Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học “Đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học phục vụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo”
08:49 08/10/2021
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (CBCT) đã chứng minh được tầm quan trọng của nó trong quá trình công nghiệp hóa và phát triển kinh tế. Sự thành công của các cường quốc trên thế giới trong quá trình công nghiệp hóa và trở thành các nước có thu nhập cao là bằng chứng cho thấy công nghiệp CBCT là con đường phát triển, là chìa khóa để tạo nên sự thịnh vượng của mỗi quốc gia. Thực tế đã chứng minh sự ra đời của các công nghệ mang tính đột phá cũng đều xuất phát từ các ngành công nghiệp CBCT và là nền tảng của cuộc cách mạng công nghiệp. Công nghiệp CBCT cũng là nguồn cung cấp việc làm dài hạn và thu nhập ổn định cho người lao động.
Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh tham dự Hội nghị Khoa học công nghệ Tuyển khoáng toàn quốc lần thứ V
04:01 12/09/2018
Ngày 8/9/2018 vừa qua, tại Hà Nội, Hội Tuyển khoáng Việt Nam, Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim phối hợp tổ chức Hội nghị Khoa học công nghệ Tuyển khoáng toàn quốc lần thứ V với chủ đề: Chế biến khoáng sản gắn với phát triển bền vững ở Việt Nam. Tham dự Hội nghị, về phía trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh có đồng chí Hoàng Thị Bích Hòa - Trưởng phòng KHCN&HTQT, đồng chí Nguyễn Thị Phương - Phó Khoa Cơ khí Động lực (CKĐL) cùng các thầy cô giáo thuộc Chi hội Tuyển khoáng, trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh.
Nghiên cứu tính chất than nguyên khai và đề xuất phương án tuyển than mỏ Hà Ráng
21:19 18/04/2017
Mỏ than Hà Ráng thuộc Công ty TNHH MTV than Hạ Long hiện có 02 xưởng sàng đặt tại mặt bằng mức +35m và mặt bằng mức +50m. Than sau khi khai thác lộ thiên được tiến hành sàng tuyển tại mặt bằng +35m. Than khai thác hầm lò được sàng và chế biến tại mặt bằng +50m. Công nghệ sàng tuyển tại mỏ sử dụng các máy sàng và đập để lấy ra than thành phẩm đạt chất lượng tương đương cám 5, 6, 7. Than thương phẩm tại mỏ được giao cho các công ty kho vận thuộc TKV để tiêu thụ. Tuy than thương phẩm mỏ Hà Ráng phù hợp cho các hộ tiêu thụ như: Nhiệt điện, nung vôi, gạch ngói và làm chất đốt sinh hoạt… nhưng không có than chất lượng cao để xuất khẩu. Vì vậy than mỏ Hà Ráng cần được nghiên cứu để làm cơ sở hoàn thiện sơ đồ công nghệ, nâng cao chất lượng than thương phẩm.
Kết quả nghiên cứu công nghệ tuyển rửa kết hợp nung từ hóa- tuyển từ quặng sắt làng Vinh - làng Cọ, Lào Cai
21:00 06/04/2016
Tài nguyên khoáng sản là một trong những nguồn lực có vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. Những hiểu biết đầy đủ, toàn diện và chính xác về từng loại tài nguyên khoáng sản của vùng cho phép lựa chọn, quyết định đúng đắn về việc đầu tư các dự án thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản.
Việc tìm kiếm, thăm dò, khai thác ra nhiều quặng cũng như ngành chế biến, tuyển nhằm nâng cao hàm lượng quặng sắt đáp ứng được yêu cầu đầu vào của ngành luyện kim, tạo ra các sản phẩm sắt, thép đưa đi tiêu thụ có ý nghĩa quan trọng.
Mẫu quặng sắt Làng Vinh - Làng Cọ có hàm lượng sắt khoảng 35% nên thuộc loại quặng sắt nghèo, lại có thành phần khoáng vật phức tạp nên cần lựa chọn phương pháp và trình tự nghiên cứu hợp lý.
Nghiên cứu sử dụng bàn đãi phòng thực hành tuyển khoáng tuyển than trung gian của Công ty TNHH 1TV than Mạo Khê
03:22 10/03/2016
Hiện nay do các nhà máy tuyển chỉ xử lý được khoảng 30% lượng than khai thác, hầu hết than nguyên khai phải qua dây chuyền sàng chế biến tại mỏ, mặt khác các nhà máy tuyển than trung tâm đòi hỏi chất lượng than đưa về xưởng phải ổn định (độ tro dưới 35%; tỷ lệ than cục lớn hơn 4%; tỷ lệ đá không quá 15%) do đó một lượng than sau khai thác có độ tro cao và than cấp hạt lớn tồn đọng tại mỏ. Do vậy các mỏ phải xây dựng các phân xưởng tuyển quy mô nhỏ để tuyển tận thu than sạch trong loại than nghèo này, đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường mỏ. Dây chuyền tuyển than chất lượng xấu tại Công ty TNHH 1TV than Mạo Khê đã đáp ứng được các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, mang lại hiệu quả cao trong sản xuất, do tận thu được than sạch trong các sản phẩm tồn đọng tại mỏ, tuy nhiên một lượng than trung gian sau hệ thống tuyển huyền phù manhetit hiện nay được nghiền để tiêu thụ than xấu nội địa chưa nâng cao được giá trị sử dụng, do đó đề xuất nghiên cứu tuyển đối tượng than trung gian này.
Sử dụng tổng hợp đá thải sau sản xuất than
02:14 12/12/2014
Đá thải sau sản xuất than (Đá thải), là sản phẩm xít thải trong quá trình khai thác và gia công chế biến than. Đá thải chiếm khoảng 15-20% sản lượng khai thác và gia công chế biến than. Đá thải sau khi khai thác và gia công chế biến thường được tích đống hoặc lấp biển; dưới tác dụng của thời gian, mưa gió, ánh nắng mặt trời…, mà tạo ra một lượng lớn: cát bụi, nước có tính axit và có chứa các ion kim loại nặng… gây ô nhiễm môi trường khí quyển, môi trường nước, môi trường đất, đặc biệt gây nguy hại đến sức khỏe của con người. Hơn nữa, nếu đá thải không được sử dụng một cách hiệu quả sẽ gây lãng phí tài nguyên, do đó cần nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp, phương pháp sử dụng một cách tổng hợp nguồn tài nguyên khoáng sản này.
Mỏ sắt Quý Xa - Lào Cai và ứng dụng thiết bị tiên tiến trong chế biến
21:56 24/06/2014
Mỏ Quý Xa là một mỏ khoáng sàng limonit cỡ lớn, thân quặng tập trung, lớp đất phủ mỏng, dễ khai thác. Tổng trữ lượng và tài nguyên của mỏ hơn 120 triệu tấn, trong đó cấp 121 + 122 hơn 108 triệu tấn. Mỏ đã đưa cụm thiết bị cấp liệu - đập công nghệ mới, tiên tiến của Vương quốc Anh vào dây chuyền nghiền quặng nguyên sinh. Việc tìm kiếm dòng thiết bị thích hợp khi thiết kế các dây chuyền chế biến khoáng sản đã mang lại lợi ích thiết thực cho chủ đầu tư cũng như góp phần thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng công nghệ cao trong ngành công nghiệp khai thác chế biến khoáng sản ở Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu công nghệ tuyển quặng Apatit Carbonat vùng Cam Đường - Lào Cai bằng sơ đồ tuyển nổi hai giai đoạn
21:23 23/06/2014
Quá trình công nghệ chế biến quặng apatit sau công đoạn khai thác từ mỏ để thu hồi apatit là một quá trình đa dạng, phức tạp và phong phú. Quá trình này bao gồm nhiều giải pháp và quy trình kỹ thuật khác nhau để áp dụng cho các đối tượng quặng đầu apatit có tính chất khác nhau đang tồn tại trong thực tế ở Việt Nam... Ở Việt Nam hiện nay, quặng apatit loại II có trữ lượng lớn nhưng chủ yếu được khai thác và sử dụng trực tiếp để sản xuất phân lân nung chảy, phospho vàng khoảng 1%. Quặng apatit - carbonat Lào Cai (quặng loại II) là nguồn tài nguyên tiềm năng, nguyên liệu phosphat tại Việt Nam. Tuy nhiên, loại quặng này khó tuyển do vậy cần phải nghiên cứu công nghệ tuyển loại quặng này là cần thiết.
Nghiên cứu sự mòn hỏng máy bơm ly tâm khi vận chuyển dòng hỗn hợp hai pha rắn - lỏng trong khai thác và chế biến khoáng sản vùng Quảng Ninh
21:51 20/01/2013
Ở Việt Nam và vùng than Quảng Ninh máy bơm ly tâm được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: khai thác, vận chuyển, chế biến khoáng sản; bơm cát trong xây dựng; nạo vét các dòng sông, bến cảng, bơm thải xỉ than trong nhà máy nhiệt điện; bơm thoát nước ở các hố khoan, ... Đặc điểm chung của máy bơm ly tâm sử dụng ở các lĩnh vực nói trên là bơm dòng hỗn hợp hai pha rắn - lỏng. Do máy bơm phải vận chuyển dòng hỗn hợp có chứa nhiều loại hạt rắn với các tính chất khác nhau, nên chúng bị mòn hỏng rất nhanh chóng. Tình trạng này đã gây cho các đơn vị sử dụng nhiều khó khăn về sản xuất và góp phần làm tăng giá thành sản phẩm. Vì vậy, việc nghiên cứu những nguyên nhân và quy luật mòn hỏng máy bơm dòng hỗn hợp hai pha rắn - lỏng để tìm ra phương hướng và biện pháp nâng cao độ bền mòn cho chúng là việc làm cần thiết, góp phần tăng năng suất, tăng tuổi thọ của chi tiết và máy bơm. Trong bài báo này, tác giả đề cập đến sự mòn hỏng máy bơm ly tâm dùng để vận chuyển dòng hỗn hợp hai pha rắn - lỏng (bơm bùn) sử dụng ở các mỏ và nhà máy tuyển phục vụ khai thác vùng Quảng Ninh.
Một số kết quả đạt được khi sử dụng tuyển vi sinh để nâng cao chất lượng quặng nghèo trên thế giới
12:27 05/11/2012
Tài nguyên khoáng sản trong lòng trái đất là hữu hạn, trải qua nhiều năm khai thác và chế biến nguồn tài nguyên khoáng sản ngày càng cạn kiệt, các nguồn khoáng sản có hàm lượng khoáng sản có ích cao càng ít dần thì công nghệ tuyển khoáng càng thể hiện tầm quan trọng quyết định sự sống còn của công tác khai thác và chế biến khoáng sản.