Thiết kế bộ điều khiển mờ để nâng cao chất lượng quá trình thông gió mỏ
04:52 18/06/2014
Bài báo trình bày giải pháp mới trong việc điều khiển hệ biến tần - động cơ điện xoay chiều không đồng bộ truyền động cho quạt gió mỏ, đó là sử dụng bộ điều khiển mờ (FC-Fuzzy Control). Đây là phương pháp thiết kế dựa trên kinh nghiệm con người về đối tượng, luật điều khiển đối tượng mà không cần biết rõ thông số như khi thiết kế PID. Dựa vào các thông số như số lượng công nhân làm việc trong một ca, nồng độ khí CH4, CO, t0, lượng bụi,... do cảm biến đưa về, bộ điều chỉnh sẽ tác động tự động thay đổi tần số, điện áp cấp cho quạt làm cho tốc độ quạt thay đổi, do đó sẽ thay đổi được lưu lượng gió thực tế cấp cho lò, đảm bảo an toàn và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. Chất lượng điều khiển của hệ được mô phỏng trên phần mềm Matlab&Simulink.
Đoàn công tác của phòng PA83 công an Quảng Ninh trao giấy chứng nhận đơn vị an toàn về an ninh, trật tự 2013
21:46 16/02/2014
Ngày 17/2/2014, đoàn công tác của phòng PA83 Công an Quảng Ninh về làm việc với trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh. Đoàn đã trao giấy chứng nhận đơn vị an toàn về an ninh, trật tự 2013.
Phân tích lựa chọn phương pháp hàn đắp khi phục hồi trục khuỷu của động cơ đốt trong
02:26 12/11/2013
Trục khuỷu là một bộ phận trong động cơ đốt trong, có nhiệm vụ biến chuyển động tịnh tiến của piston thành chuyển động quay của trục. Trên trục khuỷu ngoài các cổ chính trùng với tâm quay của trục còn có các bậc trục lệch tâm để lắp với tay biên, gọi là các cổ biên. Trong quá trình làm việc của động cơ đốt trong, trục khuỷu nhận nhiệm vụ nhận lực từ piston tác dụng lên tay biên tạo mô men quay cho trục dẫn ra như trục ly hợp, hộp số, đồng thời tiếp nhận năng lượng tích trữ tại bánh đà tạo thành lực đẩy cho piston lên, xuống thực hiện các chu trình làm việc của động cơ...
Giải pháp nhằm giảm thiểu sự phát sinh bụi, khi máy khấu tang trống MB450E hoạt động trong lò chợ vỉa 8 - mỏ than Vàng Danh
22:40 11/11/2013
Khai thác than là một ngành công nghiệp mà người lao động phải làm việc trong môi trường khắc nghiệt. Trong đó nghề khai thác than hầm lò được xếp vào nghề lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Hiện nay công nghệ và kỹ thuật khai thác than hầm lò của nước ta chưa có nhiều đổi mới, các thiết bị khai thác đa phần là cũ và không đồng bộ. Môi trường và điều kiện làm việc dưới hầm lò rất khắc nghiệt, đặc biệt là bụi mỏ nó không chỉ gây bệnh nghề nghiệp cho công nhân mà còn hạn chế tầm nhìn dễ gây tại nạn lao động, việc cơ giới hóa khấu than đồng nghĩa với nguy cơ sinh bụi tăng do đó việc nghiên cứu về bụi và chống bụi là rất cấp thiết.
Thực trạng kỹ năng mềm của sinh viên Đại học Công nghiệp Quảng Ninh trong tuyển dụng việc làm
22:27 11/11/2013
Mỗi khóa đào tạo chính quy của trường Đại học công nghiệp Quảng Ninh có hàng nghìn sinh viên tốt nghiệp với các chuyên ngành khác nhau. Trên thực tế, phần lớn sinh viên ra trường đều được trang bị kiến thức chuẩn về ngành nghề mà các em được đào tạo. Tuy nhiên, kỹ năng mềm như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, tìm kiếm thông tin, giải quyết vấn đề… để đáp ứng nhu cầu thị trường lao động của sinh viên là rất hạn chế. Điều này khiến cho các em gặp rất nhiều khó khăn khi tham gia thi tuyển dụng.
Nghiên cứu ảnh hưởng sức điện động ngược của động cơ công suất lớn đến điều kiện an toàn điện giật đối với mạng điện mỏ hầm lò điện áp 1140 v vùng Quảng Ninh
03:28 29/10/2013
Hiện nay, hầu hết các mạng điện hạ áp mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh có cấp điện áp 660V. Do sản lượng ngày càng cao và khả năng khai thác ngày càng xuống sâu nên chiều dài mạng hạ áp mỏ từ máy biến áp khu vực đến phụ tải ngày càng tăng. Điều này dẫn đến điện áp đặt vào cực phụ tải sẽ giảm thấp hơn giá trị qui định, ảnh hưởng trực tiếp đến điều kiện làm việc của động cơ. Đồng thời chi phí điện năng và tổn thất điện áp trong máy biến áp và trên đường dây tăng cao, ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm. Việc nâng cấp điện áp mạng từ 660V lên 1140V sẽ giải quyết những bất cập đã nêu trên. Mặt khác, theo các yêu cầu về kỹ thuật khi cung cấp bằng đường cáp đơn, công suất giới hạn của động cơ điện áp 660V là 175 kW. Khi công suất của động cơ Combai từ 175 kW trở lên có lợi hơn cả là chuyển cấp điện áp từ 660V lên 1140V. Như vậy, để nâng cao sản lượng khai thác than, việc nâng cấp các mạng điện mỏ lên 1140 V trong thời gian tới ở các mỏ vùng Quảng Ninh là xu thế tất yếu. Tuy nhiên, khi nâng cấp điện áp lên 1140V, do các động cơ có công suất lớn lên cần quan tâm đến nguy cơ điện giật do sức điện động ngược của động cơ gây ra khi cắt mạng.
Nghiên cứu lập trình vận hành điều khiển và thiết kế hệ thống scada cho trạm điều khiển thông gió chính của mỏ than hầm lò
21:32 20/01/2013
Trong thực tế hiện nay, khi vận hành trạm điều khiển thông gió chính, người vận hành sẽ tiến hành điều khiển trên bàn điều khiển trung tâm hoặc điều khiển trực tiếp trên các thiết bị đóng, cắt, tủ điện... Hơn nữa, việc thao tác đóng, cắt khi có các sự cố xảy ra sẽ mất nhiều thời gian, nhân viên vận hành phải đến tận các tủ điều khiển mới thực hiện được. Mặt khác, trong quá trình điều khiển và làm việc của hệ thống đó, người vận hành không quan sát được một cách tổng thể các chế độ làm việc của các thiết bị và của toàn bộ hệ thống. Để khắc phục nhược điểm này, cần tạo ra được sự điều khiển các tủ bằng các thiết bị hiện đại nhờ giao diện trên màn hình máy tính. Như vậy, người vận hành chỉ cần quan sát trên màn hình máy tính là có thể quan sát được quá trình làm việc của toàn bộ thiết bị trong hệ thống. Sau khi viết được các chương trình vận hành hệ thống theo yêu cầu, các tủ điện sẽ được đóng hoặc cắt điện một cách rất nhanh chóng chỉ qua một thao tác đơn giản. Điều này đặc biệt quan trọng trong chế độ sự cố, chỉ trong thời gian rất ngắn, nhân viên vận hành sẽ biết được tình huống đã xảy ra và chọn được phương án điều khiển để dễ dàng khắc phục sự cố. Để thực hiện điều đó, trong bài viết này tác giả trình bày nghiên cứu lập trình vận hành điều khiển và thiết kế hệ thống Scada cho trạm điều khiển thông gió chính của mỏ than hầm lò nhằm ứng dụng thiết bị và công nghệ nói trên.
Nghiên cứu ảnh hưởng sức điện động ngược của động cơ công suất lớn đến điều kiện an toàn điện giật đối với mạng điện mỏ hầm lò điện áp 1140 v vùng Quảng Ninh
20:44 20/01/2013
Hiện nay, hầu hết các mạng điện hạ áp mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh có cấp điện áp 660V. Do sản lượng ngày càng cao và khả năng khai thác ngày càng xuống sâu nên chiều dài mạng hạ áp mỏ từ máy biến áp khu vực đến phụ tải ngày càng tăng. Điều này dẫn đến điện áp đặt vào cực phụ tải sẽ giảm thấp hơn giá trị qui định, ảnh hưởng trực tiếp đến điều kiện làm việc của động cơ. Đồng thời chi phí điện năng và tổn thất điện áp trong máy biến áp và trên đường dây tăng cao, ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm. Việc nâng cấp điện áp mạng từ 660V lên 1140V sẽ giải quyết những bất cập đã nêu trên. Mặt khác, theo các yêu cầu về kỹ thuật khi cung cấp bằng đường cáp đơn, công suất giới hạn của động cơ điện áp 660V là 175 kW. Khi công suất của động cơ Combai từ 175 kW trở lên có lợi hơn cả là chuyển cấp điện áp từ 660V lên 1140V. Như vậy, để nâng cao sản lượng khai thác than, việc nâng cấp các mạng điện mỏ lên 1140 V trong thời gian tới ở các mỏ vùng Quảng Ninh là xu thế tất yếu. Tuy nhiên, khi nâng cấp điện áp lên 1140V, do các động cơ có công suất lớn lên cần quan tâm đến nguy cơ điện giật do sức điện động ngược của động cơ gây ra khi cắt mạng.