Ứng dụng ICT trong giảng dạy ngoại ngữ ở trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh
1.Giới thiệu chung
Thế giới hôm nay đang chứng kiến những đổi thay có tính chất khuynh đảo trong mọi hoạt động phát triển kinh tế - xã hội nhờ những thành tựu của công nghệ thông tin. Có thể nói, công nghệ thông tin và truyền thống trong hai thập niên cuối cùng của thế kỷ trước đã tạo ra những nền tảng cơ bản cho phép con người thay đổi những phương thức tổ chức và xử lý thông tin trên phạm vi toàn xã hội, từ tiềm năng trở thành hiện thực, từ vị trí thụ động trở thành sức mạnh chủ động, sáng tạo làm nên sự giàu có của xã hội.Với thông tin đã được số hóa và nối mạng, con người có thể tích hợp thông tin trong những kho tin khổng lồ được liên kết với nhau, biến chúng thành nguồn tài nguyên quý giá. Dưới tác động của công nghệ thông tin và truyền thông, môi trường dạy học nói chung và dạy học ngoại ngữ nói riêng cũng được thay đổi và cải tổ. Nó đã tác động mạnh mẽ tới mọi thành tố của quá trình quản lý, giảng dạy, đào tạo và học tập dựa trên sự hỗ trợ của hệ thống các phần mềm ứng dụng, website và hạ tầng công nghệ thông tin đi kèm. Do đó, mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy là nâng cao mọi bước cơ bản của chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao chứ không đơn thuần chỉ là “thầy đọc”, ”trò chép” theo kiểu truyền thống. Học sinh nhờ đó được khuyến khích và tạo điều kiện chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lý quá trình tự học, tự rèn luyện bản thân. Công nghệ thông tin đã mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy và học. Nhờ có công nghệ thông tin, việc chuyển từ “lấy giáo viên làm trung tâm” sang “lấy học sinh làm trung tâm” sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Cũng nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin, giáo viên có trong tay nhiều công cụ hỗ trợ cho quá trình dạy học nói chung và quá trình dạy ngoại ngữ nói riêng. Nhờ có máy tính điện tử mà việc thiết kế giáo án và việc giảng dạy trên máy tính trở nên sinh động hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian hơn so với cách dạy theo phương án truyền thống. Chỉ cần “click chuột”, vài giây sau trên màn hình hiện ra ngay nội dung bài giảng với những hình ảnh, âm thanh sống động thu hút được sự chú ý và hứng thú nơi học sinh. Thông qua giáo án điện tử, giáo viên có nhiều thời gian hơn dành cho việc đặt các câu hỏi gợi mở, tạo điều kiện cho học sinh hoạt động nhiều hơn trong giờ học. Phương pháp học bằng “click chuột” đang dần thuyết phục cả thầy lẫn trò qua hiệu quả thực tế của các giờ lên lớp.
Cùng với sự phát triển của đất nước, trường đại học công nghiệp Quảng Ninh không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy để đáp ứng được yêu cầu từ phía các nhà tuyển dụng. Đã rất nhiều năm qua, nhà trường không ngừng kêu gọi các thầy cô áp dụng công nghệ mới trong giảng dạy, mà đặc biệt hơn nữa, trong năm học mới 2011–2012 nhà trường bắt đầu áp dụng chương trình đào tạo theo tín chỉ, việc này đồng nghĩa với việc các thầy cô lên lớp càng phải áp dụng ICT nhiều hơn nữa.
2. Một số phương tiện dạy học ngoại ngữ truyền thống
Từ lâu các phương tiện dạy học truyền thống góp phần không nhỏ vào sự thành công của môn học. Từ trước và sau khi công nghệ thông tin ra đời và phát triển, các phương tiện dạy học truyền thống vẫn luôn giữ vai trò chủ lực, không thể thiếu trên các tiết học trên lớp. Trong giảng dạy ngoại ngữ ở Việt Nam cũng như tại trường ta, các phương tiện dạy học truyền thống phải kể đến:
-Bảng và phấn
-Máy cassette và băng cassette
-Tranh ảnh và các giáo cụ trực quan
Hiện nay, các phương tiện này vẫn đang được sử dụng rộng rãi để giảng dạy ngoại ngữ trong nhà trường và vẫn có tác dụng không nhỏ đến sự thành công của môn học.
Bảng viết từ lâu đã là công cụ hữu hiệu và không thể thiếu giúp mỗi giáo viên trình bày nội dung bài giảng. Trong quá trình giảng dạy, nếu giáo viên tổ chức bảng viết tốt, khoa học, dễ nhìn, dễ hiểu kết hợp việc sử dụng các loại phấn màu, vẽ sơ đồ, bảng biểu sẽ góp phần không nhỏ trong việc tạo hưng phấn nơi người học.
Máy cassette và băng cassette hỗ trợ học tiếng giá thành rẻ, chất lượng chấp nhận được và dễ sử dụng cho cả thầy và trò cũng là một công cụ rất hữu ích cho quá trình dạy và học ngoại ngữ.
Tranh ảnh và các giáo cụ trực quan luôn có sẵn và là nguồn thông tin bổ ích góp phần làm sinh động bài giảng.
3. Các phương tiện dạy học ngoại ngữ hiện đại ứng dụng ICT
Công nghệ thông tin hiện nay đã và đang mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học. Hiện nay, nhiều thiết bị dạy học tiên tiến đã được giới thiệu và khuyến khích sử dụng trong các lớp học ngoại ngữ. Nói đến các phương tiện dạy học ngoại ngữ hiện đại không thể không kể đến:
-Máy chiếu hắt (OHP)
-Đầu Video, VCD, DVD,
TV
-Máy chiếu đa năng
(Multimedia Projector)
-Máy chiếu vật thể
(Video presenter)
-Máy vi tính
-Mạng Internet
-Bảng thông minh
(Interactive board)
-Các thiết bị kỹ thuật số như: Máy ghi âm, chụp ảnh, quay phim, điện thoại di động, ổ đĩa lưu trữ USB.
Với máy chiếu hắt, giáo viên in bài giảng và bài tập lên giấy trong và chiếu trước lớp. Giấy trong in bài giảng này có thể tái sử dụng nhiều lần. Tuy nhiên, nhược điểm của loại máy này là nó khá nặng và cồng kềnh, chỉ cho hình ảnh đen và trắng.
Máy chiếu đa năng là sự kết hợp giữa máy vi tính và bộ loa. Nó cho phép việc trình chiếu bài giảng với cả kênh hình ảnh sống động và kênh âm thanh trung thực. Máy chiếu đa năng góp phần thúc đẩy sự chú ý, tập trung cao độ của người học, thúc đẩy sự tương tác giữa người dạy và người học.
Máy chiếu vật thể cho phép giáo viên chiếu các trang sách, bản thảo viết tay, vật thể lên màn hình lớn treo tường.
Ngày nay, máy vi tính là vận dụng không thể thiếu trong giảng dạy và học ngoại ngữ. Giáo viên đã ngày càng thấy rõ vai trò của máy vi tính trong việc soạn giáo án điện tử, soạn bài kiểm tra…Đặc biệt, nếu máy vi tính có nối mạng Internet sẽ là kênh thông tin vô cùng phong phú và vô tận, là kho dữ liệu khổng lồ phục vụ cho công việc giảng dạy của giáo viên. Với chiếc máy vi tính, giáo viên có thể xây dung những bài giảng sáng tạo về cả bốn kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc và Viết. Ví dụ, với máy vi tính, giáo viên có thể tự thiết kế các bài tập Nghe hiểu thông qua phần mềm ghi âm, do giáo viên tự đọc hay nhờ người nước ngoài đọc.
Bảng thông minh, về hình thức, giống với bảng trắng thông thường. Tuy nhiên, về bản chất, nó được kết nối với máy vi tính, kết hợp với máy chiếu hoặc kết hợp riêng biệt với máy chiếu. Nó có khả năng lưu trữ lại toàn bộ thông tin đã được ghi chép trên bảng để sau này sử dụng khi cần. Thậm chí, thông tin có thể chỉnh sửa. Khi kết nối với máy vi tính, bảng thông minh trở thành máy vi tính màn hình cực lớn, phát huy hiệu quả cao đối với lớp học lớn.
Trong học kỳ 1 năm học 2010 – 2011 nhà truờng đã lắp đặt 01 phòng chuyên dùng Ngoại ngữ, có đầu Video, máy chiếu, máy tính, bảng thông minh… nhưng việc triển khai cho học sinh học tập bằng các phương tiện này khá hạn chế.
4. Việc áp dụng ICT vào giảng dạy ngoại ngữ ở trường ĐHCN Quảng Ninh
4.1. Vai trò của ICT trong dạy học ngoại ngữ
Công nghệ thông tin hiện đại mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học. Các hình thức dạy học như dạy đồng loạt, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường công nghệ thông tin. Chẳng hạn, cá nhân tự học với máy tính, Internet hoặc học qua truyền hình.
Bên cạnh đó, việc áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy góp phần to lớn vào việc tạo hứng thú nơi người học, do tài liệu cung cấp bằng nhiều kênh: kênh hình, kênh chữ, kênh âm thanh sống động làm cho học sinh dễ thấy, dễ tiếp thu.
Ngoài ra, thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, giáo viên có thể tổng hợp và tiếp theo là cung cấp thông tin tới học sinh thông qua nhiều kênh giao tiếp giúp người học phát triển kỹ năng giao tiếp một cách đồng đều.
Hơn thế nữa, giảng dạy ngoại ngữ ứng dụng công nghệ thông tin giúp tiết kiệm thời gian quý báu trong các giờ lên lớp. Nhờ vậy, học sinh có nhiều thời gian hơn để luyện tập, thảo luận, đặt câu hỏi…trao đổi hai chiều giữa giáo viên và học sinh được tăng cường.
Không chỉ dừng lại ở đó, công nghệ thông tin còn góp phần tạo ra môi trường giao tiếp tự nhiên trong lớp học thông qua các kênh đa dạng: kênh hình, kênh âm thanh sống động…
4.2. Thực trạng việc áp dụng ICT trong giảng dạy ngoại ngữ tại trường ĐHCN Quảng Ninh
Hiện nay, việc áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy ngoại ngữ tại trường ĐHCN Quảng Ninh đang rất được quan tâm. Tầm quan trọng của công nghệ thông tin trong đào tạo ngoại ngữ đang được nhìn nhận một cách đúng mực. Tuy nhiên, mức độ sử dụng của các thầy cô còn hời hợt, thiếu chiều sâu, không phong phú và chưa mang lại hiệu quả rõ rệt. Phần lớn, việc áp dụng công nghệ thông tin trong việc giảng dạy ngoại ngữ mới chỉ dừng lại ở việc sử dụng PowerPoint để trình chiếu, hay MS.Word để soạn thảo đề thi và bài tập cho học sinh. Mặt khác, những công nghệ hiện đại này không thể hỗ trợ giáo viên hoàn toàn trong các bài giảng của họ. Nó chỉ thực sự hiệu quả với một số bài giảng chứ không phải toàn bộ chương trình do nhiều nguyên nhân mà cụ thể là đối với những bài học có nội dung ngắn, không nhiều kiến thức mới thì việc giảng dạy theo phương pháp truyền thống sẽ thuận lợi hơn cho việc tiếp thu bài học của học sinh. Vì giáo viên có thể ghi tất cả mọi nội dung bài học từ đầu đến cuối mà không phải lật lại từng “slide” (Nếu sử dụng PowerPoint) như khi dạy trên máy vi tính. Các nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng trên bao gồm:
- Giáo viên còn thiếu nhiều kiến thức và kỹ năng về công nghệ thông tin. Do đó, chưa đủ vượt ngưỡng để đam mê và sáng tạo.
- Phương pháp dạy học cũ vẫn tồn tại như một lối mòn khó thay đổi, chưa dễ dàng xóa bỏ trong thời gian ngắn. Việc dạy học tương tác giữa người và máy vẫn còn khá mới mẻ với giáo viên nói chung.
- Giáo viên thiếu thời gian cho việc chuẩn bị bài giảng áp dụng công nghệ thông tin. Đôi khi, họ gặp khó khăn trong việc tìm nguồn tài liệu phù hợp cho học sinh của mình.
- Việc sử dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy và học ngoại ngữ chưa được nghiên cứu một cách thỏa đáng, dẫn đến việc ứng dụng nó chưa đúng chỗ, đúng lúc, nhiều khi lạm dụng nó. Ngoài ra, việc đánh giá một tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin còn khá lúng túng.
- Các phương tiện, thiết bị phục vụ cho việc dạy và học ngoại ngữ ứng dụng ICT như máy Projector, Projection monitor…còn thiếu nên khó triển khai rộng khắp. Việc kết nối và sử dụng Internet chưa được thực hiện triệt để và có chiều sâu, sử dụng không thường xuyên do thiếu kinh phí, tốc độ đường truyền.
- Một số giáo viên có tâm lý e ngại, thậm chí né tránh trước một lĩnh vực mới mẻ, hiện đại, đó là công nghệ thông tin.
Nói tóm lại, đổi mới phương pháp dạy học ngoại ngữ nhờ áp dụng công nghệ thông tin là một trong những mục tiêu quan trọng nhất. Tuy nhiên công việc này đòi hỏi có một quá trình lâu dài và khó khăn, yêu cầu phải có nguồn cơ sở vật chất, tài chính cũng như năng lực giáo viên dồi dào.
Trước tình hình này, yêu cầu đặt ra là phải đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục tình hình hiện tại của trường ta là:
- Nhà trường tăng dần mức đầu tư để không ngừng nâng cao, hoàn thiện và hiện đại hóa thiết bị, công nghệ dạy học. Đồng thời, hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông để thầy và trò đều có điều kiện kết nối Internet.
- Giáo viên được tạo điều kiện tham gia các khóa học tập, huấn luyện về công nghệ thông tin và truyền thông.
- Xây dựng các trang Web dành riêng cho giáo viên và học sinh, hỗ trợ tích cực trong giảng dạy ngoại ngữ.
- Khuyến khích học sinh sử dụng Internet thông qua các bài tập lớn, bài tập sưu tầm
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. “Nghiên cứu thái độ của giáo viên và học sinh PTTH Việt Nam đối với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ngoại ngữ.”. M.A. Thesis Linguistics, Vi Thị Hồng Ngân, ĐHNN – ĐHQG Hà nội, 2007.
[2]. “Nghiên cứu việc sử dụng công nghệ thông tin trong việc dạy và học nói tiếng Anh của học sinh lớp 10 trường THPT Chu Văn An”. M.A. Thesis Linguistics, Nông Thị Khánh Vân, ĐHNN - ĐHQGHN, 2008.
[3]. “The internet and the language classroom”, Gavin Dudeney. - New York : Cambridge University Press, 2000.
[4]. Bài báo “Ứng dụng CNTT vào dạy học- thuận lợi và thách thức”- Tác giả: Huỳnh Tấn Thông – Trường THPT Lấp Vò 2. Được đăng tại http://www.dayhocintel.net/diendan/showthread.php?t=6715 ngày 4 / 7/ 2008.
[5]. Bài báo: “CNTT trong giáo duc- vẫn thiếu định hướng” - Tác giả: Vũ lê. Được đăng tại http://vietbao.vn/Giao-duc ngày 25 / 3/ 2004.
ThS. Bùi Thị Huyền – Khoa Khoa học cơ bản
Thế giới hôm nay đang chứng kiến những đổi thay có tính chất khuynh đảo trong mọi hoạt động phát triển kinh tế - xã hội nhờ những thành tựu của công nghệ thông tin. Có thể nói, công nghệ thông tin và truyền thống trong hai thập niên cuối cùng của thế kỷ trước đã tạo ra những nền tảng cơ bản cho phép con người thay đổi những phương thức tổ chức và xử lý thông tin trên phạm vi toàn xã hội, từ tiềm năng trở thành hiện thực, từ vị trí thụ động trở thành sức mạnh chủ động, sáng tạo làm nên sự giàu có của xã hội.Với thông tin đã được số hóa và nối mạng, con người có thể tích hợp thông tin trong những kho tin khổng lồ được liên kết với nhau, biến chúng thành nguồn tài nguyên quý giá. Dưới tác động của công nghệ thông tin và truyền thông, môi trường dạy học nói chung và dạy học ngoại ngữ nói riêng cũng được thay đổi và cải tổ. Nó đã tác động mạnh mẽ tới mọi thành tố của quá trình quản lý, giảng dạy, đào tạo và học tập dựa trên sự hỗ trợ của hệ thống các phần mềm ứng dụng, website và hạ tầng công nghệ thông tin đi kèm. Do đó, mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy là nâng cao mọi bước cơ bản của chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao chứ không đơn thuần chỉ là “thầy đọc”, ”trò chép” theo kiểu truyền thống. Học sinh nhờ đó được khuyến khích và tạo điều kiện chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lý quá trình tự học, tự rèn luyện bản thân. Công nghệ thông tin đã mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy và học. Nhờ có công nghệ thông tin, việc chuyển từ “lấy giáo viên làm trung tâm” sang “lấy học sinh làm trung tâm” sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Cũng nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin, giáo viên có trong tay nhiều công cụ hỗ trợ cho quá trình dạy học nói chung và quá trình dạy ngoại ngữ nói riêng. Nhờ có máy tính điện tử mà việc thiết kế giáo án và việc giảng dạy trên máy tính trở nên sinh động hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian hơn so với cách dạy theo phương án truyền thống. Chỉ cần “click chuột”, vài giây sau trên màn hình hiện ra ngay nội dung bài giảng với những hình ảnh, âm thanh sống động thu hút được sự chú ý và hứng thú nơi học sinh. Thông qua giáo án điện tử, giáo viên có nhiều thời gian hơn dành cho việc đặt các câu hỏi gợi mở, tạo điều kiện cho học sinh hoạt động nhiều hơn trong giờ học. Phương pháp học bằng “click chuột” đang dần thuyết phục cả thầy lẫn trò qua hiệu quả thực tế của các giờ lên lớp.
Cùng với sự phát triển của đất nước, trường đại học công nghiệp Quảng Ninh không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy để đáp ứng được yêu cầu từ phía các nhà tuyển dụng. Đã rất nhiều năm qua, nhà trường không ngừng kêu gọi các thầy cô áp dụng công nghệ mới trong giảng dạy, mà đặc biệt hơn nữa, trong năm học mới 2011–2012 nhà trường bắt đầu áp dụng chương trình đào tạo theo tín chỉ, việc này đồng nghĩa với việc các thầy cô lên lớp càng phải áp dụng ICT nhiều hơn nữa.
2. Một số phương tiện dạy học ngoại ngữ truyền thống
Từ lâu các phương tiện dạy học truyền thống góp phần không nhỏ vào sự thành công của môn học. Từ trước và sau khi công nghệ thông tin ra đời và phát triển, các phương tiện dạy học truyền thống vẫn luôn giữ vai trò chủ lực, không thể thiếu trên các tiết học trên lớp. Trong giảng dạy ngoại ngữ ở Việt Nam cũng như tại trường ta, các phương tiện dạy học truyền thống phải kể đến:
-Bảng và phấn
-Máy cassette và băng cassette
-Tranh ảnh và các giáo cụ trực quan
Hiện nay, các phương tiện này vẫn đang được sử dụng rộng rãi để giảng dạy ngoại ngữ trong nhà trường và vẫn có tác dụng không nhỏ đến sự thành công của môn học.
Bảng viết từ lâu đã là công cụ hữu hiệu và không thể thiếu giúp mỗi giáo viên trình bày nội dung bài giảng. Trong quá trình giảng dạy, nếu giáo viên tổ chức bảng viết tốt, khoa học, dễ nhìn, dễ hiểu kết hợp việc sử dụng các loại phấn màu, vẽ sơ đồ, bảng biểu sẽ góp phần không nhỏ trong việc tạo hưng phấn nơi người học.
Máy cassette và băng cassette hỗ trợ học tiếng giá thành rẻ, chất lượng chấp nhận được và dễ sử dụng cho cả thầy và trò cũng là một công cụ rất hữu ích cho quá trình dạy và học ngoại ngữ.
Tranh ảnh và các giáo cụ trực quan luôn có sẵn và là nguồn thông tin bổ ích góp phần làm sinh động bài giảng.
3. Các phương tiện dạy học ngoại ngữ hiện đại ứng dụng ICT
Công nghệ thông tin hiện nay đã và đang mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học. Hiện nay, nhiều thiết bị dạy học tiên tiến đã được giới thiệu và khuyến khích sử dụng trong các lớp học ngoại ngữ. Nói đến các phương tiện dạy học ngoại ngữ hiện đại không thể không kể đến:
-Máy chiếu hắt (OHP)
-Đầu Video, VCD, DVD,
TV
-Máy chiếu đa năng
(Multimedia Projector)
-Máy chiếu vật thể
(Video presenter)
-Máy vi tính
-Mạng Internet
-Bảng thông minh
(Interactive board)
-Các thiết bị kỹ thuật số như: Máy ghi âm, chụp ảnh, quay phim, điện thoại di động, ổ đĩa lưu trữ USB.
Với máy chiếu hắt, giáo viên in bài giảng và bài tập lên giấy trong và chiếu trước lớp. Giấy trong in bài giảng này có thể tái sử dụng nhiều lần. Tuy nhiên, nhược điểm của loại máy này là nó khá nặng và cồng kềnh, chỉ cho hình ảnh đen và trắng.
Máy chiếu đa năng là sự kết hợp giữa máy vi tính và bộ loa. Nó cho phép việc trình chiếu bài giảng với cả kênh hình ảnh sống động và kênh âm thanh trung thực. Máy chiếu đa năng góp phần thúc đẩy sự chú ý, tập trung cao độ của người học, thúc đẩy sự tương tác giữa người dạy và người học.
Máy chiếu vật thể cho phép giáo viên chiếu các trang sách, bản thảo viết tay, vật thể lên màn hình lớn treo tường.
Ngày nay, máy vi tính là vận dụng không thể thiếu trong giảng dạy và học ngoại ngữ. Giáo viên đã ngày càng thấy rõ vai trò của máy vi tính trong việc soạn giáo án điện tử, soạn bài kiểm tra…Đặc biệt, nếu máy vi tính có nối mạng Internet sẽ là kênh thông tin vô cùng phong phú và vô tận, là kho dữ liệu khổng lồ phục vụ cho công việc giảng dạy của giáo viên. Với chiếc máy vi tính, giáo viên có thể xây dung những bài giảng sáng tạo về cả bốn kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc và Viết. Ví dụ, với máy vi tính, giáo viên có thể tự thiết kế các bài tập Nghe hiểu thông qua phần mềm ghi âm, do giáo viên tự đọc hay nhờ người nước ngoài đọc.
Bảng thông minh, về hình thức, giống với bảng trắng thông thường. Tuy nhiên, về bản chất, nó được kết nối với máy vi tính, kết hợp với máy chiếu hoặc kết hợp riêng biệt với máy chiếu. Nó có khả năng lưu trữ lại toàn bộ thông tin đã được ghi chép trên bảng để sau này sử dụng khi cần. Thậm chí, thông tin có thể chỉnh sửa. Khi kết nối với máy vi tính, bảng thông minh trở thành máy vi tính màn hình cực lớn, phát huy hiệu quả cao đối với lớp học lớn.
Trong học kỳ 1 năm học 2010 – 2011 nhà truờng đã lắp đặt 01 phòng chuyên dùng Ngoại ngữ, có đầu Video, máy chiếu, máy tính, bảng thông minh… nhưng việc triển khai cho học sinh học tập bằng các phương tiện này khá hạn chế.
4. Việc áp dụng ICT vào giảng dạy ngoại ngữ ở trường ĐHCN Quảng Ninh
4.1. Vai trò của ICT trong dạy học ngoại ngữ
Công nghệ thông tin hiện đại mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học. Các hình thức dạy học như dạy đồng loạt, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường công nghệ thông tin. Chẳng hạn, cá nhân tự học với máy tính, Internet hoặc học qua truyền hình.
Bên cạnh đó, việc áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy góp phần to lớn vào việc tạo hứng thú nơi người học, do tài liệu cung cấp bằng nhiều kênh: kênh hình, kênh chữ, kênh âm thanh sống động làm cho học sinh dễ thấy, dễ tiếp thu.
Ngoài ra, thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, giáo viên có thể tổng hợp và tiếp theo là cung cấp thông tin tới học sinh thông qua nhiều kênh giao tiếp giúp người học phát triển kỹ năng giao tiếp một cách đồng đều.
Hơn thế nữa, giảng dạy ngoại ngữ ứng dụng công nghệ thông tin giúp tiết kiệm thời gian quý báu trong các giờ lên lớp. Nhờ vậy, học sinh có nhiều thời gian hơn để luyện tập, thảo luận, đặt câu hỏi…trao đổi hai chiều giữa giáo viên và học sinh được tăng cường.
Không chỉ dừng lại ở đó, công nghệ thông tin còn góp phần tạo ra môi trường giao tiếp tự nhiên trong lớp học thông qua các kênh đa dạng: kênh hình, kênh âm thanh sống động…
4.2. Thực trạng việc áp dụng ICT trong giảng dạy ngoại ngữ tại trường ĐHCN Quảng Ninh
Hiện nay, việc áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy ngoại ngữ tại trường ĐHCN Quảng Ninh đang rất được quan tâm. Tầm quan trọng của công nghệ thông tin trong đào tạo ngoại ngữ đang được nhìn nhận một cách đúng mực. Tuy nhiên, mức độ sử dụng của các thầy cô còn hời hợt, thiếu chiều sâu, không phong phú và chưa mang lại hiệu quả rõ rệt. Phần lớn, việc áp dụng công nghệ thông tin trong việc giảng dạy ngoại ngữ mới chỉ dừng lại ở việc sử dụng PowerPoint để trình chiếu, hay MS.Word để soạn thảo đề thi và bài tập cho học sinh. Mặt khác, những công nghệ hiện đại này không thể hỗ trợ giáo viên hoàn toàn trong các bài giảng của họ. Nó chỉ thực sự hiệu quả với một số bài giảng chứ không phải toàn bộ chương trình do nhiều nguyên nhân mà cụ thể là đối với những bài học có nội dung ngắn, không nhiều kiến thức mới thì việc giảng dạy theo phương pháp truyền thống sẽ thuận lợi hơn cho việc tiếp thu bài học của học sinh. Vì giáo viên có thể ghi tất cả mọi nội dung bài học từ đầu đến cuối mà không phải lật lại từng “slide” (Nếu sử dụng PowerPoint) như khi dạy trên máy vi tính. Các nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng trên bao gồm:
- Giáo viên còn thiếu nhiều kiến thức và kỹ năng về công nghệ thông tin. Do đó, chưa đủ vượt ngưỡng để đam mê và sáng tạo.
- Phương pháp dạy học cũ vẫn tồn tại như một lối mòn khó thay đổi, chưa dễ dàng xóa bỏ trong thời gian ngắn. Việc dạy học tương tác giữa người và máy vẫn còn khá mới mẻ với giáo viên nói chung.
- Giáo viên thiếu thời gian cho việc chuẩn bị bài giảng áp dụng công nghệ thông tin. Đôi khi, họ gặp khó khăn trong việc tìm nguồn tài liệu phù hợp cho học sinh của mình.
- Việc sử dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy và học ngoại ngữ chưa được nghiên cứu một cách thỏa đáng, dẫn đến việc ứng dụng nó chưa đúng chỗ, đúng lúc, nhiều khi lạm dụng nó. Ngoài ra, việc đánh giá một tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin còn khá lúng túng.
- Các phương tiện, thiết bị phục vụ cho việc dạy và học ngoại ngữ ứng dụng ICT như máy Projector, Projection monitor…còn thiếu nên khó triển khai rộng khắp. Việc kết nối và sử dụng Internet chưa được thực hiện triệt để và có chiều sâu, sử dụng không thường xuyên do thiếu kinh phí, tốc độ đường truyền.
- Một số giáo viên có tâm lý e ngại, thậm chí né tránh trước một lĩnh vực mới mẻ, hiện đại, đó là công nghệ thông tin.
Nói tóm lại, đổi mới phương pháp dạy học ngoại ngữ nhờ áp dụng công nghệ thông tin là một trong những mục tiêu quan trọng nhất. Tuy nhiên công việc này đòi hỏi có một quá trình lâu dài và khó khăn, yêu cầu phải có nguồn cơ sở vật chất, tài chính cũng như năng lực giáo viên dồi dào.
Trước tình hình này, yêu cầu đặt ra là phải đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục tình hình hiện tại của trường ta là:
- Nhà trường tăng dần mức đầu tư để không ngừng nâng cao, hoàn thiện và hiện đại hóa thiết bị, công nghệ dạy học. Đồng thời, hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông để thầy và trò đều có điều kiện kết nối Internet.
- Giáo viên được tạo điều kiện tham gia các khóa học tập, huấn luyện về công nghệ thông tin và truyền thông.
- Xây dựng các trang Web dành riêng cho giáo viên và học sinh, hỗ trợ tích cực trong giảng dạy ngoại ngữ.
- Khuyến khích học sinh sử dụng Internet thông qua các bài tập lớn, bài tập sưu tầm
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. “Nghiên cứu thái độ của giáo viên và học sinh PTTH Việt Nam đối với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ngoại ngữ.”. M.A. Thesis Linguistics, Vi Thị Hồng Ngân, ĐHNN – ĐHQG Hà nội, 2007.
[2]. “Nghiên cứu việc sử dụng công nghệ thông tin trong việc dạy và học nói tiếng Anh của học sinh lớp 10 trường THPT Chu Văn An”. M.A. Thesis Linguistics, Nông Thị Khánh Vân, ĐHNN - ĐHQGHN, 2008.
[3]. “The internet and the language classroom”, Gavin Dudeney. - New York : Cambridge University Press, 2000.
[4]. Bài báo “Ứng dụng CNTT vào dạy học- thuận lợi và thách thức”- Tác giả: Huỳnh Tấn Thông – Trường THPT Lấp Vò 2. Được đăng tại http://www.dayhocintel.net/diendan/showthread.php?t=6715 ngày 4 / 7/ 2008.
[5]. Bài báo: “CNTT trong giáo duc- vẫn thiếu định hướng” - Tác giả: Vũ lê. Được đăng tại http://vietbao.vn/Giao-duc ngày 25 / 3/ 2004.
ThS. Bùi Thị Huyền – Khoa Khoa học cơ bản
Từ khóa: công nghệ, phát triển, kinh tế, xã hội, hoạt động, truyền thống, có thể, hôm nay, chứng kiến, đổi thay, tính chất, khuynh đảo, thành tựu, thông tin, cuối cùng, thế kỷ, nền tảng, cơ bản, cho phép, thay đổi, phương thức
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn