Nghiên cứu, phân tích hiện trạng mở vỉa khai thác than và định hướng mở vỉa bằng giếng đứng trong tương lai tại vùng mỏ Quảng Ninh

Nghiên cứu, phân tích hiện trạng mở vỉa khai thác than và định hướng mở vỉa bằng giếng đứng trong tương lai tại vùng mỏ Quảng Ninh

 21:31 19/06/2014

Hiện nay, lượng tài nguyên khoáng sản than tại Việt Nam từ mức -125 trở lên đã khai thác gần hết. Theo thăm dò địa chất đến năm 2030, để đảm bảo nhu cầu năng lượng than cung cấp cho các nhà máy, yêu cầu cần phải thăm dò khai thác khoáng sản tới mức -350. Từ trước tới nay, các hệ thống khai thông mở vỉa tại Việt Nam chủ yếu là các đường lò bằng, lò nghiêng, giếng nghiêng nối thông các hệ thống sân ga và hầm trạm bên dưới. Các hệ thống có ưu điểm là thi công đơn giản, chủ yếu được chống bằng sắt vòm. Tuy nhiên, chiều dài đối với giếng nghiêng lớn do yêu cầu về các thiết bị vận tải trong giếng. Việc khai thác tầng khoáng sản dưới sâu mức -350 khi sử dụng giếng nghiêng có những nhược điểm cơ bản sau: chiều dài đường lò lớn do vậy yêu cầu khai trường phải rộng, chi phí xây dựng tăng do chiều dài đường lò tăng, các thiết bị trục tải phải lớn hơn do vậy tăng chi phí đầu tư ban đầu của mỏ. Do vậy, hiện nay để khai thông mở vỉa khai thác các tầng khoáng sản dưới sâu thì việc sử dụng giếng đứng là tối ưu nhất.

Nghiên cứu giải pháp tiết kiệm năng lượng trong mạng cảm biến không dây

Nghiên cứu giải pháp tiết kiệm năng lượng trong mạng cảm biến không dây

 22:16 18/06/2014

Trong bài báo này, chúng tôi tìm hiểu những vấn đề tồn tại, khó giải quyết của mạng cảm biến không dây như hạn chế năng lượng hoạt động và vấn đề bao phủ vùng, từ đó chúng tôi đề xuất giải pháp phân tán và song song để nâng cao hiệu quả của mạng cảm biến không dây trong thu thập thông tin cũng như tiết kiệm năng lượng hơn và tăng tốc độ truyền tin hơn, xử lý sự kiện nhanh hơn so với các phương pháp được áp dụng trước kia.

Ứng dụng cấu trúc phân tầng trong điều khiển nối lưới cho Tuabin gió sử dụng máy phát điện loại PMSG

Ứng dụng cấu trúc phân tầng trong điều khiển nối lưới cho Tuabin gió sử dụng máy phát điện loại PMSG

 21:45 18/06/2014

Nghiên cứu nguồn năng lượng gió để phát điện có ý nghĩa thiết thực đến việc giảm sự phụ thuộc vào các nguồn nhiên liệu hóa thạch. Để tuabin gió vận hành tối ưu với vận tốc gió nhất định thì hệ thống rotor phải có chức năng tự điều chỉnh theo sự thay đổi của vận tốc và hướng gió. Loại máy phát điện PMSG hoàn toàn đáp ứng được những thay đổi này. Bài báo đã đưa ra được kết quả mô phỏng ứng dụng cấu trúc phân tầng trong điều khiển nối lưới cho tuabin gió sử dụng máy phát điện loại PMSG. Ưu điểm của cấu trúc điều khiển phân tầng là tần số, biên độ và độ lệch điện áp luôn đạt giá trị ổn định. Bên cạnh đó, phương pháp điều khiển theo độ trượt (Droop control method) cũng được sử dụng nhằm duy trì công suất phát tối đa bất chấp tải nối với hệ thống. Hơn nữa, việc giảm sóng hài bậc cao cũng có ý nghĩa lớn trong việc nâng cao chất lượng điện năng.

Nghiên cứu chế tạo và tính chất quang của bột huỳnh quang phát xạ ánh sáng màu đỏ Y2O3 : Eu3+

Nghiên cứu chế tạo và tính chất quang của bột huỳnh quang phát xạ ánh sáng màu đỏ Y2O3 : Eu3+

 04:18 18/06/2014

Bột huỳnh quang phát xạ ánh sáng màu đỏ Y2O3:Eu3+ được tổng hợp thành công bằng phương pháp đồng kết tủa. Kết quả khảo sát bằng phổ nhiễu xạ tia X (XRD) cho thấy khi nhiệt độ nung thêu kết dưới 400 oC trong thời gian 1 giờ trong mẫu tồn tại hai pha Y(OH)3 và Y2O3. Khi nhiệt độ nung thêu kết tăng pha Y2O¬3 tăng dần và kết tinh tốt nhất tại nhiệt độ 1000 oC. Kết quả phân tích phổ huỳnh quang catốt cho thấy một dải phát xạ mạnh trong vùng ánh sáng đỏ từ 570 - 720nm. Đỉnh phát xạ có cường độ mạnh chiếm ưu thế tại bước sóng 612 nm tương ứng sự chuyển dời năng lượng từ mức 5D0 về mức 7F2 của ion Eu3+ trong mạng nền Y2O3. Khảo sát nồng độ Eu3+ pha tạp trong mạng nền Y2O3 cũng cho thấy nồng độ tạp Eu tối ưu là 8%. Các kết quả nhận được cho thấy bột huỳnh quang phát xạ ánh sáng màu đỏ Y2O3: Eu3+ cho khả năng ứng dụng trong các thiết bị hiển thị màu, các thiết bị chiếu sáng chuyên dụng như bột huỳnh quang trong chế tạo đèn cho chiếu sáng nông nghiệp công nghệ cao…

Tính chính quy của nghiệm yếu của hệ phương trình Navier - Stokes

Tính chính quy của nghiệm yếu của hệ phương trình Navier - Stokes

 21:43 17/06/2014

Hệ phương trình Navier-Stokes lần đầu tiên được nghiên cứu vào năm 1822, cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu viết về hệ phương trình Navier - Stokes, tuy nhiên những hiểu biết của ta về hệ phương trình này còn khá khiêm tốn. Muốn hiểu được hiện tượng sóng dập sau đuôi con tàu chạy trên mặt nước hay hiện tượng hỗn loạn của không khí sau đuôi máy bay khi bay trên bầu trời,… chúng ta đều phải tìm cách giải hệ phương trình Navier-Stokes. Trong bài báo này trình bày tính chính quy của nghiệm yếu của hệ Navier-Stokes thông qua các tiêu chuẩn năng lượng. Giả sử là một nghiệm yếu của hệ phương trình Navier-Stokes trong một miền bị chặn của thỏa mãn bất đẳng thức năng lượng mạnh. Khi đó được gọi là chính quy nếu động năng hoặc năng lượng phân tán là liên tục Holder trái, như một hàm của thời gian với số mũ Holder và nửa chuẩn Holder đủ nhỏ.

GRAPHIT - các lĩnh vực sử dụng, tình hình chung về chế biến Graphit trên thế giới và Việt Nam

GRAPHIT - các lĩnh vực sử dụng, tình hình chung về chế biến Graphit trên thế giới và Việt Nam

 19:56 02/03/2014

Hiện nay, nền công nghiệp nước ta trên đà phát triển mạnh, nguyên liệu graphit ngày càng được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Graphit đóng vai trò quan trọng trong y học, xử lý môi trường, công nghệ năng lượng và vận tải. Các ứng dụng mới và đang phát triển như là nguyên liệu sản xuất pin... là các động lực cho tăng trưởng của graphit. Để nâng cao giá trị sử dụng graphit 1 cách có hiệu quả và đáp ứng nhu cầu về chất lượng đối với các ngành công nghiệp khác nhau. Vì vậy việc nghiên cứu, tìm hiểu về công nghệ chế biến graphit trên Thế Giới và Việt Nam là cần thiết.

Phân tích lựa chọn phương pháp hàn đắp khi phục hồi trục khuỷu của động cơ đốt trong

Phân tích lựa chọn phương pháp hàn đắp khi phục hồi trục khuỷu của động cơ đốt trong

 02:26 12/11/2013

Trục khuỷu là một bộ phận trong động cơ đốt trong, có nhiệm vụ biến chuyển động tịnh tiến của piston thành chuyển động quay của trục. Trên trục khuỷu ngoài các cổ chính trùng với tâm quay của trục còn có các bậc trục lệch tâm để lắp với tay biên, gọi là các cổ biên. Trong quá trình làm việc của động cơ đốt trong, trục khuỷu nhận nhiệm vụ nhận lực từ piston tác dụng lên tay biên tạo mô men quay cho trục dẫn ra như trục ly hợp, hộp số, đồng thời tiếp nhận năng lượng tích trữ tại bánh đà tạo thành lực đẩy cho piston lên, xuống thực hiện các chu trình làm việc của động cơ...

Hệ thống phanh tái tạo năng lượng ieloop và công nghệ lốp không hơi sản phẩm mới của ngành công nghiệp ô tô

Hệ thống phanh tái tạo năng lượng ieloop và công nghệ lốp không hơi sản phẩm mới của ngành công nghiệp ô tô

 21:36 20/01/2013

Nếu như trước đây cuộc khủng hoảng năng lượng vào những năm 70 của thế kỷ trước đã là đòn bẩy kích thích mạnh mẽ sự ra đời và phát triển của các công nghệ mới như hệ thống phun xăng điện tử đối với động cơ xăng, hệ thống phun trực tiếp của động cơ diesl cỡ lớn và cỡ nhỏ, điều chỉnh quy luật cung cấp nhiên liệu như: tăng tốc độ phun, tăng áp suất phun, thay đổi quan hệ lưu lượng thời gian theo khuynh hướng kết thúc nhanh quá trình phun để làm giảm nồng độ HC, thay đổi dạng hình học buồng cháy. Thì ngày nay cùng với điều kiện giá dầu thô liên tục tăng cao cùng với các tiêu chuẩn, quy định mới nhất về luật bảo vệ môi trường cũng sẽ là nguồn động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô. Trên thực tế hiện nay, đã áp dụng những hướng công nghệ cải tiến mới nhất chế tạo ô tô theo hướng tiết kiệm năng lượng, ô tô thân thiện với môi trường, nâng cao tính năng an toàn cho người sử dụng. Một trong những sản phẩm mới của các hãng chế tạo ô tô theo xu hướng trên là: hệ thống phanh tái tạo năng lượng và công nghệ lốp không hơi.