Vận dụng ca dao, tục ngữ trong giảng dạy tâm lý học đại cương

Thứ tư - 31/01/2018 02:46
Tâm lý học có đối tượng nghiên cứu là các hiện tượng tâm lý - những hiện tượng đó xảy ra trong đầu óc con người, người khác không thể trực tiếp nhận biết. Muốn nghiên cứu tâm lý phải dựa vào những biểu hiện bên ngoài như cử chỉ, hành vi, lời nói, ánh mắt, nét mặt, sản phẩm của hoạt động.... Tuy nhiên, những biểu hiện này không phải lúc nào cũng phản ánh đúng, trung thực các hiện tượng tâm lý. Các hiện tượng tâm lý có quan hệ chặt chẽ với nhau, chuyển hoá lẫn nhau, làm cho việc xác định chính xác về mặt định tính, định lượng hết sức khó khăn.
Học phần Tâm lý học đại cương (TLHĐC) có nội dung trừu tượng, chứa đựng nhiều thuật ngữ, khái niệm phức tạp. Lần đầu tiên sinh viên được tiếp cận với học phần này sẽ nhiều khó khăn, bỡ ngỡ. Vì vậy, việc dạy học gắn liền với thực tiễn, với kinh nghiệm sống của sinh viên là hết sức quan trọng và cần thiết. Trên cơ sở đó, chúng tôi tìm hiểu vấn đề "Vận dụng ca dao, tục ngữ trong giảng dạy học phần Tâm lý học đại cương" với mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học, gắn liền giữa lý luận và thực tiễn, sử dụng vốn sống và kinh nghiệm của sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc dạy học ở trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh.
Vận dụng ca dao, tục ngữ trong giảng dạy tâm lý học đại cương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn