Chức năng nhiệm vụ các bộ phận trong tổ chức CĐCS của Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh


1. Công tác tổ chức 
Tham mưu giúp BCH kiện toàn bộ máy tổ chức cán bộ của CĐCS và các công đoàn bộ phận trực thuộc; khảo sát thành lập, phát triển ĐV mới, theo dõi diễn biến số liệu tổ chức,  nhắc nhỡ giữ vững quy chế sinh hoạt công đoàn, đôn đốc thực hiện các tiêu chuẩn CĐCS vững mạnh hàng năm theo quy định .
2. Ủy ban kiểm tra công đoàn: 
Kiểm tra, giám sát các hoạt động của công đoàn, chú ý đến việc thực hiện Điều lệ CĐVN, việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản Công đoàn; chủ động tham mưu, tham gia giải quyết kịp thời các đơn khiếu nại,  tố cáo có liên quan đến người lao động và tổ chức công đoàn.
- Chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra:
Có trách nhiệm xây dựng kế hoạch kiểm tra khi ban kiểm tra đã kiện toàn, hoạt động kiểm tra dưới sự chỉ đạo của BTV theo Nghị quyết và chỉ đạo của uỷ ban kiểm tra cấp trên.
 3. Công tác tuyên tuyền giáo dục: 
- Tổ chức triển khai đầy đủ, kịp thời các văn bản có liên quan đến người lao động và tổ chức công đoàn; tham mưu kế hoạch đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho CB công đoàn;
- Thường xuyên tuyên truyền cho CB ĐVCĐ những vấn đề về chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, những hoạt động công đoàn;
- Theo dõi và phản ảnh tâm tư nguyện vọng của ĐVCĐ và người lao động trong Nhà trường, tham mưu cho BCHCĐCS
 4. Công tác nữ công: 
-  Theo dõi giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách đối với lao động nữ và trẻ em, giáo dục bồi dưỡng nâng cao kiến thức và trình độ hiểu biết về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước cho nữ cán bộ, giáo viên, công nhân viên và nữ sinh, tìm hiểu nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của lao động tham mưu cho BCH CĐCS.
- Tổ chức các hoạt động cho cho nữ cán bộ, giáo viên, công nhân viên và nữ sinh và trẻ em là con cán bộ, giáo viên trong Nhà trường vào các ngày 8/3; 20/10; 1/6 và 15/8 âm lịch.
- Ban nữ công có kế hoạch hoạt động cụ thể theo chức năng và chỉ đạo các tổ nữ công tổ chức thực hiện hiệu quả kế hoạch đã đề ra.
 5. Công tác thi đua và chỉ đạo các hoạt động phong trào: 
- Thường xuyên tuyên truyền vận động ĐVCĐ, người lao động tham gia thực hiện các phong trào thi đua văn hóa, thể thao dao Nhà trường, Công đoàn Trường tổ chức.
- Tham mưu thực hiện tốt chế độ khen thưởng khuyến khích bằng vật chất, tinh thần đối vơi ĐVCĐ;
- Xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động phong trào do công đoàn cấp trên hoặc do công đoàn cơ sở phát động cho đoàn viên.
 6 . Công tác SXTN và Đời sống: 
- Phối hợp với chuyên môn giám sát hoạt động sản suất thực nghiệm, thường xuyên tuyên truyền vận động ĐVCĐ đóng góp sáng kiến cải tiến điều kiện làm việc, nâng cao hiệu quả sản xuất thực nghiệm.
- Đẩy mạnh các hoạt động để chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho CBĐV và người lao động; vận động giúp nhau học tập năng cao trình độ, giúp nhau làm kinh tế gia đình để tăng thêm thu nhập, phát huy tính đoàn kết, tương thân tương ái trong " Hiếu-Hỷ", và các chế độ, hỗ trợ khác theo quy định của Quy chế chi tiêu nội bộ.
7.  Công tác văn phòng và tài chính
- Quản lý tài sản văn phòng công đoàn, tiếp nhận thông tin, cập nhật công văn đến, công văn đi, báo cáo ban thường vụ những vấn đề đột xuất, những vấn đề phát sinh trong hoạt động công đoàn.
-  Theo dõi giúp BCH cân đối kết dư nguồn tài chính công đoàn, bảo đảm công tác thu - chi đúng nguyên tắc quy định, tham mưu tận dụng các nguồn thu cho phép để bổ sung vào kinh phí hoạt động phong trào; hướng dẫn các công đoàn bộ phận thực hiện tốt quản lý tài chính, tài sản công đoàn và dự toán, quyết toán kinh phí hoạt động công đoàn theo đúng nguyên tắc tài chính công đoàn quy định.  
8. Công tác chế độ chính sách
- Theo dõi giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách đối với lao động, giáo dục bồi dưỡng nâng cao kiến thức và trình độ hiểu biết về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, tìm hiểu nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của lao động tham mưu cho BCH CĐCS
- Tiếp nhận những kiến nghị, đề nghị về chế độ chính sách của ĐVCĐ và làm đầu mối để cùng BTV phối hợp với chính quyền giải quyết.  
9. Công tác an toàn, BHLĐ và môi trường
- Tuyên truyền vận động ĐVCĐ, học sinh sinh viên thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường.
- Động viên người lao động tham gia đóng góp sáng kiến để cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo an toàn lao động và môi trường làm việc.
- Kết hợp cùng chuyên môn thực hiện công tác thanh kiểm tra về an toàn  BHLĐ và môi trường.
 - Theo dõi tình hình hoạt động của mạng lưới an toàn vệ sinh; đề xuất việc tổ chức phổ biến công tác an toàn – vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ.
10.Công tác văn hóa – thể thao
- Thường xuyên tuyên truyền vận động ĐVCĐ, người lao động tham gia thực hiện các phong trào văn hóa – thể thao;
- Xây dựng kế hoạch và phối hợp với chuyên môn triển khai các hoạt động phong trào văn hóa – thể thao do công đoàn cấp trên hoặc do công đoàn cơ sở phát động cho đoàn viên.
- Tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm trong hoạt động phong trào văn hóa – thể thao.
11. Công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học
 - Động viên giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Phản ánh kịp thời những vấn đề phát sinh trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn cũng những nguyện vọng của người lao động nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ trong trường.
- Xây dựng kế hoạch, tham gia tổ chức các phong trào thi đua giảng dạy và phục vụ, đặc biệt là các chương trình nâng cao trình độ chuyên môn và chất lượng giảng dạy.
-  Thường xuyên tuyên truyền vận động ĐVCĐ, người lao động tham gia NCKH nhằm nâng cao chất lượng đào tạo; ứng dụng khoa học trong giảng dạy và sản xuất thực nghiệm.

  Ý kiến bạn đọc