Nghiên cứu ứng dụng phương pháp mô phỏng trong dạy học các môn học kỹ thuật ở trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh nhằm nâng cao chất lượng dạy học

Nghiên cứu ứng dụng phương pháp mô phỏng trong dạy học các môn học kỹ thuật ở trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh nhằm nâng cao chất lượng dạy học

 20:43 29/08/2018

Có thể nói, đối tượng nghiên cứu của khoa học kỹ thuật là các vật phẩm kỹ thuật, các quá trình kỹ thuật và các thao tác kỹ thuật. Với đối tượng nghiên cứu như vậy, nội dung môn học kỹ thuật vừa mang tính cụ thể, vừa mang tính trừu tượng: Tính cụ thể thể hiện ở nội dung của nó nghiên cứu các vật phẩm kỹ thuật và các thao tác kỹ thuật cụ thể, tính trừu tượng được phản ánh trong hệ thống các khái niệm kỹ thuật, các nguyên lý và quá trình kỹ thuật mà học sinh không trực tiếp tri giác, cảm giác được. Do đó, trong dạy học kỹ thuật, nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa cái cụ thể và cái trừu tượng là rất quan trọng. Dạy học theo phương pháp mô phỏng là một phương pháp dạy học dựa trên mô hình mô phỏng là một loại phương tiện dạy học đặc thù để học sinh có thể tương tác và học tập.

Lựa chọn kỹ thuật lập trình hiệu quả trong Unity

Lựa chọn kỹ thuật lập trình hiệu quả trong Unity

 04:36 22/08/2018

Unity là phần mềm phát triển trò chơi theo thời gian thực hàng đầu thế giới, được 45% các nhà phát triển trên thế giới lựa chọn; là phần mềm miễn phí dễ cài đặt (hỗ trợ Windows, Mac, Linux) phát triển hỗ trợ đa nền tảng (trò chơi sau khi xây dựng có thể xuất ra PC, Android, iOS, WinPhone, ...). Unity có hướng dẫn trực tuyến cho người lập trình từ những bài đầu tiên trong quá trình biên tập cho đến bước đóng gói ra các nền tảng.Ngoài ra trên mạng còn có nhiều diễn đàn trực tuyến giúp người lập trình học hỏi kinh nghiệm. Trong quá trình thiết kế, người lập trình có thể chạy thử từng bước để kiểm tra trò chơi. Đây là phần mềm đang được sử dụng để giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành Công nghệ thông tin của nhà trường. Bài báo này sẽ nêu ra và so sánh các kĩ thuật cơ bản để bắt đầu phát triển một trò chơi và nó là những kinh nghiệm đúc rút của bản thân tác giả trong quá trình giảng dạy.

Ứng dụng Visual basic 6.0 trong tính toán một số bài toán trắc địa cơ bản

Ứng dụng Visual basic 6.0 trong tính toán một số bài toán trắc địa cơ bản

 21:04 20/08/2018

Trong công tác Trắc địa, việc xử lý, tính toán bình sai các bài toán Trắc địa là công việc khá phức tạp và có khối lượng tính toán lớn. Từ đó đặt ra một vấn đề cấp thiết là phải xây dựng một phần mềm ứng dụng để tự động hóa quá trình xử lý, tính toán, cũng như nâng cao độ chính xác và rút ngắn thời gian tính toán. Từ nhu cầu thực tế của việc giảng dạy và học tập của giáo viên, sinh viên ngành Trắc địa, tác giả đã sử dụng ngôn ngữ lập trình Visual Basic để xây dựng form tính toán phục vụ giải đáp nhanh các bài toán cơ bản trong Trắc địa: bài toán giao hội góc thuận, bài toán giao hội cạnh.

Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0

Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0

 20:36 19/08/2018

Đào tạo nguồn nhân lực cho một quốc gia, một vùng, miền là một nhiệm vụ rất nặng nề của hệ thống giáo dục. Nhiệm vụ này không phải một sớm, một chiều làm được mà nó là cả một quá trình với nhiều công sức của cả hệ thống chính trị, ngành giáo dục và toàn xã hội.Để đào tạo được nguồn nhân lực đủ về số lượng, cao về chất lượng đáp ứng được nhu cầu cần có những giải pháp đồng bộ đối với cả ba đối tượng: Nhà nước với các chính sách, chế độ dành cho đào tạo, chế độ tiền lương và thu nhập, bảo hiểm và phúc lợi xã hội cho người lao động; Nhà trường là nơi đào tạo ra lực lượng lao động;Doanh nghiệp là nơi sử dụng hiệu quả nguồn lực lao động được đào tạo ra.

250px Coord system CA 0 svg

Quá trình trực chuẩn hóa Gram - Smide

 20:28 01/02/2018

Không gian Euclid là một không gian vectơ n chiều được trang bị một tích vô hướng. Trong không gian Euclid, với mỗi định nghĩa tích vô hướng đưa ra thì bài toán xây dựng cơ sở trực chuẩn từ một họ véctơ cho trước là cần thiết vì các cơ sở trực chuẩn đối với không gian Euclid rất tiện lợi. Các tài liệu tham khảo thường đưa ra những công thức cồng kềnh vì phải đảm bảo về mặt kiến thức cũng như tính sư phạm. Song với sinh viên ngành kỹ thuật thì việc thực hành tính toán được quan trọng hơn việc chứng minh bản chất vấn đề .Bài viết này sẽ cụ thể hóa quá trình trực chuẩn hóa Gram - Smide.

Hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo nhà trường đối với đại diện sinh viên năm học 2016-2017

Hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo nhà trường đối với đại diện sinh viên năm học 2016-2017

 04:27 08/06/2017

Nhằm mục đích lắng nghe ý kiến, giải đáp thắc mắc và tạo điều kiện giao lưu, đối thoại giữa sinh viên và nhà trường, chiều ngày 8/6/2017 đã diễn ra Hội nghị đối thoại giữa Lãnh đạo Nhà trường với đại biểu sinh viên Năm học 2016 – 2017.
Hội nghị có sự tham gia của TS. Hoàng Hùng Thắng – Phó Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng, cùng Lãnh đạo các đơn vị, Lãnh đạo các tổ chức chính trị xã hội và gần 200 sinh viên đại diện các lớp sinh viên (Lớp trưởng, Bí thư chi đoàn) trong toàn trường.

Ứng dụng Matlab - Simulink mô phỏng xác định biên độ quá điện áp khi chạm đất 1 pha trong mạch điện trung tính cách ly 6KV

Ứng dụng Matlab - Simulink mô phỏng xác định biên độ quá điện áp khi chạm đất 1 pha trong mạch điện trung tính cách ly 6KV

 21:57 24/05/2017

Sự cố chạm đất một pha trong mạng trung tính 6kV chiếm từ 75% tổng các sự cố và là nguyên nhân chính của hầu hết các vụ tai nạn, tăng khả năng quá điện áp nội bộ, suy giảm cách điện của các thiết bị điện và độ tin cậy cung cấp điện [1].
Lỗi chạm đất một pha trong mạng trung tính cách ly có thể được xem là nhiều và liên tục nhất. Quá trình nhiều và liên tục lỗi chạm đất một pha luôn đi kèm với một dao động tần số cao gây ra quá điện áp trên các phần tử nguần điện. Với sự cố chạm đất một pha còn gây ra hiện tượng quá điện áp.
Bởi vậy việc xây dựng mô hình để đánh giá mức độ quá điện áp đối với từng trường hợp cụ thể của mạng là cần thiết.

Nghiên cứu tính toán giải mạng thông gió mỏ bằng phương pháp Hardy Cross

Nghiên cứu tính toán giải mạng thông gió mỏ bằng phương pháp Hardy Cross

 21:17 24/05/2017

Trong khai thác than bằng phương pháp hầm lò, công tác thông gió đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Ngoài việc cung cấp đủ lượng không khí cần thiết cho công nhân, cải thiện điều kiện làm việc như: giảm hàm lượng bụi, giảm nhiệt độ, cải thiện điều kiện vi khí hậu… Thông gió còn là giải pháp hữu hiệu để hoà loãng khí mêtan, bụi than cũng như các loại khí độc khác xuống dưới giới hạn an toàn cho phép trong quá trình khai thác. Ngoài ra còn ngăn ngừa các sự cố như cháy nổ khí, bụi than. Thông thường tính toán giải mạng gió mỏ sử dụng trực tiếp các định luật Kirchhoff 1 và Kirchhoff 2 cho những mạng gió đơn giản hoặc một phần của toàn bộ mạng gió mỏ. Với mạng gió phức tạp thì ứng dụng định luật Kirchhoff có thể phải tạo ra và giải đồng thời vài trăm công thức. Điều này sẽ mất nhiều công sức và thậm chí là không thể tính toán được nếu không có sự trợ giúp của máy tính điện tử. Vì vậy việc “Tính toán giải mạng thông gió mỏ bằng phương pháp Hardy Cross” là cần thiết để góp phần giảm thời gian, công sức khi giải các mạng gió phức tạp của mỏ.

Nghiên cứu ứng dụng phần mềm Matlab - Simulink mô phỏng bài toán an toàn điện

Nghiên cứu ứng dụng phần mềm Matlab - Simulink mô phỏng bài toán an toàn điện

 22:30 13/04/2017

Mô hình hóa và mô phỏng quá trình làm việc của mạng điện hạ áp nói chung và trong nghiên cứu an toàn điện của mạng hạ áp mỏ hầm lò nói riêng là một nhu cầu tất yếu, đặc biệt khi mạng điện này ngày càng trở nên phức tạp. Khác với mô phỏng thuần túy toán học, việc mô phỏng giá trị dòng điện rò phụ thuộc vào: chiều dài mạng hạ áp (L), số thiết bị đấu vào mạng (N)…khi không bù và bù thành phần điện dung của dòng rò (Ir) thường phức tạp hơn rất nhiều bởi đồng thời phải đáp ứng được các yêu cầu về vận hành đảm bảo điều kiện an toàn điện giật.

Một số phương pháp phát triển bài toán bất đẳng thức

Một số phương pháp phát triển bài toán bất đẳng thức

 23:04 12/04/2017

Trong quá trình dạy và học toán, chúng ta đã giải nhiều bài tập trong đó có những bài liên quan đến chứng minh đẳng thức, bất đẳng thức … song thường thì ta chỉ dừng lại ở các bài tập đơn lẻ mà ít khi tìm tòi suy ngẫm về mối liên hệ giữa các bài toán đó. Sáng tạo toán học là việc làm cần thiết của người học toán. Bài viết này sẽ trao đổi vài hướng phát triển bài toán liên quan đến bất đẳng thức.

Trường Đại học CNQN tổ chức Hội nghị sơ kết công tác đào tạo học kỳ I, năm học 2016-2017

Trường Đại học CNQN tổ chức Hội nghị sơ kết công tác đào tạo học kỳ I, năm học 2016-2017

 21:17 26/03/2017

Sáng ngày 24/3/21017, tại hội trường lớn có sở Yên Thọ, trường Đại học CNQN tổ chức Hội nghị sơ kết công tác đào tạo học kỳ I và triển khai phương hướng, nhiệm vụ học kỳ II, năm học 2016 - 2017. Hội nghị được tổ chức nhằm đánh giá, kiểm điểm lại quá trình thực hiện nhiệm vụ đào tạo học kỳ I, năm học 2016 - 2017, làm rõ các vấn đề còn tồn tại và hạn chế, từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục trong công tác giảng dạy, học tập và quản lý trong học kỳ II, năm học 2016-2017 của Nhà trường.

Phương pháp khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, học tập bộ môn tiếng Anh tại trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh

Phương pháp khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, học tập bộ môn tiếng Anh tại trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh

 03:07 17/03/2016

Việc ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) đóng vai trò rất quan trọng vào sự thành công của quá trình dạy-học nói chung và Tiếng Anh nói riêng bởi nó đem lại cho người dạy và người học nhiều hứng thú, làm cho bài học trở lên sinh động, hấp dẫn, tăng hiệu quả của việc dạy và học. Vậy làm sao để việc ứng dụng CNTT trở thành việc làm thường xuyên, liên tục của giáo viên và sinh viên? Làm thế nào để áp dụng CNTT sáng tạo, linh hoạt, phù hợp trong giảng dạy nhằm pháy huy mặt tích cực, đồng thời giảm thiểu mặt hạn chế của vấn đề? Đó là nhiệm vụ của mỗi giảng viên, mỗi học viên trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của Nhà trường nói riêng, của ngành giáo dục nói chung, góp phần vào công cuộc xây dựng đổi mới công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.

Những yếu tố ảnh hưởng đến cháy nổ và khó khăn trong công tác phòng chống

Những yếu tố ảnh hưởng đến cháy nổ và khó khăn trong công tác phòng chống

 22:12 16/03/2016

Nội dung bài báo chủ yếu phân tích quá trình tự cháy của than, những nguyên nhân, những ảnh hưởng đến môi trường và tổn thất than trong quá trình xảy ra sự cố cháy mỏ. Đưa ra những phương pháp khống chế đám cháy cũng như phân tích những khó khăn gặp phải trong quá trình thi công chống cháy của các mỏ ở các nước trên thế giới, đồng thời có những dự báo khả năng có thể xảy ra cháy mỏ nhằm nâng cao mức độ an toàn và bảo vệ nguồn tài nguyên trong quá trình khai thác mỏ.

Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất phương án khai thác phần trữ lượng than dưới lòng suối Vàng Danh

Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất phương án khai thác phần trữ lượng than dưới lòng suối Vàng Danh

 04:13 16/03/2016

Nằm dưới suối trong khu vực khoáng sàng than Vàng Danh-2 (TVD-2) còn gọi là khu vực suối B Vàng Danh gồm các vỉa than 8, 7, 6, 5, 4 theo thứ tự từ trên xuống dưới, trong đó: Vỉa 8 nằm trên cùng đã được khai thác tầng từ +50 ÷ +105 theo dự án khai thác phần lò giếng Vàng Danh mức +0 ÷ +105, tầng từ +105 ÷ +122 để lại làm trụ bảo vệ suối và làm trụ ngăn cách với phần lò bằng +122÷ lộ vỉa. Các vỉa 7, 6, 5 phần trữ lượng nằm dưới suối B Vàng Danh cần để lại trụ bảo vệ suối (theo Thiết kế của dự án khai thác phần lò giếng Vàng Danh mức +105 ÷ ±0 và Thiết kế khai thác phần lò giếng Vàng Danh mức ± 0÷ -175) đã được phê duyệt. Tuy nhiên, vấn đề khai thác phần trữ lượng than dưới suối B Vàng Danh thực chất là vấn đề khai thác an toàn dưới đối tượng chứa nước. Trong quá trình khai thác phần trữ lượng vỉa 8 tầng từ +50 ÷ +105 dưới suối Vàng Danh B đã tạo ra các khe nứt ảnh hưởng tới bề mặt suối làm cho nước mặt chảy vào lò chợ II-8-2 với một lưu lượng lớn nên việc sản xuất tại lò chợ II-8-2 gặp rất nhiều khó khăn và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Vì vậy, cần thiết phải tính toán ảnh hưởng của nước mặt chảy vào các lò chợ khi khai thác phần trữ lượng than vỉa 7 nằm dưới lòng suối B Vàng Danh nhằm hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của nước mặt đến sản xuất khai thác vỉa 7 (lò chợ II-7-5) và các vỉa 6, 5 phần trữ lượng than dưới lòng suối B Vàng Danh.

Một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho sinh viên trong dạy học môn xác suất thống kê

Một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho sinh viên trong dạy học môn xác suất thống kê

 02:53 14/03/2016

Trong bất cứ công việc gì, nếu có hứng thú làm việc con người sẽ có cảm giác dễ chịu. Trong quá trình thực hiện họ sẽ nảy sinh những hành động tích cực, sáng tạo để hoàn thành tốt công việc. Hứng thú học tập của người học sẽ kích thích tính tích cực của trí tuệ, sự nỗ lực ý chí trong hoạt động nhận thức. Trong giảng dạy môn XSTK, một môn học quan trọng, bắt buộc trong các trường ĐH - CĐ khối kinh tế, kỹ thuật,… làm thế nào để tạo được hứng thú học tập cho sinh viên là việc làm hết sức cần thiết.

Nâng cao chất lượng tháp Condensate của mỏ khai thác khí rồng đôi sử dụng hệ thống điều khiển phân tán DCS

Nâng cao chất lượng tháp Condensate của mỏ khai thác khí rồng đôi sử dụng hệ thống điều khiển phân tán DCS

 01:59 11/03/2016

Công nghệ khai thác và xử lý gas - Condensate đã được nghiên cứu và ứng dụng tại nhiều quốc gia. Tuy nhiên, ở Việt Nam quá trình khai thác và xử lý khí Condensate ở các mỏ như Rồng Đôi, Hải Thạch - Mộc Tinh, Thiên Ưng... còn nhiều hạn chế ở công nghệ, hệ thống điều khiển và giám sát chỉ là cục bộ, đơn lẻ, chưa có khả năng phân nhóm đồng thời bao quát chung cho toàn hệ thống [1]. Qúa trình khai thác, xử lý Condensate rất phức tạp, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhiệt độ tháp, mức tại bồn và tháp, áp suất, lưu lượng khí, chất lỏng. Mỏ Rồng Đôi và mỏ Rồng Đôi Tây nằm ở vị trí block 11-2 thuộc khu vực bể Nam Côn Sơn ngoài khơi Việt Nam. Hai mỏ này nằm cách bờ biển Bà Rịa Vũng Tàu gần 320 Km về phía đông nam, được phát hiện vào năm 1995 và 1996 bởi KNOC (Korea National Oil Corporation). Mỏ Rồng Đôi Tây nằm cách 2.5Km về phía tây mỏ Rồng Đôi...

Đánh giá khả năng áp dụng công nghệ cơ giới hóa khai thác than hầm lò giai đoạn 2006 - 2010 khu vực Quảng Ninh

Đánh giá khả năng áp dụng công nghệ cơ giới hóa khai thác than hầm lò giai đoạn 2006 - 2010 khu vực Quảng Ninh

 21:35 10/03/2016

Nhu cầu các hộ sử dụng than chủ yếu như nhiệt điện chạy than, xi măng, vật liệu xây dựng, hoá chất, giấy… đã tăng mạnh so với trước đây, do vậy ngành than đã tiến hành lập “Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam giai đoạn 20062015 có xem xét triển vọng đến năm 2025” với mục tiêu sau: Năm 2010 là: 4044 triệu tấn; 2015 là: 4 50 triệu tấn; 2020 là: 5157 triệu tấn; 2025 là: 5460 triệu tấn thương phẩm. Để đạt được công suất thiết kế trên ngoài đầu tư theo diện rộng, cần đầu tư chiều sâu để thực hiện quá trình cơ giới hoá và hiện đại hoá các mỏ than hầm lò trong đó cần đặc biệt quan tâm việc áp dụng công nghệ khai thác than tiên tiến gồm máy khấu đi với dàn tự hành ở những khu vực có điều kiện địa chất và kỹ thuật thích hợp.

Nghiên cứu xây dựng mô hình thử nghiệm mô phỏng số trong hệ thống cấp phôi tự động trên đường thẳng theo nguyên lý rung động

Nghiên cứu xây dựng mô hình thử nghiệm mô phỏng số trong hệ thống cấp phôi tự động trên đường thẳng theo nguyên lý rung động

 02:33 10/03/2016

Hệ thống cấp phôi đóng vai trò quan trọng trong quá trình tự động hóa sản xuất của nền công nghiệp hiện đại. Nội dung bài báo trình bày kết quả nghiên cứu xây dựng mô hình thử nghiệm mô phỏng số trong hệ thống cấp phôi tự động trên đường thẳng theo nguyên lý rung động. Kết quả nghiên cứu dùng để thiết kế mô phỏng, chế tạo thiết bị cấp phôi tự động trên đường thẳng với tần số rung phù hợp với các yêu cầu đặt ra

Khai thác xuống sâu và một số vấn đề cần giải quyết khi khai thác xuống sâu ở mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh

Khai thác xuống sâu và một số vấn đề cần giải quyết khi khai thác xuống sâu ở mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh

 02:18 10/03/2016

Với chiến lược phát triển của ngành than và nhu cầu về năng lượng hóa thạch của nền kinh tế quốc dân trong thời gian tới thì việc các mỏ mở rộng diện khai thác và chiều sâu khai thác là điều tất yếu. Hiện nay, các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh đang ở giai đoạn chuẩn bị kết thúc khai thác phần trữ lượng khoáng sản nằm gần mặt đất. Đồng thời với quá trình đó một số mỏ đã và đang tiến hành mở vỉa và chuẩn bị ruộng mỏ để khai thác phần trữ lượng nằm sâu dưới lòng đất như: Mạo Khê, Nam Mẫu, Hà Lầm, Dương Huy, Quang Hanh, Thống Nhất, Mông Dương, Khe Chàm. Việc khai thác xuống sâu nảy sinh nhiều yếu tố gây khó khăn cho công tác khai thác như: khả năng tàng trữ và thoát khí, sự tăng nhiệt độ, tăng áp lực mỏ, khả năng bục nước và khí...