Tính liên tục của ánh xạ nghiệm cho bài toán bất đẳng thức tựa biến phân loại Minty

Tính liên tục của ánh xạ nghiệm cho bài toán bất đẳng thức tựa biến phân loại Minty

 23:11 03/09/2018

Trong bài viết này, chúng tôi xét bài toán bất đẳng thức tựa biến phân véctơ yếu phụ thuộc tham số loại Minty. Sau đó, chúng tôi thiết lập các tính nửa liên tục trên, nửa liên tục dưới và liên tục cho ánh xạ nghiệm cho bài toán này. Các kết quả của chúng tôi là cải thiện và mở rộng một số kết quả của Lalitha và Bhatia (2011) [J. Optim. Theory Appl, 148, 281-300].

Định lý điểm bất động của ánh xạ co trong không gian sb - Metric

Định lý điểm bất động của ánh xạ co trong không gian sb - Metric

 02:52 31/01/2018

Trong bài báo trước tôi đã giới thiệu một mở rộng của nguyên lý ánh xạ co Banach bằng cách mở rộng không gian metric thông thường sang không gian metric nón và đã chứng minh một số tính chất về hội tụ, tính liên tục, dãy Cauchy, không gian metric nón đầy đủ, đặc biệt là giới thiệu và chứng minh một số định lý điểm bất động trong không gian này. Bằng cách đó vẫn theo một trong hai hướng sau đây để xây dựng và mở rộng không gian metric và chứng minh các định lý điểm bất động trong không gian này:
(1) Thay thế điều kiện co bởi điều kiện co tổng quát hơn và xây dựng các định lý điểm bất động của ánh xạ.
(2) Thay thế không gian metric đầy đủ (X,d) bởi không gian metric tổng quát hơn.
Trong bài báo này tôi giới thiệu không gian metric, tính chất của sự hội tụ và chứng minh định lý điểm bất động trong không gian này.

Ứng dụng Matlab - Simulink mô phỏng xác định biên độ quá điện áp khi chạm đất 1 pha trong mạch điện trung tính cách ly 6KV

Ứng dụng Matlab - Simulink mô phỏng xác định biên độ quá điện áp khi chạm đất 1 pha trong mạch điện trung tính cách ly 6KV

 21:57 24/05/2017

Sự cố chạm đất một pha trong mạng trung tính 6kV chiếm từ 75% tổng các sự cố và là nguyên nhân chính của hầu hết các vụ tai nạn, tăng khả năng quá điện áp nội bộ, suy giảm cách điện của các thiết bị điện và độ tin cậy cung cấp điện [1].
Lỗi chạm đất một pha trong mạng trung tính cách ly có thể được xem là nhiều và liên tục nhất. Quá trình nhiều và liên tục lỗi chạm đất một pha luôn đi kèm với một dao động tần số cao gây ra quá điện áp trên các phần tử nguần điện. Với sự cố chạm đất một pha còn gây ra hiện tượng quá điện áp.
Bởi vậy việc xây dựng mô hình để đánh giá mức độ quá điện áp đối với từng trường hợp cụ thể của mạng là cần thiết.

Đổi mới phương pháp đánh giá kết  quả học tập các môn lý luận chính trị hiện nay ở trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh

Đổi mới phương pháp đánh giá kết quả học tập các môn lý luận chính trị hiện nay ở trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh

 03:32 03/05/2017

Thực hiện chủ trương của Đảng, đội ngũ cán bộ quản lý và giảng dạy các môn lý luận chính trị của nhà trường đã không ngừng nỗ lực hoàn thành tốt công tác giáo dục? lý luận chính trị của mình. Trên thực tế, chất lượng đội ngũ không ngừng nâng cao, giảng viên lý luận chính trị có trình độ chuyên môn từ thạc sĩ trở lên tăng nhanh, nội dung, chương trình, phương pháp liên tục được đổi mới. Theo đó, đa số sinh viên đã có hứng thú hơn trong học tập các môn lý luận chính trị.
Tuy nhiên, hiệu quả của công tác giảng dạy các môn lý luận chính trị còn hạn chế so với yêu cầu phát triển đất nước, nội dung, chương trình còn nhiều bất cập. Sự đổi mới, cải tiến liên tục kể cả việc giảm tải chương trình từ 5 học phần còn 3 học phần (những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam), tăng thời lượng tự học, seminar, đã mang lại những thay đổi tích cực bước đầu trong giảng dạy và học tập các môn lý luận chính trị; song, để đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới thì nhất thiết cần tiếp tục đổi mới căn bản và toàn diện ở mức độ cao hơn và mang tính chiều sâu. Trong đó, đồng thời với việc đổi mới phương pháp giảng dạy, thì cần thiết phải chú ý đổi mới phương pháp đánh giá kết quả học tập. Quy trình kiểm tra, đánh giá tốt sẽ tạo tác động tích cực tới quá trình dạy và học cũng như thái độ học tập của sinh viên.

Chiều của không gian lồi địa phương

Chiều của không gian lồi địa phương

 03:01 17/04/2017

Lý thuyết các không gian lồi địa phương có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong toán học, đặc biệt trong ngành Giải tích.Như chúng ta đã biết trong không gian lồi địa phương cấu trúc tuyến tính và cấu trúc tôpô tương thích với nhau theo nghĩa, các phép toán đại số liên tục đối với tôpô đã cho. Nhờ đó nhiều tính chất tuyến tính và tôpô liên quan chặt chẽ với nhau, chẳng hạn, một số tính chất tôpô của không gian lồi địa phương phụ thuộc vào chiều của không gian ấy. Vì thế việc nghiên cứu về chiều của các không gian lồi địa phương được nhiều nhà toán học quan tâm, trong số đó có các nhà toán học nổi tiếng như: A.N.Kolmogorov, A.Pelczynski, C.Bessaga, A.Pietsch...
Khi nghiên cứu chiều của một không gian lồi địa phương người ta đã đề xuất ra các khái niệm mới về chiều như: chiều xấp xỉ, chiều đường kính. Chiều đường kính của một không gian lồi địa phương được xây dựng dựa trên khái niệm đường kính của tập bị chặn trong không gian định chuẩn, còn chiều xấp xỉ của không gian lồi địa phương lại được dựa trên khái niệm - dung lượng của tập bị chặn trong không gian định chuẩn.
Trên cơ sở các khái niệm, các định nghĩa và các kết quả của A.Pietsch được đưa vào trong [2] đối với các không gian định chuẩn, bài báo đã xây dựng khái niệm chiều xấp xỉ của không gian lồi địa phương.

99,66% cử tri Quảng Ninh đi bỏ phiếu bầu cử

99,66% cử tri Quảng Ninh đi bỏ phiếu bầu cử

 00:00 23/05/2016

Đến 19h00’, ngày 22/5/2016, tất cả các địa phương, đơn vị trong tỉnh Quảng Ninh đã hoàn thành công tác bỏ phiếu bầu ĐBQH khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2016-2021. Cuộc bầu cử đã diễn ra trong không khí phấn khởi, vui mừng, cử tri nô nức đi bỏ phiếu, công tác tổ chức được thực hiện nghiêm túc, liên tục, an toàn, đúng luật.

Phương pháp khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, học tập bộ môn tiếng Anh tại trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh

Phương pháp khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, học tập bộ môn tiếng Anh tại trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh

 03:07 17/03/2016

Việc ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) đóng vai trò rất quan trọng vào sự thành công của quá trình dạy-học nói chung và Tiếng Anh nói riêng bởi nó đem lại cho người dạy và người học nhiều hứng thú, làm cho bài học trở lên sinh động, hấp dẫn, tăng hiệu quả của việc dạy và học. Vậy làm sao để việc ứng dụng CNTT trở thành việc làm thường xuyên, liên tục của giáo viên và sinh viên? Làm thế nào để áp dụng CNTT sáng tạo, linh hoạt, phù hợp trong giảng dạy nhằm pháy huy mặt tích cực, đồng thời giảm thiểu mặt hạn chế của vấn đề? Đó là nhiệm vụ của mỗi giảng viên, mỗi học viên trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của Nhà trường nói riêng, của ngành giáo dục nói chung, góp phần vào công cuộc xây dựng đổi mới công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.

Đánh giá hiện trạng khai thác hầm lò vùng Quảng Ninh và định hướng áp dụng cơ giới hóa khai thác than vỉa dốc đứng tầm nhìn 2020

Đánh giá hiện trạng khai thác hầm lò vùng Quảng Ninh và định hướng áp dụng cơ giới hóa khai thác than vỉa dốc đứng tầm nhìn 2020

 03:57 19/06/2014

Nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển sản lượng khai thác từ 47,5 triệu tấn năm 2010 lên 74,6 triệu tấn năm 2020 của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, trong đó sản lượng than hầm lò tăng từ 20,4 triệu tấn hiện nay lên 40,6 triệu tấn năm 2015, các Công ty than hầm lò vùng Quảng Ninh đã liên tục đổi mới công nghệ và triển khai áp dụng các tiến bộ khoa học trong nhiều lĩnh vực như: công nghệ khai thác, vận tải, hệ thống kiểm soát khí mỏ và hệ thống định vị, giám sát người trong lò... Ngoài việc áp dụng các tiến bộ khoa học, hầu hết các công ty đã phải mở rộng quy mô sản xuất và huy động nhiều diện vào khai thác, trong đó có các khu vực vỉa dốc, điều này đã đặt ra không ít những khó khăn và thách thức đối với các Công ty than hiện nay và trong những năm tới trong việc lựa chọn công nghệ khai thác phù hợp với điều kiện địa chất khu mỏ.

Tính chính quy của nghiệm yếu của hệ phương trình Navier - Stokes

Tính chính quy của nghiệm yếu của hệ phương trình Navier - Stokes

 21:43 17/06/2014

Hệ phương trình Navier-Stokes lần đầu tiên được nghiên cứu vào năm 1822, cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu viết về hệ phương trình Navier - Stokes, tuy nhiên những hiểu biết của ta về hệ phương trình này còn khá khiêm tốn. Muốn hiểu được hiện tượng sóng dập sau đuôi con tàu chạy trên mặt nước hay hiện tượng hỗn loạn của không khí sau đuôi máy bay khi bay trên bầu trời,… chúng ta đều phải tìm cách giải hệ phương trình Navier-Stokes. Trong bài báo này trình bày tính chính quy của nghiệm yếu của hệ Navier-Stokes thông qua các tiêu chuẩn năng lượng. Giả sử là một nghiệm yếu của hệ phương trình Navier-Stokes trong một miền bị chặn của thỏa mãn bất đẳng thức năng lượng mạnh. Khi đó được gọi là chính quy nếu động năng hoặc năng lượng phân tán là liên tục Holder trái, như một hàm của thời gian với số mũ Holder và nửa chuẩn Holder đủ nhỏ.