Triển khai Tháng Hành động phòng chống HIV/AIDS năm 2024

Thứ hai - 02/12/2024 02:25
Thực hiện Công văn số 7156/BGDĐT - GDCTHSSV ngày 08/11/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai Tháng Hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024.  Tháng hành động phòng diễn ra từ ngày 10/11 đến 10/12/2024 với chủ đề “Cộng đồng sáng tạo – quyết tâm chấm dứt dịch bệnh vào năm 2030”.
Triển khai Tháng Hành động phòng chống HIV/AIDS năm 2024

Hưởng ứng Tháng hành động và để triển khai các hoạt động một cách thiết thực hiệu quả, Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh  hướng dẫn một số nội dung cơ bản và đề nghị viên chức người lao động và người học chủ động phối hợp với chuyên môn, các tổ chức đoàn thể trong đơn vị đẩy mạnh các hoạt động truyền thông làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục trên cơ sở thông tin kịp thời, đầy đủ về tình hình dịch bệnh, chủ trương định hướng của Đảng, Nhà nước; các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS... trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát huy vai trò tích cực của mạng xã hội; vận động người lao động tích cực hưởng ứng Tháng hành động với các nội dung, hình thức cụ thể, phù hợp, có ý nghĩa thiết thực trong công tác phòng, chống HIV/AIDS.

Ngày 14/8/2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS cho giai đoạn tới trong đó có mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030. Chấm dứt bệnh AIDS không có nghĩa là không còn người nhiễm HIV, không còn người tử vong do AIDS mà là khi đó AIDS không còn là vấn đề sức khoẻ đáng lo ngại ở cộng đồng.

Theo số liệu 8 tháng đầu năm 2023 của Bộ Y tế, Việt Nam có khoảng 249.000 người nhiễm HIV. Trong đó cảnh báo, nhiễm HIV đang được trẻ hóa nhanh, đặc biệt trong nhóm tuổi từ 16 - 29 tuổi và đường lây chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn. Đồng thời, tỷ lệ hiểu biết toàn diện của cộng đồng về dự phòng lây nhiễm HIV còn chưa cao, sự chia sẻ, đồng cảm của cộng đồng với người nhiễm HIV còn thấp, nhiều người nhiễm HIV phải sống trong môi trường kỳ thị, xa lánh của cộng đồng. Để thực hiện thành công mục tiêu quốc gia chấm dứt bệnh AIDS vào năm 2030 cần sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng và cả ý thức, trách nhiệm của người nhiễm HIV. Trong đó, trọng tâm cần:

1) Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức, hiểu biết của cộng đồng về HIV/AIDS, cách phòng tránh. Đặc biệt là giới trẻ và các nhóm đối tượng có nguy cơ lây nhiễm HIV cao.
2) Tăng cường các hoạt động dự phòng lây nhiễm, xét nghiệm phát hiện và điều trị HIV/AIDS sớm và đảm bảo việc tiếp cận các dịch vụ y tế này.
3) Giảm kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội với người nhiễm HIV/AIDS và trách nhiệm của người nhiễm HIV/AIDS với gia đình, xã hội.
Thông qua hoạt động truyền thông, nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành về HIV/AIDS, giới tính, sức khỏe sinh sản, tình dục an toàn, tác hại của ma túy, cảnh báo nguy cơ lây nhiễm HIV ở giới trẻ cần có sự góp sức của cả cộng đồng trong công tác phòng, chống HIV/AIDS.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn