Sử dụng phần mềm VOLVN để tính mạng nổ kíp điện
22:01 14/11/2013
Trong bài báo được đăng trên tạp san nội bộ số 23/06 - 2013, tác giả có giới thiệu về phần mền khoan nổ mìn VOLVN và ứng dụng của nó trong việc lập hộ chiếu khoan nổ mìn khai thác quặng trong lò chợ. Trong số báo này, tác giả xin được giới thiệu thêm về chương trình tính mạng nổ kíp điện thuộc phần mền VOLVN, nó rất hữu dụng trong việc tính và so sánh hiệu điện thế khởi nổ hay cường độ dòng điện qua các kíp của các mạng đấu kíp khác nhau từ đó đưa ra phương pháp đấu mạng kíp hợp lý phù hợp với tình hình thực tế và yêu cầu kỹ thuật đặt ra.
Sử dụng phần mềm VolVN để lập hộ chiếu khoan nổ khi khai thác quặng trong lò chợ
02:02 12/11/2013
Bài viết giới thiệu về phần mềm khoan nổ mìn Volvn được phát triển nhằm giải quyết nhanh chóng công tác thiết lập hộ chiếu khoan nổ, nó có thể được sử dụng không những trong thực tế sản xuất mà còn làm tài liệu giảng dạy và tham khảo
Đánh giá hiệu quả sử dụng và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phòng máy tính thực hành khoa kinh tế
22:34 11/11/2013
Thí nghiệm - thực hành đóng vai trò quan trọng trong giảng dạy các môn học nói chung và các môn thuộc khối ngành kinh tế nói riêng. Tuy số lượng các môn học thuộc khối ngành kinh tế cần sử dụng phòng máy tính thực hành không nhiều nhưng thực tế hiện nay việc sử dụng các thiết bị thực hành vẫn còn bất cập, chưa thực sự đem lại hiệu quả cao trong dạy và học. Để khai thác hết giá trị sử dụng của phòng thực hành, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của sinh viên, gắn lý thuyết với thực tế thì việc nâng cao hiệu quả sử dụng phòng máy tính thực hành đóng vai trò quan trọng. Trong phạm vi bài viết này xin đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phòng máy trong giảng dạy và học tập các môn thực hành thuộc khối ngành kinh tế.
Thực trạng kỹ năng mềm của sinh viên Đại học Công nghiệp Quảng Ninh trong tuyển dụng việc làm
22:27 11/11/2013
Mỗi khóa đào tạo chính quy của trường Đại học công nghiệp Quảng Ninh có hàng nghìn sinh viên tốt nghiệp với các chuyên ngành khác nhau. Trên thực tế, phần lớn sinh viên ra trường đều được trang bị kiến thức chuẩn về ngành nghề mà các em được đào tạo. Tuy nhiên, kỹ năng mềm như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, tìm kiếm thông tin, giải quyết vấn đề… để đáp ứng nhu cầu thị trường lao động của sinh viên là rất hạn chế. Điều này khiến cho các em gặp rất nhiều khó khăn khi tham gia thi tuyển dụng.
Giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin trong đào tạo theo học chế tín chỉ ở trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh
21:53 06/11/2013
Từ năm học 2009 - 2010, môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin chính thức được giảng dạy cho sinh viên các trường Đại học nói chung và trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh nói riêng. Đồng thời, trong xu thế đổi mới đào tạo, trường Đại học Công nghiệp quảng Ninh đã và đang chuyển từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ. Từ thực tế đó cho thấy, giảng dạy NNLCBCCNMLN trong đào tạo theo học chế tín chỉ ở trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh hiện nay đang đặt ra những vấn đề bức xúc đòi hỏi phải được nhận thực đúng đắn để từ đó tìm ra những giải pháp nâng cao chất lượng trong giảng dạy môn học.
Thuật toán đánh dấu ẩn dùng biến đổi DCT trên toàn ảnh và đánh giá thuật toán dựa trên một số phép tấn công cơ bản
03:49 05/11/2013
Việc biểu diễn số của các phương tiện có bản quyền như phim ảnh, bài hát và ảnh đang ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, thực tế là số lượng không giới hạn của các bản sao chép bất hợp pháp đang xâm phạm nghiêm trọng bản quyền tác giả. Cho tới gần đây, một công cụ chính cho phép bảo vệ bản quyền tác giả là mã hóa đã xuất hiện. Mã hóa bảo vệ nội dung trong khi trao đổi dữ liệu từ người gửi đến người nhận. Tuy nhiên, sau khi nhận và sau khi thực hiện các trình tự giải mật mã con, dữ liệu không còn được bảo vệ và chỉ thuần chứa dữ liệu. Đánh dấu cải thiện mã hóa. Đánh dấu ẩn nghĩa là một mẩu tin được ẩn trực tiếp trong nội dung của dữ liệu phương tiện. Người theo dõi không phát hiện được mẩu tin này nhưng máy tính thì lại phát hiện rất dễ dàng. Đặc tính nâng cao chủ yếu ở đây là nội dung không tách rời với dấu ẩn.
Đôi nét về phương pháp thi công natm trong xây dựng công trình ngầm
21:42 20/01/2013
Phương pháp đào hầm mới của Áo (the New australian Tunnelling Method - NATM) được thế giới biết đến vào năm 1948, khi GS L.v.Rabcewicz đăng ký bản quyền sáng chế phát minh của mình. Tư tưởng (hay triết lý) chủ đạo của phương pháp này là: khối đá chứa công trình ngầm (CTN) cần được tận dụng thành một bộ phận mang tải cơ bản của công trình, khối đá sẽ cùng với các thành phần kết cấu chống khác giữ ổn định công trình trong giai đoạn thi công cũng như trong giai đoạn sử dụng. Yêu cầu này chỉ có thể đạt được khi sử dụng một chu trình đào và chống giữ công trình một cách hợp lý. Song trong thực tế, một điều đã được thừa nhận: Xây dựng các công trình ngầm là một lĩnh vực mang tính nghệ thuật. Đối tượng tác động của xây dựng ngầm chính là khối đất, đá với các đặc tính luôn biến đổi theo thời gian và không gian.
Nghiên cứu lập trình vận hành điều khiển và thiết kế hệ thống scada cho trạm điều khiển thông gió chính của mỏ than hầm lò
21:32 20/01/2013
Trong thực tế hiện nay, khi vận hành trạm điều khiển thông gió chính, người vận hành sẽ tiến hành điều khiển trên bàn điều khiển trung tâm hoặc điều khiển trực tiếp trên các thiết bị đóng, cắt, tủ điện... Hơn nữa, việc thao tác đóng, cắt khi có các sự cố xảy ra sẽ mất nhiều thời gian, nhân viên vận hành phải đến tận các tủ điều khiển mới thực hiện được. Mặt khác, trong quá trình điều khiển và làm việc của hệ thống đó, người vận hành không quan sát được một cách tổng thể các chế độ làm việc của các thiết bị và của toàn bộ hệ thống. Để khắc phục nhược điểm này, cần tạo ra được sự điều khiển các tủ bằng các thiết bị hiện đại nhờ giao diện trên màn hình máy tính. Như vậy, người vận hành chỉ cần quan sát trên màn hình máy tính là có thể quan sát được quá trình làm việc của toàn bộ thiết bị trong hệ thống. Sau khi viết được các chương trình vận hành hệ thống theo yêu cầu, các tủ điện sẽ được đóng hoặc cắt điện một cách rất nhanh chóng chỉ qua một thao tác đơn giản. Điều này đặc biệt quan trọng trong chế độ sự cố, chỉ trong thời gian rất ngắn, nhân viên vận hành sẽ biết được tình huống đã xảy ra và chọn được phương án điều khiển để dễ dàng khắc phục sự cố. Để thực hiện điều đó, trong bài viết này tác giả trình bày nghiên cứu lập trình vận hành điều khiển và thiết kế hệ thống Scada cho trạm điều khiển thông gió chính của mỏ than hầm lò nhằm ứng dụng thiết bị và công nghệ nói trên.