Nhà trường thực hiệnviệc dạy bổ túc các học phần trong chương trình đào tạo chuyên ngành của LHS Lào để nâng cao kết quả học tập của LHS Lào; (2) Cấp kinh phí bổ sung cho việc tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa tìm hiểu di tích lịch sử trên địa bàn, giúp các LHS Lào tăng vốn sống, sự hiểu biết về văn hóa, phong tục của Quảng Ninh cũng như Việt Nam; (3) Cấp kinh phí để tổ chức các hoạt động hội thảo, nâng cao năng lực quản lý của các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn đối với LHS Lào; (4) Cho phép tổ chức Hội thảo Giáo dục và Đào tạo giữa tỉnh Quảng Ninh, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Luông Pha Băng và 03 tỉnh Bắc Lào để thống nhất quy trình và các nội dung hợp tác đào tạo.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn