Chức năng kiểm tra trong quá trình quản trị doanh nghiệp hiện nay

Chức năng kiểm tra trong quá trình quản trị doanh nghiệp hiện nay

 20:12 01/02/2018

Nhiều người cho rằng, kiểm tra là sự không tin tưởng lẫn nhau, kiểm tra ngăn cản quyền tự do hành động của mỗi con người và gây tốn kém cho hệ thống. Vào thời đại mà tính hợp pháp của quyền lực bị đặt nhiều câu hỏi và xu thế hướng tới quyền tự do sáng tạo cho các cá nhân đang được đẩy mạnh, khái niệm kiểm tra làm cho nhiều người khó chịu, mặc dù vậy kiểm tra là cần thiết vì một công việc nếu không có kiểm tra, giám sát chắc chắn sẽ nảy sinh nhiều sai sót. Kiểm tra là chức năng quan trọng của nhà quản trị. Tính chất quan trọng của kiểm tra được thể hiện ở cả hai mặt. Một mặt, kiểm tra là công cụ quan trọng để nhà quản trị phát hiện ra những sai sót và có biện pháp điều chỉnh. Mặt khác, thông qua kiểm tra, các hoạt động sẽ được thực hiện tốt hơn và giảm bớt được sai sót có thể nảy sinh.
Từ những định nghĩa trên, có thể khái quát: Kiểm tra là một tiến trình đo lường kết quả thực hiện so sánh với những điều đã được hoạch định, đồng thời sửa chữa và chấn chỉnh những sai lầm để đảm bảo công việc đạt được mục tiêu theo như kế hoạch hoặc các quyết định đặt ra.
Những biện pháp kiểm tra hiệu quả phải đơn giản (càng ít đầu mối kiểm tra càng tốt) cần tạo sự tự do và cơ hội tối đa cho người dưới quyền chủ động sử dụng kinh nghiệm, khả năng và tài năng quản trị của mình để đạt kết quả cuối cùng mong muốn về những công việc được giao.
Như vậy, kiểm tra là chức năng của mọi nhà quản trị, từ nhà quản trị cao cấp đến các nhà quản trị cấp cơ sở trong một tổ chức. Mặc dù qui mô của đối tượng kiểm tra và tầm quan trọng của sự kiểm tra thay đổi tùy theo cấp bậc của nhà quản trị, tất cả mọi nhà quản trị đều có trách nhiệm thực hiện các mục tiêu đã đề ra, do đó chức năng kiểm tra là chức năng cơ bản đối với mọi nhà quản trị.

Một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho sinh viên trong dạy học môn xác suất thống kê

Một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho sinh viên trong dạy học môn xác suất thống kê

 02:53 14/03/2016

Trong bất cứ công việc gì, nếu có hứng thú làm việc con người sẽ có cảm giác dễ chịu. Trong quá trình thực hiện họ sẽ nảy sinh những hành động tích cực, sáng tạo để hoàn thành tốt công việc. Hứng thú học tập của người học sẽ kích thích tính tích cực của trí tuệ, sự nỗ lực ý chí trong hoạt động nhận thức. Trong giảng dạy môn XSTK, một môn học quan trọng, bắt buộc trong các trường ĐH - CĐ khối kinh tế, kỹ thuật,… làm thế nào để tạo được hứng thú học tập cho sinh viên là việc làm hết sức cần thiết.