Thông báo hoạt động tổ chức đào tạo của Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh năm 2017
23:36 08/08/2017
Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh hiện có 02 cơ sở đào tạo:
Cơ sở 1 (cơ sở chính) tại xã Yên Thọ, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh;
Cơ sở 2 tại phường Minh Thành, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
Hiện nay tại cơ sở Minh Thành, nhà trường đang tiến hành thi công các công trình Đường giao thông nội bộ, hệ thống thu gom xử lý nước thải và bổ sung một số công trình phụ trợ để hoàn thiện hạ tầng cơ sở vật chất tại đây;
Căn cứ vào tình hình hoạt động thực tế của Nhà trường, Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh thông báo về hoạt động tổ chức đào tạo năm học 2017-2018 và các năm học tới tiếp theo như sau:
Đánh giá điều kiện địa chất công trình cầu sông Hốt thuộc tuyến đường nối thành phố Hạ Long và cầu Bạch Đằng - Hải Phòng
21:55 06/04/2016
Đánh giá điều kiện địa chất công trình cầu sông Hốt thuộc tuyến đường nối thành phố Hạ Long và cầu Bạch Đằng, Hải Phòng là công việc rất quan trọng và cần thiết cho việc thiết kế, thi công và ổn định của công trình. Dựa vào kết quả khảo sát địa chất công trình tại các trụ và mố cầu, bài báo sẽ đánh giá các điều kiện địa chất công trình có ảnh hưởng đến việc thiết kế kỹ thuật, từ đó đưa ra các giải pháp xử lý nền móng và thi công các trụ và mố cầu đảm bảo yêu cầu về kinh tế và kỹ thuật.
Nghiên cứu ứng dụng vì chống thép ống nhồi bê tông để chống giữ hầm lò
23:06 22/03/2016
Nghiên cứu ứng dụng vì chống ống nhồi bê tông được áp dụng ở một số nước trong những năm gần đây. Đây là một kết cấu đã từng bước được áp dụng làm vì chống chống giữ hầm lò. Kết quả nghiên cứu cho thấy nó có nhiều ưu điểm hơn so với một số loại vì chống khác như thép U, bê tông, bê tông cốt thép. Tuy nhiên để sử chúng cũng cần tuân thủ đầy đủ các bước từ sản xuất đến thi công. Để sử dụng phổ biến loại vì chống này cần có nhiều nghiên cứu kỹ lưỡng hơn trong điều kiện cụ thể.
Những yếu tố ảnh hưởng đến cháy nổ và khó khăn trong công tác phòng chống
22:12 16/03/2016
Nội dung bài báo chủ yếu phân tích quá trình tự cháy của than, những nguyên nhân, những ảnh hưởng đến môi trường và tổn thất than trong quá trình xảy ra sự cố cháy mỏ. Đưa ra những phương pháp khống chế đám cháy cũng như phân tích những khó khăn gặp phải trong quá trình thi công chống cháy của các mỏ ở các nước trên thế giới, đồng thời có những dự báo khả năng có thể xảy ra cháy mỏ nhằm nâng cao mức độ an toàn và bảo vệ nguồn tài nguyên trong quá trình khai thác mỏ.
Nghiên cứu sự mòn hỏng đầu mũi khoan xoay cầu khi khoan tạo lỗ nổ mìn trong khai thác khoáng sản vùng Quảng Ninh
02:20 12/12/2014
Máy khoan mỏ dùng để khoan tạo lỗ nổ mìn trong xây dựng và khai thác mỏ. Nội dung bài báo trình bày kết quả nghiên cứu về sự mòn hỏng đầu mũi khoan xoay cầu trên máy khoan dùng để khoan tạo lỗ nổ mìn trong thi công xây dựng và khai thác than vùng Quảng Ninh. Kết quả nghiên cứu được dùng để tính toán, lựa chọn được đầu mũi khoan, đảm bảo làm việc theo yêu cầu đặt ra khi khoan lỗ nổ mìn phục vụ trong xây dựng, khai thác mỏ vùng Quảng Ninh.
Bài toán tính chuyển tọa độ trong hệ tọa độ phẳng
04:01 20/06/2014
Trong trắc địa công trình, lưới khống chế thi công công trình phải có sự đồng nhất giữa hệ tọa độ thiết kế và hệ tọa độ thi công công trình. Thông thường các công trình được thiết kế trên bản đồ địa hình được thành lập trong giai đoạn khảo sát, thiết kế khi đó người ta thường sử dụng các điểm khống chế của Nhà nước, đến giai đoạn thi công người ta lại tiến hành thành lập lưới khống chế thi công do đó thường gây ra sự khác biệt về hệ tọa độ. Phép tính chuyển giữa hai hệ tọa độ phẳng (phép tính chuyển Helmert) cho phép tính chuyển tọa độ các điểm của lưới khống chế thi công về hệ tọa độ đã dùng để thiết kế công trình. Đây cũng là bài toán tính chuyển thường dùng nhất trong trắc địa công trình
Nghiên cứu, phân tích hiện trạng mở vỉa khai thác than và định hướng mở vỉa bằng giếng đứng trong tương lai tại vùng mỏ Quảng Ninh
21:31 19/06/2014
Hiện nay, lượng tài nguyên khoáng sản than tại Việt Nam từ mức -125 trở lên đã khai thác gần hết. Theo thăm dò địa chất đến năm 2030, để đảm bảo nhu cầu năng lượng than cung cấp cho các nhà máy, yêu cầu cần phải thăm dò khai thác khoáng sản tới mức -350. Từ trước tới nay, các hệ thống khai thông mở vỉa tại Việt Nam chủ yếu là các đường lò bằng, lò nghiêng, giếng nghiêng nối thông các hệ thống sân ga và hầm trạm bên dưới. Các hệ thống có ưu điểm là thi công đơn giản, chủ yếu được chống bằng sắt vòm. Tuy nhiên, chiều dài đối với giếng nghiêng lớn do yêu cầu về các thiết bị vận tải trong giếng. Việc khai thác tầng khoáng sản dưới sâu mức -350 khi sử dụng giếng nghiêng có những nhược điểm cơ bản sau: chiều dài đường lò lớn do vậy yêu cầu khai trường phải rộng, chi phí xây dựng tăng do chiều dài đường lò tăng, các thiết bị trục tải phải lớn hơn do vậy tăng chi phí đầu tư ban đầu của mỏ. Do vậy, hiện nay để khai thông mở vỉa khai thác các tầng khoáng sản dưới sâu thì việc sử dụng giếng đứng là tối ưu nhất.
Lựa chọn phương án điều phối đất hợp lý trong tổ chức thi công đường ô tô trên mỏ lộ thiên
03:51 19/06/2014
Ô tô là phương thức vận tải chủ yếu tại các mỏ lộ thiên ở Việt Nam. Việc tạo lên tuyến đường vận tải bắt đầu từ việc thi công tạo nền đường được tiến hành bằng công tác làm đất. Khối lượng công tác khi thi công nền đường thường lớn, bao gồm các khối lượng đào, đắp ở các vị trí, đặc điểm địa hình, địa chất khác nhau. Việc thiết lập và lựa chọn phương án điều phối đất từ phần đào sang phần đắp là một trong các giải pháp có ý nghĩa lớn về kinh tế - kỹ thuật, tổ chức sản xuất, an toàn, bảo vệ môi trường trong tổ chức thi công đường ô tô trên mỏ lộ thiên.
Nghiên cứu xác định vị trí làm việc của quạt cục bộ để thông gió cho đường lò xuyên vỉa mức -300 mỏ than Hà Lầm
03:46 19/06/2014
Hiện tại Công ty than Hà Lầm đang thực hiện khai thác phần than từ mức -150 lên Lộ vỉa và đào lò xây dựng cơ bản, chuẩn bị diện sản xuất dưới mức -150. Khi nâng cao sản lượng khai thác than và mở rộng diện sản xuất theo hướng khai thác xuống sâu đối với các mỏ than hầm lò nói chung và Công ty than Hà Lầm nói riêng khi đó tổng số mét lò đào tăng lên đáng kể trong đó tỷ lệ các đường lò có chiều dài lớn chiếm một phần không nhỏ. Đường lò Xuyên vỉa mức -300 mỏ than Hà Lầm có tổng chiều dài khoảng 2400m. Trong quá trình thi công việc lựa chọn phương pháp thông gió hợp lý khi đào đường lò này và xác định các thông số làm việc của quạt cục bộ là cần thiết và cấp bách nhằm đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả thông gió khi đào lò. Do đó việc xác định năng lực của quạt cục bộ và vị trí đặt các quạt phân tán dọc đường lò hợp lý sẽ có ý nghĩa rất lớn để đảm bảo quá trình thông gió khi đào đường lò xuyên vỉa -300 mỏ than Hà Lầm.
Phương pháp xác định độ bền dụng cụ khoan của máy khoan đập xoay dùng để khoan tạo lỗ nổ mìn trong xây dựng mỏ vùng Quảng Ninh
21:34 18/06/2014
Có nhiều phương pháp xác định độ bền các chi tiết và máy. Trong bài báo này, nhóm tác giả trình bày phương pháp xác định độ bền dụng cụ khoan của máy khoan đập xoay dùng để khoan tạo lỗ nổ mìn trong thi công đường lò cơ bản khai thác than vùng Quảng Ninh bằng thực nghiệm và phần mềm Matlab[4]. Kết quả nghiên cứu được dùng để tính toán dụng cụ khoan, các chi tiết, cụm chi tiết bộ giá khoan và tính độ bền một số cụm chi tiết của thiết bị khoan.
Nghiên cứu tính toán một số thông số của đầu mũi khoan dùng để khoan tạo lỗ nổ mìn trong khai thác hầm lò vùng Quảng Ninh
21:23 27/02/2014
Máy khoan mỏ dùng để khoan tạo lỗ nổ mìn trong khai thác và xây dựng công trình ngầm. Căn cứ vào tình hình địa chất mỏ, công nghệ khai thác và xây dựng mỏ ở vùng Quảng Ninh, bài báo trình bày kết quả nghiên cứu, tính toán một số thông số của đầu mũi khoan của máy khoan dùng để khoan tạo lỗ nổ mìn trong thi công đường lò cơ bản khai thác than vùng Quảng Ninh. Kết quả nghiên cứu được dùng để tính toán dụng cụ khoan, các chi tiết, cụm chi tiết bộ giá khoan và nghiệm bền một số cụm chi tiết của thiết bị khoan.
Đôi nét về phương pháp thi công natm trong xây dựng công trình ngầm
21:42 20/01/2013
Phương pháp đào hầm mới của Áo (the New australian Tunnelling Method - NATM) được thế giới biết đến vào năm 1948, khi GS L.v.Rabcewicz đăng ký bản quyền sáng chế phát minh của mình. Tư tưởng (hay triết lý) chủ đạo của phương pháp này là: khối đá chứa công trình ngầm (CTN) cần được tận dụng thành một bộ phận mang tải cơ bản của công trình, khối đá sẽ cùng với các thành phần kết cấu chống khác giữ ổn định công trình trong giai đoạn thi công cũng như trong giai đoạn sử dụng. Yêu cầu này chỉ có thể đạt được khi sử dụng một chu trình đào và chống giữ công trình một cách hợp lý. Song trong thực tế, một điều đã được thừa nhận: Xây dựng các công trình ngầm là một lĩnh vực mang tính nghệ thuật. Đối tượng tác động của xây dựng ngầm chính là khối đất, đá với các đặc tính luôn biến đổi theo thời gian và không gian.