Khoa học dữ liệu trong công nghệ 4.0
04:30 22/08/2018
Cốt lõi của Cách mạng công nghiệp 4.0 là sản xuất thông minh dựa trên các đột phá của công nghệ số. Có thể hiểu công nghệ số gồm hai nội dung chính: số hóa và dùng dữ liệu số hóa.Khoa học dữ liệu là ngành mới về việc quản trị và phân tích dữ liệu đã số hóa để tìm ra các hiểu biết, các tri thức hành động, các quyết định dẫn dắt hành động. Bài báo giới thiệu về Khoa học dữ liệu, một xu hướng tất yếu và cơ hội việc làm trong hiện tại và tương lai.
Đại học Công nghiệp Quảng Ninh đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế
21:32 08/08/2018
Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế về giáo dục đã trở thành xu thế tất yếu. Chính vì vậy, hội nhập quốc tế sâu, rộng về giáo dục và đào tạo được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các trường Đại học nói chung và Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh nói riêng.
Nghiên cứu ứng dụng phần mềm Matlab - Simulink mô phỏng bài toán an toàn điện
22:30 13/04/2017
Mô hình hóa và mô phỏng quá trình làm việc của mạng điện hạ áp nói chung và trong nghiên cứu an toàn điện của mạng hạ áp mỏ hầm lò nói riêng là một nhu cầu tất yếu, đặc biệt khi mạng điện này ngày càng trở nên phức tạp. Khác với mô phỏng thuần túy toán học, việc mô phỏng giá trị dòng điện rò phụ thuộc vào: chiều dài mạng hạ áp (L), số thiết bị đấu vào mạng (N)…khi không bù và bù thành phần điện dung của dòng rò (Ir) thường phức tạp hơn rất nhiều bởi đồng thời phải đáp ứng được các yêu cầu về vận hành đảm bảo điều kiện an toàn điện giật.
Kế toán chi phí theo chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam
20:52 15/03/2016
Việt Nam đã và đang hội nhập ngày càng sâu, toàn diện vào nền kinh tế thế giới. Tài chính, kế toán với tư cách là công cụ quản lý và một loại hình dịch vụ trong thị trường tài chính mở đã và đang hội nhập với thế giới như một quy luật tất yếu của sự phát triển. Việt Nam đã cam kết lộ trình mở cửa thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán. Hiện nay, phần lớn các công ty hoạt động tại Việt Nam áp dụng chế độ kế toán và hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS). Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều công ty có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động ở Việt Nam, theo yêu cầu của công ty mẹ, của các nhà đầu tư, của người cho vay vốn nước ngoài, hay do yêu cầu của thị trường chứng khoán nơi công ty niêm yết đòi hỏi phải sử dụng cả hệ thống kế toán và chuẩn mực kế toán quốc tế về kế toán (IAS/IFRS) hay các nguyên tắc kế toán được thừa nhận chung của Mỹ (US GAAP). Mặc dù cho đến nay, các VAS đã có những thay đổi rất lớn so với chế độ kế toán trước đó. Tuy nhiên vẫn còn một khoảng cách đáng kể giữa hệ thống kế toán Việt Nam và các chuẩn mực kế toán quốc tế IAS (IFRS). Nhận thức được tầm quan trọng của việc hiểu rõ những khác biệt giữa Chuẩn mực kế toán quốc tế và Chuẩn mực kế toán Việt Nam để vận dụng một cách phù hợp trong công tác kế toán, nhưng do phạm vi nghiên cứu của vấn đề này quá rộng nên tác giả chọn đề tài “Kế toán chi phí theo Chuẩn mực kế toán quốc tế và Chuẩn mực kế toán Việt Nam” để nhằm làm rõ hơn những điểm tương đồng và khác biệt của Kế toán chi phí trong Chuẩn mực kế toán quốc tế và Chuẩn mực kế toán Việt Nam.
Khai thác xuống sâu và một số vấn đề cần giải quyết khi khai thác xuống sâu ở mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh
02:18 10/03/2016
Với chiến lược phát triển của ngành than và nhu cầu về năng lượng hóa thạch của nền kinh tế quốc dân trong thời gian tới thì việc các mỏ mở rộng diện khai thác và chiều sâu khai thác là điều tất yếu. Hiện nay, các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh đang ở giai đoạn chuẩn bị kết thúc khai thác phần trữ lượng khoáng sản nằm gần mặt đất. Đồng thời với quá trình đó một số mỏ đã và đang tiến hành mở vỉa và chuẩn bị ruộng mỏ để khai thác phần trữ lượng nằm sâu dưới lòng đất như: Mạo Khê, Nam Mẫu, Hà Lầm, Dương Huy, Quang Hanh, Thống Nhất, Mông Dương, Khe Chàm. Việc khai thác xuống sâu nảy sinh nhiều yếu tố gây khó khăn cho công tác khai thác như: khả năng tàng trữ và thoát khí, sự tăng nhiệt độ, tăng áp lực mỏ, khả năng bục nước và khí...
Đánh giá thực trạng vấn đề tự học của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh và đề xuất các giải pháp cải thiện
22:12 24/06/2014
Dạy học được xem là con đường giáo dục cơ bản nhất để thực hiện mục đích của quá trình giáo dục tổng thể. Để hệ thống giáo dục đào tạo đại học ở Việt Nam hội nhập khu vực và quốc tế một tất yếu khách quan là phải chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ. Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh cũng đã triển khai áp dụng đào tạo theo học chế tín chỉ từ năm 2010-2011 (Khóa 21 Cao đẳng và K4 đại học). Trải qua khoảng bốn năm thực hiện, học chế tín chỉ đang được giảng viên và sinh viên của trường chấp nhận như một tất yếu cho sự phát triển của nền giáo dục toàn diện. Thực hiện học chế tín chỉ có nghĩa là chúng ta đang đi đúng với giáo dục đại học: sinh viên tự học, tự nghiên cứu, giảm sự nhồi nhét kiến thức của giảng viên do đó phát huy được tính chủ động, sáng tạo của người học. Tự học là hình thức học tập không thể thiếu được của sinh viên đang học tập tại các trường đại học nói chung và Đại học Công nghiệp Quảng Ninh nói riêng. Tổ chức hoạt động tự học một cách hợp lý, khoa học, có chất lượng, hiệu quả là trách nhiệm không chỉ ở người học mà còn là sự nghiệp đào tạo của nhà trường.