Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh

https://qui.edu.vn


Thi đua trong sự nghiệp phát triển Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh

Thi đua trong sự nghiệp phát triển Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh
Cách đây 60 năm, giữa lúc cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc đang cực kỳ khó khăn gian khổ, Bác Hồ của chúng ta đã rất coi trọng thi đua, xem công tác thi đua như một chiếc đòn bẩy để hất tung những tảng đá khó khăn trên con đường thống nhất đất nước.

 Ngày 11/6/1948 Bác Hồ đã khởi xướng phong trào thi đua với Lời kêu gọi thi đua ái quốc. Người kêu gọi nhân dân ta hăng hái thi đua để kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thành công, Người đặt tên cho phong trào thi đua là Thi đua yêu nước.

Bác đã coi thi đua như một phương tiện hiệu quả để phát huy lòng yêu nước, làm cho lòng yêu nước, yêu chế độ xã hội chủ nghĩa được bộc lộ, được thể hiện bằng những hành động cụ thể trong hoạt động lao động sản xuất, chiến đấu hàng ngày của quân và dân cả nước; và một sự ngẫu nhiên là trong phong trào thi đua yêu nước, lòng yêu nước và lòng yêu chế độ xã hội chủ nghĩa đã được thống nhất làm một. Như vậy thi đua đã được Bác Hồ nâng lên một tầm cao tư tưởng mới. Người kêu gọi người người thi đua, ngành ngành thi đua, gắn thi đua với yêu nước, yêu nước với thi đua. Ai cũng có thể tìm thấy mình trong phong trào thi đua yêu nước vì người Việt Nam nào cũng đã mang sẵn trong mình một tình cảm yêu nước sâu sắc như một mạch chảy tiềm tàng và vô cùng mạnh mẽ. Thi đua chính là những biểu hiện rõ ràng nhất, cụ thể nhất của lòng yêu nước và là một tiêu chí để đánh giá lòng yêu nước của mỗi cá nhân. Thi đua là yêu nước “Và những người thi đua là những người yêu nước nhất”.

Từ kháng chiến chống pháp, trong xây dựng miền Bắc và kháng chiến chống Mỹ, chúng ta đã có nhiều phong trào thi đua ý nghĩa trong nhiều mặt công tác. Phong trào thi đua yêu nước phát triển rộng khắp đã đem lại nhiều kết quả to lớn, xuất hiện nhiều tấm gương thi đua yêu nước trong lao động, chiến đấu, học tập, nghiên cứu khoa học,… quyết tâm đánh thắng kẻ thù xâm lược, thực hiện thống nhất non sông về một mối.

Hưởng ứng phong trào “Thi đua yêu nước”, Trường ta đã hăng hái thi đua trong mọi mặt đưa Nhà trường từ một trường Trung cấp thành trường Cao đẳng rồi thành trường Đại học, trường Đại học đầu tiên của tỉnh Quảng Ninh. Trên chặng đường 50 năm xây dựng và phát triển, Nhà trường đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý mà gần đây nhất là Huân chương Độc lập hạng Nhì năm 2007. Có một điều đáng ghi nhận trong những năm qua của cán bộ giáo viên Trường ta là rất hăng hái tham gia phong trào học tập nâng cao trình độ chuyên môn, đặc biệt là học cao học và nghiên cứu sinh; đây là một phong trào cần được chú trọng phát huy nhằm xây dựng đội ngũ giảng viên đảm bảo tiêu chuẩn của một trường đại học mới thành lập. Một số mặt công tác khác như văn hoá, thể thao khi Nhà trường tổ chức hội diễn, hội thao thì cán bộ giáo viên của các đơn vị tham gia rất nhiệt tình trong luyện tập và thi đấu, thể hiện rõ nét tính chất của phong trào thi đua.

Năm nay, năm đầu tiên Nhà trường thực hiện nhiệm vụ của một trường Đại học; đây là một trách nhiệm vẻ vang nhưng cũng là một thách thức lớn. Nền kinh tế đã mở cửa, đã bước vào quá trình hội nhập và sẽ hội nhập sâu hơn, rộng hơn trong “sân chơi” toàn cầu hoá; vì vậy công tác thi đua cần phải được đổi mới cho phù hợp với một trường Đại học trong thời kỳ đổi mới. Những năm gần đây, công tác thi đua trong cả nước nói chung và trong Trường ta nói riêng, phong trào thi đua yêu nước còn bộc lộ nhiều hạn chế; sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền và các đoàn thể đối với công tác thi đua, khen thưởng chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới. Phong trào thi đua phát triển chưa đồng đều, rộng khắp và liên tục, việc khen thưởng nhiều lúc chưa kịp thời, mức độ chính xác chưa cao. Hình thức, nội dung và phương pháp tổ chức thi đua chậm được đổi mới. Việc phát động, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết phong trào thi đua chưa kịp thời, chưa thường xuyên; vai trò của các tổ chức trong công tác thi đua chưa được phát huy mạnh mẽ. Các đơn vị chưa quan tâm đúng mức công tác bồi dưỡng, xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến. Hình thức khen và mức thưởng mang nặng tính hình thức, tượng trưng, chưa thể đóng vai trò là tác nhân kích thích người thi đua và đẩy mạnh phong trào thi đua và càng chưa thể đóng vai trò là động lực thúc đẩy Nhà trường phát triển.Nhằm tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ phong trào thi đua, khen thưởng trong những năm tới, Nhà trường cần phải tập trung thực hiện một số nhiệm vụ chính sau:1. Tiếp tục quán triệt nội dung đổi mới công tác thi đua, khen thưởng theo tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước và Luật thi đua, khen thưởng đã được sửa đổi  bổ sung năm 2005;2. Cần hoàn chỉnh và ban hành sớm Quy chế thi đua, khen thưởng của Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh;3. Triển khai công tác chuẩn bị để tổ chức Đại hội thi đua trường nhằm tổng kết 10 năm phong trào thi đua trong công tác đào tạo bậc Cao đẳng;4. Để có được khen thưởng bậc cao, cần có kế hoạch dài hạn xây dựng điển hình tiên tiến; lập các biện pháp bồi dưỡng điển hình có hệ thống, gắn lợi ích của cá nhân điển hình với lợi ích chung của tập thể;5. Phong trào thi đua trong những năm tới cần phải đạt được yêu cầu thiết thực, thực hiện công khai, dân chủ, kịp thời và đảm bảo tính công bằng, khen thưởng đúng người, đúng việc;6. Đổi mới nội dung, hình thức thi đua theo hướng tổ chức cạnh tranh lành mạnh giữa các cá nhân, giữa các tập thể trong trường; trong cạnh tranh lành mạnh, lợi ích của cá nhân phải gắn liền với lợi ích tập thể và lợi ích của toàn Trường.Mục tiêu của thi đua yêu nước ngày nay là quyết tâm vươn lên nắm bắt những tri thức tiên tiến, vượt qua những bảo thủ, lạc hậu, vượt qua chính mình để tiếp cận những bước phát triển của khoa học-công nghệ thế giới; thực hiện tốt các nhiệm vụ trên, chắc chắn Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh sẽ không ngừng phát triển, theo kịp các trường đại học trong nước và thế giới.