Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ tại Đảng bộ Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh
Sinh hoạt chi bộ là một khâu quan trọng trong hoạt động của chi bộ. Chất lượng sinh hoạt chi bộ đóng vai trò quyết định chất lượng lãnh đạo của chi bộ. Với tư cách là tế bào tổ chức của Đảng, chất lượng sinh hoạt chi bộ thể hiện năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.

Trong thời gian qua, Đảng bộ Trường luôn chú trọng nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, coi đây là một trong những yếu tố then chốt để xây dựng Đảng vững mạnh, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của Nhà trường. Chất lượng sinh hoạt chi bộ không chỉ là nền tảng để nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, mà còn giúp phát huy vai trò, trách nhiệm của từng đảng viên, tạo sự đoàn kết, thống nhất trong toàn Đảng bộ.
Sinh hoạt chi bộ là cơ hội để các đảng viên trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, nâng cao nhận thức, đồng thời đánh giá, kiểm tra việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng. Thông qua các cuộc họp chi bộ, các vấn đề quan trọng của Trường cũng như những khó khăn trong công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học, công tác tuyển sinh và các hoạt động giáo dục được bàn bạc, thảo luận, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp… Sinh hoạt chi bộ cũng là dịp để củng cố đoàn kết trong tập thể, phát huy vai trò lãnh đạo của chi bộ trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của trường, đồng thời tạo ra một môi trường làm việc, học tập tốt hơn cho cán bộ, giảng viên và sinh viên.
Trong những năm qua, hoạt động của các chi bộ trục thuộc Đảng uỷ Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các chi bộ đã thực hiện tương đối tốt sinh hoạt chi bộ thường kỳ, sinh hoạt chuyên đề theo quy định của Điều lệ Đảng. Tuy nhiên trong thực tế vẫn có những cuộc sinh hoạt chất lượng chưa cao: nội dung sinh hoạt chi bộ còn nặng về phổ biến, liệt kê những công việc đã làm trong tháng trước hoặc hoặc nặng bàn về công tác lãnh đạo chuyên môn; hình thức sinh hoạt còn đơn điệu; nội dung phát biểu chủ yếu bổ sung báo cáo, nghị quyết; việc ghi chép biên bản đôi khi thiếu cẩn thận…
Để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, cần tập trung vào một số giải pháp cụ thể sau:
- Tăng cường định hướng nội dung sinh hoạt: Chi bộ cần xác định rõ các nội dung cần trao đổi trong mỗi buổi sinh hoạt, tránh tình trạng sinh hoạt chung chung, thiếu trọng tâm. Nội dung sinh hoạt cần bám sát các nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ, như nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy, nghiên cứu khoa học, công tác đoàn thể…
- Đảm bảo sự tham gia của mỗi đảng viên: Mỗi đảng viên cần ý thức đầy đủ về vai trò và trách nhiệm của mình trong sinh hoạt chi bộ. Không chỉ là người tham gia thảo luận, mà còn cần có sự chuẩn bị trước mỗi buổi sinh hoạt để đóng góp ý kiến, phản ánh những vấn đề nổi cộm trong công tác chuyên môn cũng như các công việc khác…
- Đổi mới phương pháp sinh hoạt: Việc đổi mới phương pháp sinh hoạt chi bộ giúp nâng cao chất lượng cuộc họp, tránh sự nhàm chán, tạo ra không khí thảo luận cởi mở, dân chủ.
- Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết: Chi bộ cần định kỳ kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết của cấp trên, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế trong công tác lãnh đạo, quản lý của chi bộ và Đảng bộ
- Phát huy tinh thần dân chủ trong sinh hoạt: Đảng viên cần được khuyến khích thể hiện quan điểm, suy nghĩ cá nhân trong mỗi buổi sinh hoạt. Đảm bảo tính dân chủ trong sinh hoạt chi bộ không chỉ giúp đảng viên cảm thấy tự do trong việc phát biểu mà còn giúp lãnh đạo chi bộ nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của đảng viên.
Để chất lượng sinh hoạt chi bộ thật sự đạt hiệu quả trong thời gian tới thì vai trò của các cấp ủy, bí thư chi bộ, tổ chức đảng rất quan trọng. Trước hết các cấp ủy, tổ chức đảng phải làm tốt công tác quán triệt các nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn của Trung ương về sinh hoạt chi bộ để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đảng viên về mục đích yêu cầu, ý nghĩa của sinh hoạt chi bộ; sinh hoạt cấp ủy nhất là người đứng đầu phải thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt theo quy định của Điều lệ Đảng; thường xuyên đổi mới nội dung sinh hoạt bảo đảm đúng quy định, hướng dẫn của cấp trên, phù hợp với tình hình, đặc điểm của chi bộ. Các cấp ủy cấp trên phải tăng cường lãnh đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc chấp hành nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình, giữ gìn kỷ cương, kỷ luật trong Đảng.
Ngoài ra đòi hỏi mỗi đảng viên, nhất là đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và bí thư chi bộ phải nêu cao vai trò tiền phong gương mẫu trong sinh hoạt chi bộ; phải gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay; Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến” “tự chuyển hóa” trong nội bộ và Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khoá XII) về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh./.
Sinh hoạt chi bộ là cơ hội để các đảng viên trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, nâng cao nhận thức, đồng thời đánh giá, kiểm tra việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng. Thông qua các cuộc họp chi bộ, các vấn đề quan trọng của Trường cũng như những khó khăn trong công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học, công tác tuyển sinh và các hoạt động giáo dục được bàn bạc, thảo luận, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp… Sinh hoạt chi bộ cũng là dịp để củng cố đoàn kết trong tập thể, phát huy vai trò lãnh đạo của chi bộ trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của trường, đồng thời tạo ra một môi trường làm việc, học tập tốt hơn cho cán bộ, giảng viên và sinh viên.
Trong những năm qua, hoạt động của các chi bộ trục thuộc Đảng uỷ Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các chi bộ đã thực hiện tương đối tốt sinh hoạt chi bộ thường kỳ, sinh hoạt chuyên đề theo quy định của Điều lệ Đảng. Tuy nhiên trong thực tế vẫn có những cuộc sinh hoạt chất lượng chưa cao: nội dung sinh hoạt chi bộ còn nặng về phổ biến, liệt kê những công việc đã làm trong tháng trước hoặc hoặc nặng bàn về công tác lãnh đạo chuyên môn; hình thức sinh hoạt còn đơn điệu; nội dung phát biểu chủ yếu bổ sung báo cáo, nghị quyết; việc ghi chép biên bản đôi khi thiếu cẩn thận…
Để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, cần tập trung vào một số giải pháp cụ thể sau:
- Tăng cường định hướng nội dung sinh hoạt: Chi bộ cần xác định rõ các nội dung cần trao đổi trong mỗi buổi sinh hoạt, tránh tình trạng sinh hoạt chung chung, thiếu trọng tâm. Nội dung sinh hoạt cần bám sát các nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ, như nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy, nghiên cứu khoa học, công tác đoàn thể…
- Đảm bảo sự tham gia của mỗi đảng viên: Mỗi đảng viên cần ý thức đầy đủ về vai trò và trách nhiệm của mình trong sinh hoạt chi bộ. Không chỉ là người tham gia thảo luận, mà còn cần có sự chuẩn bị trước mỗi buổi sinh hoạt để đóng góp ý kiến, phản ánh những vấn đề nổi cộm trong công tác chuyên môn cũng như các công việc khác…
- Đổi mới phương pháp sinh hoạt: Việc đổi mới phương pháp sinh hoạt chi bộ giúp nâng cao chất lượng cuộc họp, tránh sự nhàm chán, tạo ra không khí thảo luận cởi mở, dân chủ.
- Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết: Chi bộ cần định kỳ kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết của cấp trên, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế trong công tác lãnh đạo, quản lý của chi bộ và Đảng bộ
- Phát huy tinh thần dân chủ trong sinh hoạt: Đảng viên cần được khuyến khích thể hiện quan điểm, suy nghĩ cá nhân trong mỗi buổi sinh hoạt. Đảm bảo tính dân chủ trong sinh hoạt chi bộ không chỉ giúp đảng viên cảm thấy tự do trong việc phát biểu mà còn giúp lãnh đạo chi bộ nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của đảng viên.
Để chất lượng sinh hoạt chi bộ thật sự đạt hiệu quả trong thời gian tới thì vai trò của các cấp ủy, bí thư chi bộ, tổ chức đảng rất quan trọng. Trước hết các cấp ủy, tổ chức đảng phải làm tốt công tác quán triệt các nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn của Trung ương về sinh hoạt chi bộ để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đảng viên về mục đích yêu cầu, ý nghĩa của sinh hoạt chi bộ; sinh hoạt cấp ủy nhất là người đứng đầu phải thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt theo quy định của Điều lệ Đảng; thường xuyên đổi mới nội dung sinh hoạt bảo đảm đúng quy định, hướng dẫn của cấp trên, phù hợp với tình hình, đặc điểm của chi bộ. Các cấp ủy cấp trên phải tăng cường lãnh đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc chấp hành nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình, giữ gìn kỷ cương, kỷ luật trong Đảng.
Ngoài ra đòi hỏi mỗi đảng viên, nhất là đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và bí thư chi bộ phải nêu cao vai trò tiền phong gương mẫu trong sinh hoạt chi bộ; phải gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay; Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến” “tự chuyển hóa” trong nội bộ và Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khoá XII) về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh./.
Ý kiến bạn đọc
Bạn cần đăng nhập với tư cách là %s để có thể bình luận
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn